Xu hướng phát triển của Tân Việt cách mạng đảng

Xu hướng phát triển cuối cùng của Tân Việt cách mạng đảng ở Việt Nam là

A. thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.

B. thành lập An Nam Cộng sản đảng

C. thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án chính xác

D. thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Xem lời giải

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Ngày 14 tháng 7 năm 1925, một số tù chính trị cũ ở Trung kỳ như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên,... một số giáo viên như Trần Mộng Bạch, Trần Phú, Hà Huy Tập... và một số nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội như Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai... đã lập ra Hội Phục Việt [còn được gọi là Đảng Phục Việt[1]] sau đổi tên thành Hội Hưng Nam. Đến năm 1926 đổi thành Việt Nam Cách mệnh Đảng. Đến tháng 7 năm 1927 lại đổi thành Việt Nam Cách mệnh Đồng chí Hội. Hội đã nhiều lần họp bàn với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhưng thất bại. Ngày 14 tháng 7 năm 1928, Hội họp đại hội tại Huế quyết định lấy tên là Tân Việt Cách mệnh Đảng.

Chủ trương của hội là lãnh đạo quần chúng trong nước, và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới nhằm "Đánh đổ đế quốc, xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái...". Lực lượng chủ yếu là các trí thức,thanh niên tiểu tư sản yêu nước. Hội hoạt động chủ yếu ở phạm vi các tỉnh Trung kỳ.

Hoạt động của hội Phục Việt ở Trung và Bắc KỳSửa đổi

Năm 1928 Việt Nam Quốc dân Đảng cử Hoàng Văn Tùng liên lạc với Đảng Tân Việt trong khi Nguyễn Ngọc Sơn và Lê Văn Phúc thương thảo với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên hầu tìm cách thống nhất tất cả các phần tử chống thực dân Pháp nhưng không đạt được sự đồng thuận nên ba nhóm này tiếp tục con đường riêng.[2]

Sang năm sau, 1929 thì Lê Văn Huân thuộc Đảng Tân Việt bị nhà chức trách Pháp bắt giam. Trong khi trong ngục, ông tuyệt thực rồi mổ bụng tự sát. Phó đảng trưởng là Lê Đình Kiên cũng bị bắt đến năm 1933 mới phóng thích.

Những nhân vật khác có chân trong Đảng là Nguyễn Hiệt Chi, Trần Hoành, Lê Đại,[3] Đào Duy Anh,[4] và Tôn Quang Phiệt, Hoàng trần Liễn. Tôn Quang Phiệt từng đóng góp nhiều bài luận đăng trên báo Nam Phong kêu gọi tuổi trẻ Việt đoàn kết, kỷ luật và hành động để tìm công lý cho dân tộc.[5]

Đảng Tân Việt hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh nên các đảng viên Đảng Tân Việt chịu ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc, tác phẩm Đường Kách Mệnh được coi như kim chỉ nam của hội viên Đảng Tân Việt. Một số đảng viên trẻ gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số đảng viên còn lại thì ở lại tích cực chuẩn bị thành lập một chính đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin, còn một số khác thì chủ trương thành lập Liên đoàn Quốc gia.

Tân Việt cách mạng Đảng [7 - 1928]

Mục 1

1. Sự ra đời:

- Tiền thân là Hội Phục Việt do nhóm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và một số từ chính trị ở Bắc Kì lập ra.

- Sau nhiều lần đổi tên lấy tên, đến tháng 7 - 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.

Mục 2, 3

2. Thành phần, địa bàn hoạt động:

- Thành phần: tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên tư sản yêu nước.

- Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

3. Hoạt động chủ yếu:

- Lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin có ảnh hưởng lớn, lôi cuốn nhiều đảng viên trẻ đi theo.

- Nội bộ Tân Việt diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng: vô sản và tư sản.

- Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập một chính đảng kiểu mới.

ND chính

Những nét chính về Tân Việt cách mạng Đảng [7 - 1928]: sự ra đời; thành phần; địa bàn hoạt động và những hoạt động chủ yếu.

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duyTân Việt cách mạng Đảng [7 - 1928]

Loigiaihay.com

  • Việt Nam quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái [1930]

    Tóm tắt mục III. Việt Nam quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái [1930]

  • Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

    Tóm tắt mục IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

  • Lý thuyết Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

    Lý thuyết Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

  • Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh học nghề trong những năm 1926-1927 đã có những điểm mới nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 65 SGK Lịch sử 9

  • Tân Việt Cách mạng đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 65 SGK Lịch sử 9. Tân Việt Cách mạng đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào?

Khuynh hướng đấu tranh của Tân việt cách mạng đảng

Tân Việt cách mạng Đảng được ra đời vào những năm 20 của thế kỷ XX, là tiền thân của phong trào Phục Việt. Tên gọi này được chính thức thành lập vào tháng 7 – 1928. Được ra đời trong hoàn cảnh Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh. Những lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin đã có ảnh hưởng mạnh mẽ, cuốn hút nhiều đảng viên có ý chí tiến bộ đi theo.

Trong đảng Tân Việt đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai khuynh hướng tư tưởng vô sản và tư sản. Khuynh hướng vô sản đã chiến thắng với nhiều đảng viên của đảng Tân Việt đã chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Chuẩn bị cho sự thành lập của một kiểu đảng mới theo chủ nghĩa Mác- Lênin.

Trả lời câu hỏi Sử 9 Bài 17 trang 65

[trang 65 sgk Lịch Sử 9]:-Phong trào đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh học nghề trong những năm 1926-1927 đã có những điểm mới nào?

Trả lời:

- Phong trào đã mang tính thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu có sự liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.

- Các phong trào đã phát triển thành một làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tạo điều kiện cho các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời.

[trang 65 sgk Lịch Sử 9]:-Tân Việt Cách mạng đảng đã phân hóa trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

- Tân Việt Cách mạng đảng tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước. Hạt nhân thành lập là nhóm sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và tù chính trị ở Trung Kì đã thành lập Hội Phục Việt.

- Sau nhiều lần đổi tên, cuối cùng quyết định lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng [7-1928]. Đây là một tổ chức yêu nước, lúc đầu chưa có lập trường giai cấp rõ rệt. Song nhờ sự hoạt động mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, lí luận và tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin có ảnh hưởng to lớn, lôi cuốn nhiều đảng viên tiến bộ đi theo. Vì vậy, nội bộ Tân Việt Cách mạng đảng đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai khuynh hướng tư tưởng vô sản và tư sản.

- Cuối cùng, khuynh hướng cách mạng theo quan điểm vô sản đã thắng thế, nhiều đảng viên của Tân Việt Cách mạng đảng đã chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sự thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác Lê-nin.

[trang 67 sgk Lịch Sử 9]:-Khởi nghĩa Yên Bái thất bại nhanh chóng vì những nguyên nhân nào?

Trả lời:

- Thực dân Pháp còn mạnh, bản thân Việt Nam Quốc dân đảng còn non kém về nhiều mặt.

- Tổ chức chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo.

- Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa có sự chuẩn bị kĩ, còn bị động.

- Sự lãnh đạo của Đảng còn non kém, thiếu kinh nghiệm.

[trang 68 sgk Lịch Sử 9]:-Tại sao một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiền ở Việt Nam?

Trả lời:

- Họ nhận thức được tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn phù hợp trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta cuối năm 1928 - đầu năm 1929, đặc biệt là phong trào công nhân theo con đường cách mạng vô sản, đặt ra yêu cầu cần phải thành lập một đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào.

- Tháng 3-1929, những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc kì đã chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại số nhà 5D phố Hàm Long [Hà Nội].

Câu 1 [trang 68 sgk Sử 9]:Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?

Lời giải:

- Cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ mà đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh mẽ theo con đường vô sản => phải thành lập 1 tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong trào.

- Do quan điểm khác nhau trong chủ trương thành lập đảng cộng sản nên đã có liên tiếp 3 tổ chức cộng sản ra đời:

+ Ở Bắc Kỳ: những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã thành lập Đông Dương Cộng Sản đảng [17-6-1929]. Tổ chức đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng nên được đông đảo nhân dân ủng hộ.

+ Các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng [7-1929 tại Hương Cảng -Trung Quốc].

+ Ở trung Kỳ : sự ra đời của 2 tổ chức cộng sản kia đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng đảng.Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên cũng tách ra thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn [9-1929].

Bài tập Sách bài tập

Bài tập 1 trang 57 VBT Lịch Sử 9:

Lời giải:

a.Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý chỉ đây là cuộc đấu tranh phong trào cách mạng 1926 – 1927.

xBãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định và Hải Phòng.
xBãi công của công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, Phú Riềng và đồn điền cà phê Ray-na.
xBãi công của công nhân nhà máy cư Bến Thủy và nhà máy xe lửa Trường Thi [Vinh].
xBãi công của công nhân nhà máy Ba Son [sài Gòn]

b.Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý biểu hiện trình độ giác ngộ của công nhân đã được nâng lên rõ rệt.

A.Các cuộc bải công của công nhân đều mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết đấu tranh giữa nhiều ngành, nhiều địa phương.

Bài tập 2 trang 58 VBT Lịch Sử 9:

Lời giải:

a.Hãy hoàn thiện sơ đồ dưới đây để biểu thị bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam.

b.Hãy hoàn thiện sơ đồ dưới đây để nói về sự hình thành của Hội Phục việt.

Bài tập 3 trang 58 VBT Lịch Sử 9:

Lời giải:

a.Hội Phục Việt qua nhiều lần đổi tên cuối cùng quyết định lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng, đúng hay sai? Hãy đánh dấu X vào ô trống dưới đây

xĐúng
Sai

b.Tân Việt cách mạng Đảng bao gồm những thành phần nào dưới đây? Hãy đánh dấu X vào ô trống bên dưới ý em chọn

xTrí thức trẻ
xThanh niên tiểu tư sản yêu nước
Công nhân lao động

Bài tập 4 trang 58-59 VBT Lịch Sử 9:

Lời giải:

a.Tân Việt cách mạng Đảng ra đời và hoạt động trong những điều kiện nào dưới đây? Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý em chọn.

xRa đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phát triển mạnh.
xLý luận và tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin có ảnh hưởng lớn, cuốn hút nhiều Đảng viên trẻ, tiên tiến của Tân Việt đi theo.

b.Nội bộ Tân Việt đã diễn ra cuộc đấu tranh như thế nào? cuối cùng, xu hướng nào chiếm ưu thế?

- Nội bộ Đảng Tân Việt diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng: vô sản và tư sản.

- Cuối cùng, xu hướng cách mạng theo khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế.

Video liên quan

Chủ Đề