Ý nghĩa của ngày đại đoàn kết toàn dân tộc

  • Thủ tướng: Phải học thật, thi thật, nhân tài thật

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, mục đích của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là nhằm xây dựng, củng cố và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường sức mạnh của khối Đại đoàn kết dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới.

Ý nghĩa của ngày đại đoàn kết toàn dân tộc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân thôn 5, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức. Ảnh: TTXVN

Kết quả của Ngày hội sẽ đem lại những giá trị tinh thần, làm giàu thêm ý chí cách mạng, tôn vinh sức mạnh cộng đồng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội từ mỗi thôn, bản, làng, tổ dân phố, cụm dân cư... trong cả nước.

Tổng Bí thư nêu rõ: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm nay càng có ý nghĩa đặc biệt hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chung sức, đồng lòng vừa phòng, chống đại dịch COVID-19, với quyết tâm “chống dịch như chống giặc”, vừa tích cực, khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Yên Sở đã đạt được. Thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng lòng, dốc sức phấn đấu của nhân dân, cuối năm 2013 xã Yên Sở đã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới và được đánh giá là 1/50 xã tiêu biểu của thành phố; được Trung ương đánh giá là 1/27 xã tiêu biểu toàn quốc.

Xã Yên Sở được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua “Đã hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước của TP. Hà Nội năm 2019”. Đảng bộ xã nhiều năm liên tục được công nhận là “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” và xã Yên Sở được UBND TP. Hà Nội công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, năm 2020.

Ý nghĩa của ngày đại đoàn kết toàn dân tộc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương những thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Yên Sở đã đạt được. Ảnh: TTXVN

Trong 9 tháng đầu năm 2021, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tổng thu nhập của địa phương vẫn ước đạt hơn 500 tỷ đồng; thu nhập bình quân năm 2021 ước đạt 68 triệu đồng/người/năm, cao hơn mức bình quân chung của toàn thành phố.

Trong hơn 20 năm qua, Quy ước Làng cũng đã phát huy tác dụng rất tốt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, hưởng ứng. Kết quả, toàn xã đã có 95,3% số hộ đạt gia đình văn hóa, 9/9 thôn đạt danh hiệu “Thôn văn hóa”. Xã không còn hộ nghèo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vui mừng nhận thấy, cán bộ và nhân dân thôn 5 đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế với nhiều ngành nghề, chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập, kinh tế hộ gia đình, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, an sinh xã hội. Nhiều gia đình xây nhà mới, khang trang, sạch đẹp. Hiện nay, thôn 5 có 320 hộ gia đình với gần 1.300 nhân khẩu, cả thôn chỉ còn 5 hộ cận nghèo và không còn hộ nghèo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không được chủ quan, thỏa mãn. Trong thời gian tới, các cấp lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức và cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể của xã Yên Sở nói chung, thôn 5 nói riêng, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành tựu mới đã đạt được, triển khai thực hiện Nghị quyết XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; tiếp tục động viên nhân dân tăng cường sức mạnh đại đoàn kết, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết tâm phấn đấu xây dựng thôn 5, xã Yên Sở, cũng như tất cả các khu dân cư trong toàn thành phố Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với truyền thống vẻ vang xã anh hùng của Thủ đô anh hùng.

Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu đã vào dâng hương tại chùa Pháp Vũ và trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Nhà văn hóa xã Yên Sở.

  • Ý nghĩa của ngày đại đoàn kết toàn dân tộc
    Chủ tịch Quốc hội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nội

B.S (theo TTXVN)

Vào ngày 22/10/2017 và 12/11/2017, không khí tất bật và vui tươi hiện diện khắp các khu dân cư (KDC) với việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc, nhân kỷ niệm 87 năm ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2017). Đây là ngày hội mang nhiều ý nghĩa thiết thực và sâu sắc; là dịp để người dân ở các KDC thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, đồng tâm hiệp lực xây dựng đời sống văn hóa; là chất keo vững chắc gắn kết cộng đồng, tạo ra sức mạnh tổng hợp để chung sức, chung lòng, chung tay thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Ý nghĩa của ngày đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày hội Đại đoàn kết khu phố 2

Ý nghĩa của ngày đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày hội Đại đoàn kết khu phố 4

Hàng năm, cứ đến tháng 11, người dân các khu phố trên địa bàn phường lại họp mặt cùng với lãnh đạo chính quyền địa phương, để chia sẻ tình thân ái, những thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội, nhất là công tác vận động tập hợp quần chúng vào các tổ chức đoàn thể của địa phương... . Đồng thời, đây cũng là dịp để các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp được trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cùng sinh hoạt với nhân dân, qua đó thắt chặt mối quan hệ với nhân dân; tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.   

Ý nghĩa của ngày đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày hội Đại đoàn kết khu phố 3

Ý nghĩa của ngày đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày hội Đại đoàn kết khu phố 5

Sáng ngày 22/10/2017, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã được tổ chức làm điểm tại Khu phố 1, phường 6 với hơn 150 người dân trên địa bàn tham dự. Đến tham dự ngày hội điểm còn có các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Gò Vấp, Thường trực UBMTTQVN 16 phường cùng các đồng chính là lãnh đạo Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN, các ban ngành đoàn thể phường 6. Sau ngày hội điểm tại Khu phố 1, vào ngày 12/11/2017 các phố còn lại trên địa bàn phường đồng loạt tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với hơn 465 lượt người tham dự.

Ý nghĩa của ngày đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày hội Đại đoàn kết khu phố 1

Ngày hội được tổ chức trang trọng với các hoạt động văn hóa văn nghệ không chỉ đem đến không khí đầm ấm, hòa thuận của tình làng, nghĩa xóm mà còn là nơi để nhân dân phát huy dân chủ, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ngay từ cơ sở, cộng đồng dân cư, tạo không khí vui tươi phấn khởi, được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Tại ngày hội, các đại biểu tham dự và nhân dân các Khu phố đã cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang qua 87 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam và cùng khẳng định vai trò quan trọng của công tác Mặt trận trong tiến trình phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam; đánh giá kết quả việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” năm 2017; triển khai phương hướng nhiệm vụ, nâng cao chất lượng thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua năm 2018.

Ý nghĩa của ngày đại đoàn kết toàn dân tộc

Đại diện UBMTTQVN quận, lãnh đạo cấp phường và hệ thống chính trị xã hội tại địa phương cùng người dân dự Ngày hội Đại đoàn kết tại khu phố 1

Qua 1 năm thực hiện, các phong trào, hoạt động triển khai tại các Khu phố đã phát huy hiệu quả tích cực, thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa chính quyền, các ban ngành đoàn thể với nhân dân; tình làng, nghĩa xóm giữa bà con nhân dân trong khu phố ngày càng mật thiết; dân chủ ở cơ sở ngày càng được phát huy, góp phần tăng cường sự đồng thuận xã hội, giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao. Năm 2017, toàn phường có 3.062 hộ gia đình văn hóa. Tại Ngày hội có 203 gương người tốt việc tốt và 195 hộ gia đình gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2017 được biểu dương.

Ý nghĩa của ngày đại đoàn kết toàn dân tộc

Biểu dương gương Người tốt việc tốt tại khu phố 1

Phát biểu tại ngày hội điểm của Khu phố 1, Bà Vũ Thị Nga – Ủy viên Thường vụ Quận ủy/ Chủ tịch UBMTTQVN quận đánh giá cao kết quả mà cán bộ và nhân dân Khu phố đã đạt được. Đồng thời Bà Vũ Thị Nga nhấn mạnh trong thời gian tới, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân Khu phố cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước sâu rộng trong nhân dân; tuyên truyền và vận động nhân dân tham gia thực hiện các kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Chính quyền địa phương, cần chú trọng vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, bài trừ tệ nạn xã hội, phấn đấu giữ vững danh hiệu Khu phố văn hóa và nâng cao hơn tỷ lệ gia đình văn hóa; tập trung đẩy mạnh phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Bà Vũ Thị Nga tin tưởng, với tinh thần đoàn kết, gắn bó của cán bộ và nhân dân, thời gian tới tình hình kinh tế - xã hội của Khu phố sẽ ngày càng phát triển; khối đại đoàn kết toàn dân trong ấp sẽ tiếp tục được củng cố vững chắc. 

Ý nghĩa của ngày đại đoàn kết toàn dân tộc

Bà Vũ Thị Nga – Ủy viên Thường vụ Quận ủy/ Chủ tịch UBMTTQVN quận phát biểu tại khu phố 1

Ý nghĩa của ngày đại đoàn kết toàn dân tộc

Hệ thống chính trị tại địa phương cùng các mạnh thường quân hưởng ứng lời phát động của Mặt trận tổ quốc ủng hộ Quỹ vì người nghèo

Có thể nói, “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” là dịp phát động các phong trào thi đua, biểu dương khen thưởng người tốt việc tốt, gia đình văn hóa tiêu biểu, vận động để giúp đỡ người nghèo… đã trở thành hoạt động mang nhiều ý nghĩa thiết thực, thực sự là ngày hội của toàn dân. Ngoài phần lễ, ngày hội còn có các báo cáo của địa phương về thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng -an ninh; thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của địa phương. Phần hội với nhiều nội dung phong phú, thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân. Đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Các hoạt động này sẽ tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức thành viên, các tổ chức, cá nhân sinh sống tại địa bàn dân cư, tạo ra sức mạnh đại đoàn kết, chung sức chung lòng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương./.   BBT