Cach nhan biet cay trinh nu hoang cung

Cach nhan biet cay trinh nu hoang cung

Hướng dẫn cách phân biệt cây trinh nữ hoàng cung thật giả, phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây náng hoa trắng và cây lan huệ.

Biết cách phân biệt cây trinh nữ hoàng cung là điều hết sức cần thiết, bởi cây thuốc quý này có hình dáng rất giống với mộc số cây hoang dại khác.

Có rất nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết nên nhiều người đã nhầm lẫn cây thuốc trinh nữ hoàng cung với một số loài hoa dại dẫn tới bị ngộ độc rất nguy hiểm.

Ta thường nhầm lẫn trinh nữ hoàng cung với cây nào ?

Một số cây thuốc có hình dáng giống với cây trinh nữ hoàng cung mà ta thường hay nhầm lẫn là:

  1. Cây náng hoa trắng
  2. Cây lan huệ
  3. Cây lược vàng

Một số điểm cần chú ý phân biệt cây trinh nữ hoàng cung

1. Phân biệt với cây náng hoa trắng

Xem hình ảnh dưới đây để phân biệt cây trinh nữ hoàng cung với cây náng hoa trắng

Cach nhan biet cay trinh nu hoang cung

Hình ảnh cây trinh nữ hoàng cung (bên trái) – Hình ảnh cây náng hoa trắng (bên phải)

  • Lá tươi: Cây trinh nữ hoàng cung có lá mỏng và có màu xanh nhạt hơn cây náng – Cây náng có lá to dầy và màu xanh đậm.
  • Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung khi phơi khô có mùi thơm đặc trưng (Do tinh dầu của cây) – Lá cây náng khi phơi khô không có mùi thơm mà có mùi ngai ngái.
  • Củ: Củ trinh nữ hoàng cung mà trắng hình cầu tròn – Củ cây náng hình bầu dục và có màu đỏ nhạt
  • Hoa: Hoa tinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt, hoa náng có màu trắng

2. Phân biệt trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ

Cây lan huệ ít nhầm lẫn hơn, nhưng nếu phơi khô thì rất khó phân biệt và vẫn có một số trường hợp bị nhầm lẫn rất đáng tiếc, sau đây là 1 số điểm mà ta có thể phân biệt được.

Cach nhan biet cay trinh nu hoang cung

Cây trinh nữ hoàng cung

Cach nhan biet cay trinh nu hoang cung

Cây lan huệ

  • Lá tươi: Lá trinh nữ hoàng cung to bản, thôn nhọn – Lá lan huệ nhỏ và dài đều
  • Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung phơi có mùi thơm – Lá lan huệ không có mùi thơm
  • Hoa: Hoa trinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt, thơm nhẹ – Hoa lan huệ màu trắng hoặc đỏ đậm, có mùi thơm đậm.
  • Củ: Củ trinh nữ hoàng cung hình cầu lớn – Củ lan huệ hình cầu nhỏ

Trên đây là một số đặc điểm khác nhau giữa cây TNHC với cây náng hoa trắng và cây lan huệ. Đây là cơ sở để ta có thể phân biệt cây trinh nữ hoàng cung, để ta có thể yên tâm tìm và sử dụng cây thuốc mà không lo nhầm lẫn với các cây thuốc khác.

Để biết thêm thông tin về cây trinh nữ hoàng cung, mời bạn tham khảo thêm tại đây

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Lưu ý: Tác dụng của vị thuốc có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Cây thuốc On August 25, 2021

Kể từ khi các nghiên cứu khoa học chứng minh cây Trinh nữ hoàng cung có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa các bệnh phụ nữ, đã có rất nhiều sản phẩm gắn mác Trinh nữ hoàng cung. Vậy cách nhận biết cây trinh nữ hoàng cung như thế nào?

Cach nhan biet cay trinh nu hoang cung

  • Đặc điểm cây trinh nữ hoàng cung
  • Cách nhận biết cây trinh nữ hoàng cung
    • Cách nhận biết cây trinh nữ hoàng cung với cây náng trắng
    • Cách nhận biết cây trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ

Đặc điểm cây trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung đã được các danh y từ thời xa xưa đánh giá là một vị thuốc quý và được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh, đặc bệnh là các bệnh phụ khoa. Khi y học ngày càng hiện đại, đã có không ít công trình nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi: vị thuốc trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Kết luận càng minh chứng rõ ràng hơn về tác dụng tuyệt vời mà cây mang lại cho sức khỏe của con người.

Cach nhan biet cay trinh nu hoang cung

  • Cây mọc thẳng, thân hành như củ hành tây, đường kính khoảng 8 – 15 cm. Có thân giả được tạo nên từ các bẹ lá úp vào nhau, dài 10-15 cm.
  • Lá dài, mỏng, có gân song song, hai mép lá hình lượn sóng. Các lá ở sát mặt đất có màu tím đỏ ở phần bẹ. Mặt trên lõm thành rãnh, mặt dưới có sống lá nổi lên rõ.
  • Hoa mọc thành tán, gồm 6 phiến bằng nhau, khi nở đầu phiến quăn lại. Cánh hoa màu trắng có điểm màu hơi hồng hoặc tím đỏ.
  • Quả có hình cầu, thường nhìn thấy vào tháng 8- 9 .
  • Thân hành có thể mọc rất nhiều cây con, từ đó tách ra để trồng riêng dễ dàng.

Công dụng của cây trinh nữ hoàng cung: Hành huyết tán ứ, tiêu thũng giảm đau, thanh nhiệt giải độc, thông kinh hoạt lạc, ức chế khối u, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Chủ trị:

  • Trị viêm nhiễm do: mụn nhọt, lở loét, trĩ, thủy đậu, viêm dạ dày…
  • Trị đau đầu, đau khớp xương.
  • Chống khối u : u xơ tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, u vú, u nang buồng trứng…

(Thông tin chi tiết: Tytphuong11q6.medinet.gov.vn)

Có rất nhiều trường hợp do thiếu hiểu biết nên nhiều người đã nhầm lẫn cây thuốc trinh nữ hoàng cung với một số loài hoa dại dẫn tới bị ngộ độc rất nguy hiểm. Vì thế biết cách phân biệt cây trinh nữ hoàng cung là điều hết sức cần thiết, bởi cây thuốc quý này có hình dáng rất giống với mộc số cây hoang dại khác.

Thông thường cây trinh nữ hoàng cung bị nhầm lẫn với cây náng hoa trắng, cây lan huệ, cây lược vàng.

Cách nhận biết cây trinh nữ hoàng cung

Cách nhận biết cây trinh nữ hoàng cung với cây náng trắng

Việt Nam có nhiều cây náng khác giống cây Trinh nữ hoàng cung như cây náng hoa trắng… Lá khô của cây Trinh nữ hoàng cung và cây náng hoa trắng hoàn toàn giống nhau về mùi vị (mùi giống như mùi thuốc lá), màu vàng nhạt, kích thước chiều dài và bề rộng của lá…

Cây náng trắng độc với gan, thận và các chức năng khác của cơ thể, do đó, việc phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung với cây náng hoa trắng là điều hết sức cần thiết:

Cach nhan biet cay trinh nu hoang cung

  • Thân cây: Khi cây ở độ trưởng thành trồng được một thời gian ta có quan sát thấy phái thân cây tiếp giáp với phần đầu của lá cây ở Trinh nữ hoàng cung có màu tím – màu sắc tố riêng biệt của cây. Còn đối với cây náng trắng thì thân cây không có đặc điểm này.
  • Lá cây: Lá cây của Trinh nữ hoàng cung hai bên mép có hình lượn sóng rất rõ, cây có gân lá nổi rất rõ ở mặt sau của lá, lá màu xanh nhạt hơn so với cây náng trắng thì lá có màu xanh đậm hơn.
  • Hoa: Cây Trinh nữ hoàng cung nở hoa từ đợt tháng 4, 5, 6 hàng năm. Hoa có màu trắng, hình búp dài thuôn thuôn giống quả trứng, có màu phớt hồng trên cánh hoa. Hoa náng trắng: hoa nở hoa màu trắng, và nở hoa là nở cùng một lúc còn Trinh nữ hoàng cung khi hoa nở theo kiểu từng bông một và đối nhau.

Trên đây là câu trả lời về cây Trinh nữ hoàng cung có mấy loại và cách phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung với cây náng hoa trắng. Tuy nhiên, nếu người dùng có nhu cầu mua và sử dụng lá cây Trinh nữ hoàng cung thì theo TS Trâm, để phân biệt lá của 2 loại cây này phải dùng đến phương pháp phân tích khoa học trong phòng thí nghiệm – điều này không phải dễ dàng. Do đó, tốt nhất bệnh nhân không nên dùng lá tươi nếu không biết chắc đó có phải là lá Trinh nữ hoàng cung hay không. Thay vào đó nên tìm mua những sản phẩm đã được Bộ y tế công nhận là thuốc để điều trị bệnh. Người bệnh cần cân nhắc kỹ khi quyết định lựa chọn lá cây Trinh nữ hoàng cung cũng như các sản phẩm từ cây Trinh nữ hoàng cung trên thị trường để đem lại hiệu quả trị bệnh với chi phí hợp lý.

Cách nhận biết cây trinh nữ hoàng cung với cây lan huệ

Nếu nhìn bên ngoài khi vẫn còn tươi thì cây trinh nữ hoàng cung và lan huệ thường ít nhầm lẫn hơn. Tuy nhiên, nếu cả 2 loại này đều được phơi khô thì lại rất khó nhận biết và gây nhầm lẫn. Một số điểm giúp bạn có thể phân biệt.

Cach nhan biet cay trinh nu hoang cung

  • Lá tươi: Lá trinh nữ hoàng cung to bản, thôn nhọn – Lá lan huệ nhỏ và dài đều. Lá khô: Lá trinh nữ hoàng cung phơi có mùi thơm – Lá lan huệ không có mùi thơm
  • Hoa: Hoa trinh nữ hoàng cung màu hồng nhạt, thơm nhẹ – Hoa lan huệ màu trắng hoặc đỏ đậm, có mùi thơm đậm.
  • Củ: Củ trinh nữ hoàng cung hình cầu lớn – Củ lan huệ hình cầu nhỏ

Trên đây là một số đặc điểm khác nhau giữa cây TNHC với cây náng hoa trắng và cây lan huệ. Đây là cơ sở để ta có thể phân biệt cây trinh nữ hoàng cung, để ta có thể yên tâm tìm và sử dụng cây thuốc mà không lo nhầm lẫn với các cây thuốc khác.

Hy vọng một số thông tin cơ bản về ” Cách nhận biết cây trinh nữ hoàng cung” phần nào đã giúp đọc giả có khái niệm cơ bản nhất. Tuy nhiên nếu dùng làm thuốc chữa bệnh nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng!

Trân trọng!

Nguồn: TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm và GS. TSKH Trần Công Khánh, Tổng hợp

About The Author