Xây dựng nhà tạm trên đất rừng sản xuất

Công trình xây dựng trên đất rừng sản xuất.

Tìm hiểu của PV Báo Đại Đoàn Kết, ngày 8/6/2022, ông Nguyễn Hồng Quân [khu 10, xã Xuân Lũng] bị UBND xã Xuân Lũng lập biên bản và yêu cầu tạm dừng việc xây dựng công trình trên đất rừng sản xuất ở khu 17, xã Xuân Lũng. Tuy nhiên, ngày 28/6, UBND xã Xuân Lũng kiểm tra thực địa, ông Quân vẫn tiếp tục xây dựng công trình tại vị trí trên. “Hiện tại đã dựng xong phần mái tôn, quây tôn xung quanh công trình, tổng diện tích 1.920m2. Ngoài ra, ông Quân còn xây 1 nhà tạm trên diện tích đất lúa diện tích 320m2, phần nền đổ bê tông làm lối đi với diện tích 644m2” - biên bản ngày 28/6 của UBND xã Xuân Lũng ghi.

Ngày 7/7, UBND xã Xuân Lũng có tờ trình số 111/TTr-UBND gửi UBND huyện Lâm Thao về việc đề nghị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với ông Nguyễn Hồng Quân. Theo đó, UBND xã Xuân Lũng đề xuất áp dụng hình thức xử phạt ông Nguyễn Hồng Quân với số tiền 30 triệu đồng. Đồng thời yêu cầu ông Quân tháo dỡ công trình đang vi phạm, khôi phục lại hiện trạng ban đầu.

Đến ngày 27/7, UBND huyện Lâm Thao có biên bản số 01/BB-XM xác minh tình tiết vụ việc vi phạm hành chính. Biên bản nêu rõ, ông Nguyễn Hồng Quân đã xây dựng, đổ bê tông và lợp mái tôn trên diện tích 1.920m2 trên đất rừng trồng khi chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định tại điểm c và d, khoản 1, Điều 57 Luật đất đai.

Với vi phạm trên, ngày 28/7, UBND huyện Lâm Thao ra Quyết định số 4181/QĐ-XPVPHC, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, xử phạt hành chính ông Nguyễn Hồng Quân vì hành vi sử dụng đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép với số tiền 22,5 triệu đồng. Ngoài ra, buộc ông Nguyễn Hồng Quân phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục là 15 ngày.

Ngày 3/8, UBND xã Xuân Lũng tiếp tục có biên bản kiểm tra việc vi phạm trên. Tại thời điểm kiểm tra, ông Nguyễn Hồng Quân chưa nộp tiền phạt, chưa thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Mặt khác, tại thời điểm kiểm tra ông Quân đang tổ chức đổ bê tông tại vị trí vi phạm cũ nên UBND xã Xuân Lũng yêu cầu tạm dừng việc làm trên.

Giữa tháng 9, PV Báo Đại Đoàn Kết có mặt tại địa điểm trên thì thấy một vạt đồi rộng lớn đã được san gạt, trên đó mọc lên công trình rộng cả nghìn m2 chưa được tháo dỡ. Nhiều người dân sống cạnh công trình không khỏi bức xúc khi vi phạm rõ ràng như vậy nhưng không được xử lý dứt điểm; đồng thời phản ánh gần điểm vi phạm này còn hàng nghìn m2 đất nông nghiệp cũng bị một số gia đình san gạt, xây dựng trại lợn quy mô lớn.

  1. Cenhomes.vn
  2. Tin tức
  3. Đất rừng sản xuất là gì? Xây nhà, chuyển nhượng & Thế chấp

Đất rừng được nhà nước quản lý và giao cho các cá nhân, tổ chức với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó, đất rừng sản xuất có những đặc điểm và quy định mà người nắm quyền sở hữu cần phải biết như sau.

Đất rừng sản xuất là gì?

Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Theo quy định của Pháp Luật, đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật đất đai 2013. Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên cần tuân thủ các quy định sử dụng của loại đất này.

Ảnh minh họa

Phân loại đất rừng sản xuất

Rừng sản xuất được phân loại theo 2 đối tượng:

  1. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
  2. Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.Quy định sử dụng đất rừng sản xuất

Đối với đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sẽ có quy định như sau:

Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

...

2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;”

Như vậy có nghĩa đối với loại đất này, nhà nước sẽ giao quyền sử dụng và không thu tiền. Ngoài ra quy định tại điều 135. Đất rừng sản xuất của Luật Đất đai 2013 có ghi rõ:

“1. Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:

a] Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;

b] Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;

c] Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.

4. Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.”

Ngoài ra đất rừng sản xuất chỉ được giao tối đa cho mỗi hộ gia đình không được vượt quá 30 ha. Trong những trường hợp được giao thêm thì sẽ không vượt quá 25 ha. Loại đất rừng sản xuất thuộc đất giao lại từ nhà nước có thời gian ổn định lâu dài.

Những quy định về đất rừng sản xuất

1. Đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không?

Điều kiện chuyển nhượng đất rừng sản xuất:

  1. Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  2. Đất không có tranh chấp.
  3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
  4. Trong thời hạn sử dụng đất.
  5. Không quá 150 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng.
  6. Không quá 300 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

2. Đất rừng sản xuất có được xây dựng nhà không?

Theo quy định của nhà nước, để chuyển mục đích sử dụng đất [cụ thể là xây nhà] thì bạn phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cụ thể như sau:

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất ở:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [sổ đỏ].

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp không đầy đủ giấy tờ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh theo đúng quy định.

Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành xác nhận thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu trong trường hợp được phép chuyển thì sẽ tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất và yêu cầu đóng phí. Thời gian thực hiện từ 15 ngày. Nếu là khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa khoảng 25 ngày.

3. Đất rừng sản xuất có sổ xanh [sổ đỏ] không?

Ảnh minh họa

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng sản xuất cấp cho người sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất rừng sản xuất muốn được cấp sổ xanh [sổ đỏ] thì cần phải đảm bảo các điều kiện theo quy định, làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất và đóng các khoản phí và lệ phí:

  1. Lệ phí địa chính: Theo từng địa phương phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội
  2. Tiền sử dụng đất: Tùy trường hợp sẽ xem xét mức nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định 45/2014/NĐ-CP.
  3. Lệ phí trước bạ: Mức thu lệ phí trước bạ bằng giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh ban hành [đồng] nhân với mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ [đối với nhà, đất là 0.5%].
  4. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính: Không quá 1.500 đồng/m².
  5. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất: Không quá 7.500.000 đồng/hồ sơ.

4. Đất rừng sản xuất có được thế chấp không?

Đất rừng sản xuất nếu là tài sản hợp pháp và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hoàn toàn có thể thế chấp trong điều kiện không vượt quá 300 ha.

Trên đây là những thông tin về đất rừng sản xuất mà bạn cần biết. Hãy nắm rõ những đặc điểm và điều kiện của đất và có biện pháp sử dụng đất phù hợp với quy định của nhà nước nhé. Chúc bạn thành công!

Tin tức mới nhất

  • Muốn mua nhà đợt cuối năm, khách hàng đang gặp phải vấn đề gì?

  • Phong cách sống thời Gen Z – Làm để sống chứ không sống để làm

  • Vì sao Cenhomes.vn trở thành công cụ tra giá nhà đất online hàng đầu hiện nay

  • Chính xác - nhanh gọn - miễn phí như tra cứu giá nhà đất trên Cenhomes.vn

  • Thi công đúng tiến độ, Khai Sơn City hút khách mua

Chủ Đề