Xúc tiến xuất khẩu là gì

  • Trang chủ
  • Chi tiết tin tức

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại.

Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm các hoạt động như: Khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, hội chợ, triển lãm thương mại, ... Hoạt động xúc tiến thương mại luôn giữ một vị trí quan trong trong hoạt động xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và trở thành đòn bẩy hữu hiệu giúp các doanh nghiệp tìm được đầu ra cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và mở rộng thị trường.

Xác định vai trò quan trọng của công tác xúc tiến thương mại đối với nền kinh tế tỉnh nhà, Trung tâm Khuyến Công Xúc tiến Thương mại và Tư vấn Công nghiệp tỉnh đã luôn quan tâm triển khai nhiều hoạt động Xúc tiến thương mại, tập trung thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Trong thời gian qua công tác Xúc tiến Thương mại đã triển khai nhiều hoạt động như: Đưa hàng Việt về nông thôn; tổ chức phiên chợ bán hàng Việt về khu vực biên giới; tham gia Hội chợ, Hội nghị kết nối giao thương, đưa hàng hoá vào siêu thị, trung tâm Thương mại; đóng tủ trưng bày sản phẩm; tổ chức tập huấn,

Thông qua các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, phiên chợ bán hàng Việt về khu vực biên giới người dân ở những nơi vùng sâu, vùng xa đã có điều kiện được tiếp cận với hàng hóa có chất lượng, giá cả hợp lý do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Đồng thời, các doanh nghiệp có cơ hội khảo sát nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, tìm kiếm thị trường, mở chi nhánh, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh. Đó còn là cơ hội để xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt, tôn vinh thương hiệu Việt của các doanh nghiệp, gắn kết doanh nghiệp với thị trường nông thôn, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có giá cạnh tranh với so với hàng ngoại, góp phần loại bỏ hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng đang bày bán ở thị trường nông thôn, miền núi, vùng cao.

Qua việc tham gia hội chợ, kết nối giao thương đã giới thiệu, quảng bá sản phẩm địa phương đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trên cả nước. Kết quả đã có nhiều doanh nghiệp trong tỉnh tham gia và ký kết nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tại các trung tâm thương mại, siêu thị trong cả nước.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động Xúc tiến Thương mại, trong thời gian tới cần các giải pháp sau:

1. Tăng cường công tác thông tinxúc tiến thương mại: Tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các chính sách mới của nhà nước và của tỉnh đến nhân dân và các thành phần kinh tế kinh doanh thương mại trên địa bàn;Hỗ trợ các tổ chức, đơnvị, cá nhân liên quan trong việc kết nối, trao đổi, khai thác thông tin xúc tiến thương mại. Quảng bá hình ảnh các mặt hàng, sản phẩm của tỉnh, chỉ dẫn địa lý của tỉnh ra thị trường nước ngoài; Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ trong tỉnh đến người tiêu dùng trong nước thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác.

2. Nâng cao chất lượng nguồn nhânlực thực hiện công tác thông tin xúc tiến thương mại: Tổ chức, tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng thông tin xúc tiến thương mại cho cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để đáp ứng yêu cầu thực tế.

3. Nâng cao chất lượng tham gia Hội chợ: Tham gia hội chợ, triển lãm và hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia những hội chợ, triển lãm để quảng bá các sản phẩm đặc trưng của tỉnh tại các hội chợ, triển lãm trong nước và ngoài nước với những phương án thiết kế và trang trí gian hàng sao cho tạo nên một không gian đẹp, mang bản sắc riêng, gợi lên trong tiềm thức khách hàng về hình ảnh một đơn vị giàu tiềm năng hợp tác phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, công tác truyền thông, quảng bá tại hội chợ phải được đầu tư một cách bài bản và chuyên nghiệp. Yêu cầu các doanh nghiệp cần có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo từ khâu sản phẩm mẫu trưng bày, thông tin giới thiệu; đặc biệt là khâu chuẩn bị nhân sự tham gia hội chợ.

4. Nâng cao chất lượng tổ chức phiên chợ bán hàng Việt đến các huyện biên giới của tỉnh: Lựa chọn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm Việt có uy tín; hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, còn hạn sử dụng; trang trí gian hàng và tham gia đúng thời hạn.

5. Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn: Phối hợp với phòng Kinh tế hạ tầng, Ủy ban MTTQVN các huyện, UBND các xã lựa chọn địa điểm và thời gian tổ chức hợp lý để bà con nhân dân có điều kiện mua sắm và doanh nghiệp có doanh thu. Có như vậy Chương trình mới mang lại hiệu quả.

6. Tổ chức hội nghị kết nối giao thương và tham gia hội nghị kết nối giao thương của các tỉnh: Mỗi năm lựa chọn tham gia kết nối giao thương tại các tỉnh khác nhau để doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác, nhà phân phối, đại lý trên toàn quốc.

7. Hàng năm nên tổ chức thêm các hoạt động như: Tổ chức hội nghị giao dịch thương mại và đưa hàng vào Khu kinh tế cửa khẩu, đưa hàng hoá vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại; Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý; Xây dựng ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp, đĩa,...

8. Trang bị máy móc, thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tính chuyên nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Như Mơ_TTKC XTTM & TVCN

Video liên quan

Chủ Đề