Xác lập tư cách thành viên của công ty hợp danh

Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh [khoản 1, Điều 180, Luật doanh nghiệp 2014]: ... Chấm dứt trong các trường hợp sau đây: ...

CHẤM DỨT TƯ CÁCH THÀNH VIÊN HỢP DANH CỦA CÔNG TY HỢP DANH

Kiến thức của bạn:

     Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của công ty hợp danh

Kiến thức của luật sư:

 Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Luật doanh nghiệp quy định như sau:

Điều 172. Công ty hợp danh

1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a] Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung [sau đây gọi là thành viên hợp danh]. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b] Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c] Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

     1. Các trường hợp chấm dứt [khoản 1, Điều 180, Luật doanh nghiệp 2014]

     Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a] Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;

b] Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

c] Bị khai trừ khỏi công ty;

d] Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

  • Tự nguyện rút vốn khỏi công ty

     Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

  • Do hạn chế năng lực hành vi dân sự

     Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.

  • Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
  • Vi phạm quy định tại Điều 175 của Luật doanh nghiệp 2014;
  • Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác;
  • Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

     2. Hậu quả pháp lý

     Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

     Sau khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.

     Luật Toàn Quốc mong là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email:

     Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!.                                                                                                       

     Liên kết tham khảo:

Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm những tổ chức, cá nhân có góp vốn vào vốn điều lệ của công ty. Mọi tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 18 Luật Doanh Nghiệp 2014 đều có thể là thành viên của công ty.

Có thể hiểu rằng, mọi cá nhân [người Việt Nam, người nước ngoài], pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nước ngoài đều có thể là thành viên công ty TNHH.

Pháp luật hiện hành quy định nhiều cách thức để trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên nếu đảm bảo các điều kiện theo luật định, cụ thể:

1. Xác lập tư cách thành viên bằng việc tham gia thành lập công ty khi làm thủ tục đăng kí doanh nghiệp.

2. Chuyển nhượng phần vốn góp thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên đúng theo thủ tục pháp luật và điều lệ công ty để trở thành thành viên công ty.

3. Thừa kế phần vốn góp của cá nhân đã chết. Nếu thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kết [theo di chúc hoặc theo pháp luật] sẽ là thành viên công ty.

4. Góp vốn vào công ty nếu công ty tăng vốn điều lệ bằng hình thức tiếp nhận vốn góp bên ngoài.

5. Nhận phần vốn góp được thành viên công ty tặng cho để trở thành thành viên công ty. Trong trường hợp này cần lưu ý nếu người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thứ ba thì đương nhiên được thừa nhận là thành viên công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ được xác lập tư cách thành viên nếu HĐTV chấp nhận.

6. Nhận phần vốn góp được thành viên công ty dùng để thanh toán nợ để trở thành thành viên công ty nếu được HĐTV chấp nhận.

Như vậy, bằng những cách thức trên, cá nhân và pháp nhân [đủ điều kiện theo luật định] có thể xác nhận tư cách thành viên của mình trong công ty TNHH hai thành viên trở  lên.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

𝐂𝐎𝐍𝐆 𝐊𝐇𝐀𝐍𝐇 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌
𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: //congkhanhluat.vn/
𝐅𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞: //www.facebook.com/congkhanhlawfirm/

𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0898.200.234

𝐀𝐝𝐝𝐫𝐞𝐬𝐬: 33 Truong Chinh Street, Xuan Phu Ward, Hue City, Thua Thien Hue Province, Vietnam.

Các bài viết cùng chủ đề

Video liên quan

Chủ Đề