Xác đình và phần tích giá trị biện pháp tu từ đặc sắc trong văn bản bốn ngọn nến

BỐN NGỌN NẾN

Trong một căn phòng lặng thinh, có bốn ngọn nến đang cháy.

Ngọn nến thứ nhất nói:

– Tôi là biểu tượng của hòa bình, thế giới này rất cần tôi.

Ngọn nến thứ hai nói:

– Tôi là biểu tượng của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều cần đến tôi.

Ngọn nến thứ ba lên tiếng:

– Tôi là biểu tượng của tình yêu, hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao nếu không có tình yêu, thế giới thực sự rất cần đến tôi.

Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến. Cậu bé chạy vào ngạc nhiên hỏi:

– Tại sao ba ngọn nến lại tắt?

Cậu bé òa khóc, lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng:

– Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì, tôi chính là hiện thân của hi vọng.

Lúc này, cậu bé không khóc nữa và cầm ngọn nến thứ tư lần lượt thắp sáng cả ba ngọn nến còn lại.

[Những câu chuyện khơi nguồn trí tuệ – Trương Thiết Thành – NXB Văn hóa]

Câu 1 [0.5 điểm]: “Đột nhiên, cánh cửa căn phòng mở tung, một làn gió lùa vào thổi tắt cả ba ngọn nến.” Xác định từ ngữ thuộc thành phần biệt lập trong câu văn trên và gọi tên thành phần biệt lập đó.

Câu 2 [0.5 điểm]: Nếu em là một trong những ngọn nến “trung thành”, “hòa bình”, “tình yêu” em sẽ nói gì với ngọn nến hi vọng sau khi được thắp sáng trở lại?

Câu 3 [1.0 điểm]: Điền tên tầng nghĩa [tường minh, hàm ý] vào mỗi chỗ trống trong mỗi câu văn sau để có nhận xét đúng về ý nghĩa văn bản.

  1. Nghĩa của văn bản là kể chuyện bất trắc xảy ra với bốn ngọn nến và cuối cùng ngọn nến hi vọng đã cứu vãn tình thế.
  2. Nghĩa của văn bản là đề cao vai trò của niềm hi vọng trong cuộc sống.

Câu 4 [1.0 điểm]: Bài học từ câu chuyện trên?

PHẦN TẬP LÀM VĂN [7 điểm]

Câu 1 [2.0 điểm]: “Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì, tôi chính là hiện thân của hi vọng.” Từ lời của ngọn nến thứ tư, em hãy viết một bài văn ngắn bàn về ý nghĩa của niềm hy vọng trong cuộc sống.

Câu 2 [5.0 điểm]: Cảm nhận của em về hai khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ BÀI 25

Phẩn Câu Nội dung Điếm
1. ĐỌC HIỂU 1 Thành phần biệt lập tình thái – Đột nhiên 0.5
2 Học sinh tự trả lời theo hướng tích cực 0.5
3 0.25

0.25

4 Câu chuyện bốn ngọn nến thật sự ý nghĩa, cho ta biết cuộc sống này không có gì là không thể nếu ta có niềm hi vọng và không từ bỏ chính mình. Cuộc sống là một chuỗi những thử thách nếu ta không cố gắng vươn lên mỗi ngày thì sẽ chìm trong tuyệt vọng và cùng nỗi chán chường. Hãy biết quan tâm đến bản thân chính mình, và nếu ta không tự cứu lấy mình khỏi tuyệt vọng thì sẽ chẳng ai khác có thể giúp được ta.

Từ đó ta hãy học cách nuôi dưỡng niềm hi vọng mỗi ngày, dù trong hoàn cảnh nào hãy bình tĩnh và can đảm đối mặt. Hãy dũng cảm lên vì mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Qua đó phê phán những người hèn nhát, và nhu nhược với bản thân mình.

Câu chuyện là một tuyên ngôn vô cùng đúng đắn và thiết thực. Giúp ta tự nhận ra giá trị của niềm hi vọng. Hãy luôn hi vọng về một điều tươi sáng cho dù cuộc sống này của bạn khó khăn thì chỉ cần bạn luôn hi vọng, bạn sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Hãy luôn tin tưởng và hi vọng, vì cuộc đời luôn dành tặng cho bạn những bất ngờ.

0.5
II. TẬP LÀM VĂN 1 “Đừng khóc cậu bé, khi nào tôi còn cháy sáng thì cậu vẫn còn có thể thắp sáng cả ba ngọn nến kia lại. Bởi vì, tôi chính là hiện thân của hi vọng” .Từ lời của ngọn nến thứ tư, em hãy viết một bài văn ngắn bàn về ý nghĩa của niềm hy vọng trong cuộc sống. 3.0
a. Đảm bảo thể thức bài văn 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25
c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết bài văn theo định hướng sau:
  • Có người từng nói, đại ý, cuộc đời đều dành tặng ta thứ gọi là cơ hội, vì đó là ngày mai. Có những người gần như trong cuộc sống đều gặp nhiều khó khăn, kém may mắn, những thử thách luôn luôn rình rập. Và nhiều người ngay từ khi sinh ra đã gặp nhiều bất trắc, nếu lúc đó ta tuyệt vọng, hãy nhớ vẫn còn “ngày mai” nghĩa là đừng bao giờ ngừng hi vọng. Đọc xong câu chuyện “câu chuyện về bốn ngọn nến” ta càng thêm tin tưởng về cuộc sống và không ngừng cố gắng nỗ lực từng ngày.
  • Câu chuyện kể về bốn ngọn nến trong phòng tối, chúng đang cháy và thắp sáng cả căn phòng. Trong đócó ba cây nên đều mang một sứ mệnh riêng và là hiện thân của nhiều điều khác nhau. Ngọn nến thứ nhất tự xưng, mình là hiện thân của hòa bình, nếu có ngọn nến thứ nhất thì thế giới và lòng người sẽ luôn tĩnh tại, an nhiên và không xảy ra những xung đột. Còn ngọn nến thứ hai là hiện thân của lòng trung thành, nhờ có ngọn nến thứ hai, con người sẽ sống với nhau bằng tình cảm chân thành, không có lật lọng và lừa dối. Còn ngọn nến thứ ba là hiện thân của tình yêu. Nhờ có ngọn nến thứ ba cuộc sống sẽ luôn được duy trì bằng tình cảm gắn bó giữa con người với con người, để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Ngọn nến nào cũng chứng minh và thể hiện tầm quan trọng của mình, khi nói rằng “hơn tất cả mọi người đều cần đến tôi”. Nhưng ngày đó khi có một cơn gió thổi đến, lần lượt ba cây nến đều bị tắt đi. Khiến cậu bé òa lên khóc và không hiểu vì sao, ba cây nến có thể tắt khi nó quan trọng như vậy? Cơn gió là minh chứng cho những phong ba bão táp, những khó khăn, bất trắc hiểm nguy, những điều đó thổi đến khiến cho tình yêu, lòng trung thành và hòa bình đều không duy trì được sự sống và dễ dàng bị thổi tắt. Hòa bình rồi cũng có thể có chiến tranh, tình yêu rồi sẽ đến lúc tan vỡ khi ta gặp những thử thách, lòng trung thành cũng sẽ không thể trụ vững với thời gian hoặc vì ta không đủ niềm tin đối mặt với thử thách. Nhưng lúc ấy chú bé không hề biết rằng, trong căn phòng ấy có một cây nến đến bây giờ mới lặng lẽ lên tiếng, cây nến an ủi cậu bé bằng chính sứ mạng của mình, bằng tấm lòng và với những gì cây nến có thể mang lại cho cậu bé. Câu nói của cây nến thứ tý mới thật thấm thía làm sao và gợi cho ta thật nhiều suy nghĩ: “Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại ca ba ngọn nến kia. Bởi vì tôi chính là niềm hy vọng”. Dù những cây nến có bị thôi tắt thì chỉ cần có niềm hi vọng ta sẽ tìm cách vượt qua và thắp sáng lại dù trong khó khăn. Vậy ta mới thấu niềm hi vọng quan trọng như thế nào, và mới biết được giá trị thiết thực của nó. Hình ảnh cuối của câu truyện khi cậu bé “lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hi vọng” thì cũng có nghĩa ba cây nến hiện thân cho ba điều quan trọng sẽ được thắp lên một lần nữa. Vì thế ta có thể hiểu rằng, dù trong một hoàn cảnh khó khăn, bị vùi lấp bởi bóng tối và bất trắc thì chỉ cần người ta nuôi dưỡng niềm hi vọng cho bản thân và không bao giờ từ bỏ một cơ hội nào đến với mình, luôn cố gắng tìm kiếm lối thoát thì tất cả những thứ như hòa bình, tình yêu, lòng trung thành sẽ được duy trì mãi và khó có thể bị khuất phục kể cả khi người ta nghĩ tất cả đã đến bước đường tuyệt vọng
Bài học nhận thức này ta không khó tìm kiếm những tấm gương nổi bật trong chính cuộc sống này ta từ trước đến nay.

– Đưa ra các dẫn chứng trong cuộc sống và trong văn học.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt cầu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp 0.25
2 Cảm nhận của em về hai khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. 5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài: Triển khai được vấn đề.

Kết bài: Khái quát được vấn đề.

0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25
c. Triển khai các vấn đề thành các luận điểm nghị luận: Vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc.

Thí sinh có thể giải quyết theo hướng sau:

  • Tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • Ông đã từng tham gia trong quân ngũ ở binh chủng tăng thiết giáp. Sau này ông từng giữ đến chức vụ Tổng Thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.
  1. Tác phẩm: Viết năm 1977
  2. Nội dung bài thơ

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên đất trời vào cuối hạ đầu thu để rồi từ đó trầm tư suy nghĩ về cuộc sống và con người.

  • Tóm tắt nội dung nghệ thuật khổ thơ đầu
  • Bức tranh mùa thu [khổ thơ thứ hai]
  • Sông dềnh dàng: Bằng nghệ thuật nhân hóa và từ láy dềnh dàng làm dòng sông vào thu như hiện ra trước mắt trải dài mênh mông uốn lượn trên mặt đất. Con nước trôi êm ả không một chút băn khoăn.
  • Hai từ “được lúc” kiến dòng sông trở nên có hồn. Trải qua bao nhiêu sóng gió, chịu bao nhiêu sự thịnh nộ của tiết trời mùa hạ đỏng đảnh giờ mới là lúc dòng sông được yên bình.

=> Một không gian yên bình được hiện ra trong sự êm ả của thiên nhiên đất trời. Phải chăng đó cũng là cảm giác của con người khi bước vào tuổi sang thu và nhìn lại những ngày tháng đã qua.

  • Những đàn chim di cư sẽ bay về phương Nam tránh rét. Cả chiều thu đã sang tới bến sông, vậy thì còn đợi gì nữa mà đàn chim chẳng vội vã bay đi tránh rét.
  • Nghệ thuật đối lập “dềnh dàng” – “ vội vã” đã khắc hoạ thật đậm nét sự chuyển biến của đất trời.

-Từ “bắt đầu”: Đàn chim mới chỉ bắt đầu chứ không phải đang. Thật tinh tế mới có thể cảm nhận được hình ảnh ấy. Bởi sự bắt đầu nó đang còn mang đậm nét duyên dáng, nhẹ nhàng, đang còn ở trạng thái khởi điểm chưa thấm mệt nên trong cái vội vã ấy người đọc vẫn cảm nhận được nét đẹp của thiên nhiên đất trời.

=> Những đám mây bảng lảng giữa từng không của mùa hạ đang nhẹ nhàng trôi về khoảng không của mùa thu.

  • Nghệ thuật ẩn dụ giàu tính ước lệ tượng trưng qua hình ảnh đám mây: Người đọc như cảm nhận sắc trắng của mây mùa hạ và mùa thu mong manh chỉ trong gang tấc, cái trôi lững lờ của mây mùa hạ đã dạt nửa mình sang thu. Sự giao thoa giữa hai mùa chỉ còn ngắn ngủi trong khoảnh khắc. Thu đang đến nhưng ta cảm thấy dường như muốn níu kéo sắc trời của mùa hạ.

=> Cũng như con người khi bước sang tuổi sang thu, ta như tiếc nuối, muốn níu kéo những ngày tháng tuôi thanh xuân đã qua.

Luận điểm 3. Những suy tư của tác giả về cuộc đời và con người [khổ thơ cuối]

  • Nắng: Nắng vẫn còn chứ không phải là tắt hoàn toàn. Nhưng không phải là cái nắng chói chang gay gắt như thiêu như đốt giữa trưa hè mùa hạ mà cái năng mùa thu là cái nắng nhạt, vàng giòn trải dài trên sông, lan tỏa khắp cánh đồng. Có lẽ nắng thu đã gửi lại cho mùa hạ cái oi nồng để e ấp trong mình cái nắng vàng ngọt như rót mật vào lòng người.
  • Mưa: Những cơn mưa lất phất trong sắc trời se se chứ không phải là cơn mưa rào xối xả, dữ dội của mùa hạ. Sấm chớp giờ đây cũng không còn gào thét rạch ngang trời mà cũng bớt dần.
  • Bằng nghệ thuật liệt kê, bức tranh không gian cảnh vật mùa thu được hiện ra thật đặc biệt: nắng, mưa, sấm, chớp cùng với đó là cách nói kín đáo: vẫn còn, vơi dần, bớt đề kể đến sự thiếu hụt.
  • Hình ảnh ẩn dụ nhân hóa độc đáo: hàng cây đứng tuổi”. Hàng cây như chính con người thực thụ khi bước qua tuổi sang thu hơn nửa cuộc đời, khi đã từng trải qua bao nhiêu sóng gió đường trường… ta sẽ lui về góc khuất của cuộc sống để suy nghĩ về những trải nghiệm đã qua. Đồng thời con người cũng sẽ trở nên điềm nhiên hơn trước những biến cố lớn lao ấy.
4.0
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp 0.25
TỔNG ĐIỂM 10

Tags: đề thi vào lớp 10lớp 9ôn thi vào cấp 3

Video liên quan

Chủ Đề