Xếp lương theo vị trí việc làm năm 2023

Ngày 21/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương với công chức. Tinh thần của Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương tiến tới Nhà nước sẽ trả lương cho công chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thông qua việc xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Đây cũng là quan điểm chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP trong năm 2021:

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.

Tinh thần là tiền lương của công chức sẽ được tính theo vị trí việc làm bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới gồm: Một bảng lương chức vụ với công chức giữ chức vụ lãnh đạo: Thể hiện được thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ nào thì hưởng lương của chức vụ đó; giữ nhiều chức vụ thì hưởng mức lương cao nhất; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới…; Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức: Công việc cùng mức độ phức tạp thì lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn thì được phụ cấp theo nghề; bổ nhiệm vào ngạch công chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức...

Thay vì cách tính lương công chức như hiện nay, khi cải cách tiền lương được thực hiện, cách tính lương cũng sẽ có sự thay đổi. Theo đó, tiền lương sẽ được tính dựa trên số tiền cụ thể căn cứ vào vị trí việc làm của từng công chức.

Về khái niệm vị trí việc làm có thể tham khảo tại khoản 1 Điều 7 Luật Viên chức 2010 như sau:

Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó việc cải cách xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm được hiểu là mỗi ngành sẽ có một số vị trí việc làm; mỗi vị trí việc làm có mức lương riêng cụ thể theo mức độ phức tạp của công việc, không còn quy định chung giữa mọi ngành như hiện này.

Ngày 22/10, tại phiên thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 trong khuôn khổ kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà [đại biểu Quốc hội Đoàn Yên Bái] cho biết, đây là thời điểm thích hợp để tăng lương cơ sở và nếu thuận lợi, đến năm 2024 có thể triển khai cải cách chính sách tiền lương.

Khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, phụ cấp khu vực đối với cán bộ, công viên chức cũng sẽ được tăng lên. Vậy ai được hưởng phụ cấp này, và phụ cấp khu vực 2023 đối với cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu?

1. Đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực

Mục I Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT đã quy định rõ đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp khu vực gồm:

- Cán bộ, công chức [bao gồm cả công chức dự bị], viên chức, người đang trong thời gian tập sự, thử  việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

- Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã/phường/thị trấn.

- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế Nhà nước, hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.

- Những người làm việc trong các công ty Nhà nước, gồm:

+ Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát.

+ Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng [không kể các đối tượng làm việc theo hợp đồng].

+ Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 44/2003 của Chính phủ

- Người nghỉ hưu, nghỉ việc do mất sức lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương.

- Thương binh [gồm cả thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh], bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

2. Phụ cấp khu vực năm 2023 đối với cán bộ, công chức, viên chức

Theo quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5;  0,7 và 1,0 so với mức lương cơ sở]. Mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.

Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng [tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành] từ ngày 01/7/2023.

Như vậy, với sự thay đổi trên, mức phụ cấp khu vực đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ ngày 01/7/2023,

Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:

Mức tiền phụ cấp khu vực

=

Hệ số phụ cấp khu vực

x

Mức lương tối thiểu chung

2.1. Mức phụ cấp khu vực 2023 đối với cán bộ, công viên chức

Mức

Hệ số

Mức tiền phụ cấp khu vực
từ 01/01/2023 - 30/6/2023

Mức tiền phụ cấp khu vực
từ 01/07/2023 - 31/12/2023

1

0,1

149.000 đồng

180.000 đồng

2

0,2

298.000 đồng

360.000 đồng

3

0,3

447.000 đồng

540.000 đồng

4

0,4

596.000 đồng

720.000 đồng

5

0,5

745.000 đồng

900.000 đồng

6

0,7

1.043.000 đồng

1.260.000 đồng

7

1,0

1.490.000 đồng

1.800.000 đồng

2.2. Mức phụ cấp khu vực 2023 đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ

[thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân]

Mức tiền phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì theo công thức sau:

Mức tiền phụ cấp khu vực

=

Hệ số phụ cấp khu vực

x

Mức lương tối thiểu chung

x 0,4

Mức

Hệ số phụ cấp khu vực

Mức tiền phụ cấp khu vực
từ 01/01/2023 - 30/6/2023

Mức tiền phụ cấp khu vực
từ 01/07/2023 - 31/12/2023

1

0,1

59.600 đồng

72.000 đồng

2

0,2

119.200 đồng

144.000 đồng

3

0,3

178.800 đồng

216.000 đồng

4

0,4

238.400 đồng

288.000 đồng

5

0,5

298.000 đồng

360.000 đồng

6

0,7

417.200 đồng

504.000 đồng

7

1,0

596.000 đồng

720.000 đồng

3. Cách tính trả phụ cấp khu vực

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Mục II Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT thì phụ cấp khu vực được tính trả như sau:

- Phụ cấp khu vực được xác định và tính trả theo nơi làm việc đối với người đang làm việc; được xác định, tính toán, chi trả theo nơi đăng ký thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp thay lương đối với người nghỉ hưu và người hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định.

- Phụ cấp khu vực sẽ được trả cùng kỳ lương, phụ cấp hoặc trợ cấp hàng tháng.

- Nếu đi công tác, đi học, điều trị, điều dưỡng có thời hạn từ 01 tháng trở lên thì hưởng phụ cấp khu vực theo mức quy định ở nơi công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng kể từ ngày đến nơi mới.

Nếu nơi mới đến không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực ở nơi trước khi đi.

Trên đây là thông tin liên quan đến phụ cấp khu vực năm 2023, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Chủ Đề