Xã hội nguyên thủy tan rã như thế nào

Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? Tan rã vào khi nào? Là câu hỏi của rất nhiều em học sinh đang thắc mắc. Do vậy, bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các em học sinh giải đáp vấn đề này. Đọc bài viết dưới đây nhé.

>> Xem thêm:

Khái niệm về xã hội nguyên thủy

Xã hội nguyên thủy hay còn gọi là công xã thị lộc là giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển loài người, từ khi trên trái đất có sự xuất hiện của con người đến giai đoạn xã hội nguyên thủy chuyển đổi thành xã hội giai cấp và xuất hiện chế độ của nhà nước.

Việc mô tả về xã hội nguyên thủy được nêu rõ trong khái niệm về “chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy” do Karl Marx và Friedrich Engels. Ngoài ra, các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây đã soạn thảo  trong sách giáo khoa phổ thông từ năm 1950, và hiện vẫn được sử dụng tại Việt Nam.

Xã hội nguyên thủy phát triển, kế thừa lối sống theo bầy đàn của linh trưởng tổ tiên và thể hiện sự gần gũi nhất hiện có giữa 2 loài là linh tinh và bonobo ở Châu Phi.

Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã

Để giải đáp cho câu hỏi vì sao xã hội nguyên thủy tan rã dựa vào những lý do như sau:

  • Bởi vì cuộc sống của người tinh khôi ở thời buổi ban đầu tuy chỉ khá hơn chút so với người tối cổ, nhưng họ cũng chỉ mới biết sử dụng đá để chế tạo những công cụ dùng trong lao động. Công cụ đá, dù đã được cải tiến không ngừng nghỉ nhưng không thể đem lại năng suất cao cho người lao động. Mãi cho đến khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN con người mới bắt đầu phát hiện ra kim loại và sử dụng nó để chế tạo ra những công cụ lao động.
  • Nhờ vào những công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá vùng đất hoang để tăng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá để xây dựng nhà.
  • Ở thời đó, người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm không chỉ đủ nuôi sống chính bản thân mình mà còn dư thừa. Do vậy, một số người có khả năng lao động, hoặc do chiếm đoạt được một phần của cải dư thừa của người khác đã ngày càng giàu có hơn. Đối với những người trong thị tộc thời đó không thể cùng làm chung, hưởng chung.

Chính vì những điều này đã khiến cho xã hội nguyên thủy tan rã, và nhường cho xã hội có giai cấp.

Xã hội nguyên thủy tan rã khi nào?

Xã hội nguyên thủy tan rã vào khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, khi con người bắt đầu phát hiện ra chế tạo kim loại để sử dụng làm công cụ lao động

Hy vọng với những thông tin trên của chúng tôi sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ về xã hội nguyên thủy, vì sao xã hội nguyên thủy tan rã và thời gian ran rã. Nếu như các em học sinh gặp những khó khăn trong thời gian học bài, vướng vào những câu hỏi khó hãy để lại bình luận bên dưới chúng tôi sẽ giúp các em gỡ rối những thắc mắc đó.

Câu trả lời đúng nhất: Xã hội nguyên thủylà giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển của loài người, từ khi cócon ngườixuất hiện trênTrái Đấtđến khi xã hội nguyên thuỷ chuyển đổi thành xã hội giai cấp và xuất hiện chế độnhà nước. Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủychính là do tư hữu xuất hiện, từ đó con người không thể ăn chung, làm chung, xã hội bắt đầu hình thành giai cấp. Kể từ đó, xã hội nguyên thủy tan rã.

Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân tan dã và các bước tiến trong xã hội nguyên thủy như thế nào? Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy

Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủychính là do tư hữu xuất hiện, từ đó con người không thể ăn chung, làm chung, xã hội bắt đầu hình thành giai cấp. Kể từ đó, xã hội nguyên thủy tan rã.

2. Thời gian tan rã của xã hội nguyên thủy

Xã hội nguyên thủy bị tan rãvào khoảngthiên niên kỷ thứ IV TCN. Khi mà con người bắt đầu phát hiện ra kim loại và tìm được cách chế tạo kim loại để sử dụng làm công cụ lao động.

>>> Xem thêm: Nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy

3. Những bước tiến trong lao động và đời sống của người nguyên thủy

a] Bước tiến trong lao động

- Khoảng 6 triệu năm trước đây, xuất hiện một loài vượn cổ đứng và đi bằng 2 chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả...

- Khoảng 4 triệu năm trước đây, Vượn cổ chuyển hóa thành Người tối cổ, từ chỗ sử dụng những mảnh đá có sẵn để làm công cụ, Người tối cổ đã biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc, vừa tay cầm. Như vậy, họ đã bắt đầu biết chế tác công cụ [rìu đá, chặt cây làm gậy để săn thú...].

- Khoảng 4 vạn năm trước Người tối cổ chuyển hóa thành Người tinh khôn hay người hiện đại. Họ biết ghè 2 rìa của một mảnh đá làm cho công cụ gọn và sắc hơn [rìu, dao, nạo...] lấy xương cá, cành cây mài và đẽo nhọn làm lao. Chế tạo cung tên là một thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí.

- Khoảng 1 vạn năm trước, loài người bước vào thời kì đá mới – một cuộc cách mạng. Nhiều công cụ lao động được chế tác với trình độ và lĩ thuật cao hơn trước [mài, khoan, cưa], công cụ có lỗ hoặc nấc để tra cán.

b] Trong đời sống

- Từ hái lượm, săn bắt người nguyên thủy chuyển sang săn bắn và hái lượm.

- Tìm ra lửa và biết giữ lửa để sưởi ấm và nướng chín thức ăn.

- Cùng với sự tiến bộ về công cụ lao động người nguyên thủy biết đến chăn nuôi và trồng trọt.

- Rời hang động, cư trú “nhà cửa” trở nên phổ biến.

- Con người biết làm sạch những tấm da thú để che thân, có khuy cài.

- Làm trang sức, chế tác nhạc cụ.

Những bước chuyển biến trên khiến cho cuộc sống của người nguyên thủy no đủ hơn, đẹp đẽ hơn, vui vẻ hơn và bớt lệ thuộc vào thiên nhiên hơn.

4. Thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện

Tư hữu xuất hiện dẫn tới sự thay đổi lớn trong xã hội nguyên thủy:

- Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ

- Quan hệ gia đình cũng thay đổi theo, gia đình phụ hệ thay gia đình mẫu hệ.

- Thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu – nghèo

- Xã hội thị tộc, bộ lạc bị phá vỡ, con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại có giai cấp có nhà nước.

5. Hình thái ý thức của xã hội nguyên thủy

a. Hình thái ý thức về ngôn ngữ

Hình thái ý thức đầu tiên của loài người có thể nói là ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ sinh ra và phát triển gắn liền với việc tiến hành lao động tập thể. Ngôn ngữ là một công cụ, một phương tiện dùng để giao thiệp, trao đổi tư tưởng nhằm đi đến chỗ hiểu biết nhau.

Tuy vậy, ngôn ngữ của người nguyên thủy chưa phong phú, chưa phức tạp lắm. Những từ căn bản còn nghèo nàn, nhất là những khái niệm trừu tượng thì rất là thiếu. Người ta dùng nhiều tên gọi khác nhau để chỉ những cây, những quả, những con thú, con chim… cụ thể khác nhau. Nhưng người ta thiếu những từ chỉ khái niệm trìu tượng: loài cây, loài quả, loài thú, loài chim… Trong quá trình lao động, do tích lũy được ngày càng nhiều những quan sát, những kinh nghiệm, những hiểu biết mới, tư duy và ngôn ngữ phát triển không ngừng.

Trong xã hội nguyên thủy, do sức sản xuất còn thấp kém, mọi hoạt động của con người đều là những hoạt động tập thể. Người ta cùng chung sản xuất, cùng chung tiêu thụ, đói thì cùng tìm ăn, no thì biết cất giữ thức ăn còn thừa, không ai giành lại một thứ gì của chung là của riêng cả. Cũng chưa nảy sinh một quan niệm gì về quyền tư hữu cả. Ý thức tư tưởng của con người lúc này là ý thức tư tưởng cộng sản chủ nghĩa nguyên thủy.

b. Hình thái ý thức về tôn giáo

Tôn giáo cũng làmột hình thái ý thứcnảy sinh dưới chế độ công xã nguyên thủy, vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ. Ở thời kỳ bầy người nguyên thủy chưa có tôn giáo, những tín ngưỡng tôn giáo tương đối có hệ thống chỉ xuất hiện ở hậu kỳ thời đại đồ đá cũ. Lúc ấy, lao động sản xuất còn ở trình độ rất thấp kém. Con người cảm thấy mình bất lực trước thiên nhiên, sinh lòng mê tín thần linh, ma quỷ. Đó chính là nguồn gốc và cơ sở của tôn giáo.

Thị tộc nguyên thủy nào cũng có một tín ngưỡng tô-tem riêng, tức là một động vật, một thực vật, hay một hiện tượng tự nhiên nào đó, được thị tộc sùng bái, cho là có quan hệ mật thiết với thị tộc, dùng để tượng trưng cho thị tộc, che chở, phù hộ thị tộc, giúp đỡ thị tộc săn bắn, chăn nuôi hay trồng trọt. Thị tộc thường lấy tên tô-tem để đặt tên cho mình. Tín ngưỡng tô-tem phát sinh một mặt là do sự phát triển của sự phân công thành nhiều ngành nghề khác nhau giữa người nguyên thủy, mỗi ngành nghề có một tô-tem riêng, mặt khác là do sự phân chia thành thị tộc và bộ lạc khác nhau, do đó cần dùng tô-tem để phân biệt. Nhưng từ vật tô-tem phát triển thành tín ngưỡng tô-tem, ý thức của người nguyên thủy đã nhuốm màu sắc tôn giáo rồi.

Một hình thái khác nữa của tôn giáo nguyên thủy là sự thờ cùng tổ tiên. Dưới chế độ thị tộc phát triển cao, lòng kính trọng và biết ơn đối với những người già cả hay có công lao với thị tộc đã chết chị, được biểu hiện thành sự sùng bái tổ tiên. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên có thể phù hộ cho con cháu trong thị tộc.

c. Hình thái ý thức về nghệ thuật thời kỳ đồ đá

Nghệ thuật cũng là một hình thái ý thức xã hội nảy sinh ở thời đại nguyên thủy, vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ. Nguồn gốc chung của nghệ thuật nguyên thủy là thực tiễn lao động sản xuất của con người. Nó là hình thức biểu hiện của nhận thức, tình cảm và tư tưởng của con người qua thực tiễn lao động, chứ không phải là hoàn toàn vì mục đích thẩm mỹ, “vì nghệ thuật” mà có sáng tác nghệ thuật. Loài người trong thời nguyên thủy quyết không có cái nhàn hạ để thỏa mãn cái ý muốn thẩm mỹ của mình bằng những biểu tượng nghệ thuật. Nghệ thuật thời đó chỉ là do yêu cầu của đời sống thực tế mà có. Mục đích của nó là nhằm phục vụ sản xuất. Hội họa, điêu khắc, âm nhạc, ca hát, nhảy múa, trang sức,… đều gắn chặt với sinh hoạt tập thể của mọi thành viên trong thị tộc.

Trong xã hội thị tộc, lúc đầu, kinh tế săn bắn còn thịnh, cho nên nghệ thuật ở thời kỳ này đã có những chủ đề rất phong phú về động vật và về những cuộc đấu tranh với động vật như những bức họa trong hang động về bò rừng, voi ma mút, ngựa, hươu, dê rừng,… và về những cảnh đi săn bắn. Những đồ đựng và đồ trang sức bằng đá, gỗ, xương, ngà voi cũng tạo phỏng theo hình dáng của các động vật thời đó. Ngoài ra, người nguyên thủy cũng có tạc tượng bằng ngà voi và sừng, đặc biệt là những tượng phụ nữ, tượng trưng cho sự bảo tồn và phát triển của thị tộc và của giống nòi.

-----------------------

Trên đây là các kiến thức về xã hội nguyên thủy. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

Video liên quan

Chủ Đề