Ý nghĩa của vòng tuần hoàn lớn của nước

Đáp án

Show

– Nhiệt độ để dẫn đến quá trình bốc hơi nước.
– Các hạt nhân ngưng đọng hơi nước.

Câu 2. Hãy trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất.

Đáp án

– Vòng tuần hoàn nhỏ: nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển; tạnh mưa, nước lại bốc hơi, tạo thành mưa trên biển và đại dương.
– Vòng tuần hoàn lớn: nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu trong lục địa; ở vùng vĩ độ thấp và núi thấp mây gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao hoặc núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết; mưa nhiều và tuyết tan chảy thành dòng theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển; nước biển và đại dương lại bốc hơi tạo thành mây,… mưa trên lục địa rồi trở lại đại dương.

Câu 3. Tại sao nước trên Trái Đất luôn luôn chuyển động theo các vòng tuần hoàn? Điều đó mang lại những ý nghĩa gì?

Đáp án

a) Nước trên Trái Đất luôn luôn chuyển động theo các vòng tuần hoàn do – Trên bề mặt Trái Đất có nước, nước trong thiên nhiên luôn vận động theo các vòng tuần hoàn. – Do tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời. – Còn do tác động: gió, khí áp,… b) Ý nghĩa của vòng tuần hoàn nước – Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất và năng lượng, góp phần duy trì và phát triển sự sống trên Trái Đất. – Điều hòa nhiệt, ẩm giữa đại dương và lục địa, giữa vùng ẩm ướt và vùng khô hạn —> thuận lợi cho sự sống.

– Tác động sâu sắc đến khí hậu, thủy văn, làm thay đổi địa hình trên Trái Đất.

Câu 4. Hãy chứng minh nước trên Trái Đất tuần hoàn theo vòng khép kín và nêu tác động của vòng tuần hoàn nước.

Đáp án

– Nước trong tự nhiên không ngừng vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác dưới dạng các vòng tuần hoàn nước. – Vòng tuần hoàn nhỏ: diễn ra trên phạm vi hẹp, nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển. – Vòng tuần hoàn lớn: diễn ra trên quy mô toàn cầu, liên quan giữa lục địa và đại dương. Nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu trong lục địa; ở vùng vĩ độ thấp và núi thấp mây gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao hoặc núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết; mưa nhiều và tuyết tan chảy thành dòng theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển; nước biển và đại dương lại bốc hơi,… – Vòng tuần hoàn nước có tác động sâu sắc tới khí hậu, chế độ thủy văn,

làm thay đổi địa hình, cảnh quan trên bề mặt Trái Đất.

Câu 5. Tại sao nói vòng tuần hoàn của nước cũng chính là vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng?

Đáp án

– Có hai vòng tuần hoàn: + Vòng tuần hoàn nhỏ: diễn ra trên phạm vi hẹp, nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển. + Vòng tuần hoàn lớn: diễn ra trên quy mô toàn cầu, liên quan giữa lục địa và đại dương. Nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây được gió  đưa vào sâu trong lục địa; ở vùng vĩ độ thấp và núi thấp mây gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao hoặc núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết; mưa nhiều và tuyết tan chảy thành dòng theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển; nước biển và đại dương lại bốc hơi,…

– Giải thích: Thông qua hai vòng tuần hoàn trên, ta thấy nước muốn thực hiện được các giai đoạn của quá trình tuần hoàn thì luôn phải sử dụng đến năng lượng, mà yếu tố quan trọng là nhiệt độ. Đồng thời, thông qua hai vòng tuần hoàn trên, năng lượng và vật chất cũng được biến đổi từ dạng này qua dạng khác mà không bị mất đi.

Câu 6. Tại sao nói: Sự tuần hoàn của nước thực chất là sự trao đổi nhiệt, âm giữa đại dương và lục địa?

Đáp án

– Vì, khi nước từ đại dương chuyển thành hơi nước nó đã hấp thụ một lượng nhiệt rất lớn trên mặt đại dương và khi di chuyển vào lục địa gặp điều kiện thuận lợi sẽ thành mưa, nó lại tỏa ra một nhiệt lượng bằng lượng nhiệt đã hấp thụ ở đại dương.
– Thông qua hiện tượng bốc hơi, ngưng tụ, nước đã vận chuyển một lượng nhiệt vào lục địa nên vòng tuần hoàn nước giữa đại dương và lục địa là một quá trình trao đổi nhiệt ẩm (vì để bốc hơi một gam nước phải cần 600 calo, khi nước rơi sẽ trả lại đúng một lượng nhiệt như vậy cho khí quyển).

Câu 7. Tại sao có sự tuần hoàn nước trên Trái Đất? Trong quá trình thực hiện các vòng tuần hoàn, lượng nước có bị hao hụt đi không?

Đáp án

– Dưới tác động của năng lượng nhiệt Mặt Trời, nước dễ dàng bay hơi, nước bốc hơi và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như hơi nước, mây, sương,… – Khi gặp điều kiện thích hợp, hơi nước sẽ ngưng tụ thành những hạt nước lớn và dưới tác dụng của trọng lực, rơi xuống mặt đất (có thể dưới nhiều hình thức khác nhau như mưa, mưa đá, tuyết rơi,…). – Nếu hơi nước từ đại dương (hoặc nước trên mặt đất) bốc lên, ngưng tụ rồi rơi xuống. Đó là vòng tuần hoàn nhỏ của sự bốc hơi. – Nếu nước từ đại dương bốc hơi lên được gió đưa vào đất liền thì: + Một phần nhỏ nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ bốc hơi trở về khí quyển. + Bộ phận lớn hơn chia ra nhiều phần: • Chảy thành dòng, ngấm xuống sâu tạo thành mạch ngầm, cung cấp nước cho các sông, suối, giếng,… và chảy ra biển. • Phần khác đọng lại trong các ao, hồ, đầm hoặc trên các núi cao, trên các vùng lạnh tạo thành lớp phủ băng tuyết. • Phần cuối cùng bị thổ nhưỡng các sinh vật giữ lại trong đất hoặc bản thân cây hấp thụ giữ lại. – Như vậy, tất cả các loại nước trên Trái Đất đều vận động, tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín. Sự tuần hoàn này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu. – Điều hòa chế độ nhiệt, ẩm giữ đại dương và lục địa. Tất cả các bộ phận của nước như đã phân tích ở trên, cuối cùng sẽ trở về đại dương rồi lại tiếp tục bốc hơi.

=> Trong quá trình thực hiện các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất, nước chỉ thay đổi trạng thái mà không hề bị hao hụt.

Đáp án

a) Minh họa hình vẽ

Ý nghĩa của vòng tuần hoàn lớn của nước
b) Các giai đoạn tuần hoàn – Bốc hơi: dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, nước bốc hơi từ đại dương, sông ngòi, hồ đầm, sinh vật. – Nước rơi: khi nhiệt độ hạ thấp, hơi nước sẽ ngưng tụ và dưới tác dụng của trọng lực thì những hạt nước này sẽ rơi xuống tạo thành mưa. – Dòng chảy: khi nước rơi xuống mặt đất, đại bộ phận sẽ tham gia vào quá trình bốc hơi, phần còn lại tham gia vào dòng chảy. – Ngấm: ngoài bộ phận chảy tràn trên mặt đất, phần còn lại ngấm xuống đất tạo thành dòng ngầm. c) Phân biệt sự khác nhau giữa vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn – Vòng tuần hoàn nhỏ: chỉ trải qua hai giai đoạn: bốc hơi và nước rơi. Quãng đường đi ngắn, nhưng số lượng nước tham gia khoảng 92%.

– Vòng tuần hoàn lớn: trải qua ba giai đoạn nếu nước chảy ngay vào sông ngòi, còn nếu bốn giai đoạn là nước ngấm xuống đất sau đó mới cung cấp cho sông ngòi nhưng số’ lượng nước tham gia chỉ chiếm khoảng 8%.

Câu 9. Kể tên các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất. Vẽ sơ đồ biểu hiện vòng tuần hoàn lớn của nước. Cho biết vai trò của tuần hoàn nước đối với đời sống trên Trái Đất.

Đáp án

a) Các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất Trong lớp vỏ địa lí, nước luôn luôn tham gia vào các chu trình chuyển động kín gọi là tuần hoàn nước. Tùy theo số lượng các giai đoạn tuần hoàn mà nước đã tham gia để chia tuần hoàn nước thành các vòng tuần hoàn khác nhau.. – Tuần hoàn nhỏ: là những chu trình chuyển động mà nước chỉ tham gia vào hai giai đoạn (bốc hơi và nước rơi), không kể số lượng ít hay nhiều. – Tuần hoàn lớn: là những chu trình tuần hoàn nước tham gia ba hay bốn giai đoạn (bốc hơi, nước rơi, ngấm và dòng chảy). b) Sơ đồ biểu hiện vòng tuần hoàn lớn của nước

Ý nghĩa của vòng tuần hoàn lớn của nước

c) Vai trò của tuần hoàn nước đối với đời sống trên Trái Đất – Làm thay đổi các thành phần khác trong lớp vỏ địa 11 – Có ý nghĩa to lớn trong các quá trình địa lí tự nhiên, nhất là các quá trình sống trên bề mặt Trái Đất.

– Quyết định sự tồn tại và phát triển của con người.

Câu 10. Trình bày cân bằng nước trên Trái Đất.

Đáp án

– Cân bằng nước là lượng nước thu vào và lượng nước mất đi. – Trên lục địa, nước thu vào là nước mưa, nước mất đi do bốc hơi và dòng chảy ra. – Trên đại dương, nước thu vào là nước mưa, dòng chảy vào, nước mất đi là do bốc hơi.

– Cả lục địa và đại dương, lượng nước thu vào bằng lượng nước mất đi.

Câu 11. So với nước mặt trên lục địa thì nước ngầm như thế nào? Đại bộ phận nước ngầm được hình thành do đâu? Nước ngầm phụ thuộc vào các nhân tố nào? Nêu vai trò của nước ngầm.

Đáp án

– Trên lục địa, lượng nước ngầm nhiều hơn tất cả nước sông, hồ, đầm và băng tuyết cộng lại. Tuyệt đại bộ phận nước ngầm do nước trên bề mặt đất thấm xuống. – Nước ngầm phụ thuộc vào: + Nguồn cung cấp nước (nước mưa, nước băng, tuyết tan,…) và lượng bốc hơi nhiều hay ít. + Địa hình: mặt đất dốc, nước mưa chảy đi nhanh nên thấm ít; mặt đất bằng phẳng, nước thấm nhiều. + Cấu tạo của đất đá: nếu kích thước các hạt đất đá lớn sẽ tạo thành khe hở rộng, nước thấm nhiều; ngược lại, hạt nhỏ tạo khe hở nhỏ, nước thấm ít. + Lớp phủ thực vật: ở nơi cây cỏ nhiều, nước theo thân cây và rễ cây thấm nhiều hơn ở vùng ít cây cối.

– Nước ngầm không chỉ phục vụ sinh hoạt của con người mà còn là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

Câu 12. Nêu một số dẫn chứng cụ thể cho thấy hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Những nguyên nhân chính nào làm cho các hồ cạn dần?

Đáp án

a) Hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau – Dựa vào nguồn gốc hình thành người ta chia ra: + Hồ hình thành từ một khúc uốn của sông, gọi là hồ móng ngựa, như Hồ Tây ở Hà Nội. + Hồ được hình thành do băng hà di chuyển qua, bào mòn mặt đất, đào sâu những chỗ đất, đá mềm, để lại những vùng nước lớn gọi là hồ băng hà, như các hồ ở Phần Lan, Ca-na-đa,… – Ở những nơi trũng trong miền núi, nước tụ lại trước khi chảy ra sông cũng thành hồ. Có khi hồ hình thành ở miệng núi lửa, gọi là hồ miệng núi lửa. + Hồ hình thành do những vụ sụt đất như các hồ ở Đông Phi, gọi là hồ kiến tạo. + Ở các hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát một số nơi trũng, nước tụ lại thành hồ; các hồ dạng này thường nông. – Dựa vào tính chất nước, người ta chia ra hai loại hồ: hồ nước ngọt và hồ nước mặn. Hồ nước ngọt là loại hồ thường gặp. Hồ nước mặn ít gặp hơn, có thể là di tích của biển, đại dương bị cô lập giữa lục địa, cũng có thể trước đây là hồ nước ngọt, nhưng vì khí hậu khô hạn nên nước hồ cạn dần và tỉ lệ muôi khoáng trong nước tăng lên,… b) Những nguyên nhân chính làm cho các hồ cạn dần – Ở miền khí hậu khô (ít mưa), nước hồ bốc hơi nhiều và cạn dần. – Hồ có sông chảy ra, sông càng đào lòng sâu thì càng rút bớt nước của hồ. – Hồ có sông chảy vào, phù sa của sông sẽ lắng đọng và lấp dần đáy hồ.

Một số chuyên mục hay của Địa lý lớp 10: