Khái niệm nhân cách là gì năm 2024

Chuyện “nhân cách”, cứ nghĩ người có địa vị, người trưởng thành… thì đã “chuẩn mực” về nhân cách. Nhưng không, nhân cách không “châm chước” tuổi tác hay địa vị mà bất kỳ ai cũng có thể “khiếm khuyết” nếu không biết rèn luyện, không biết “giữ mình”.

Chính vì vậy mà trong cuộc sống, ta vẫn thường nghe ai đó phàn nàn: ông kia, bà nọ sống thiếu nhân cách, lớn rồi mà nhân cách không ra gì, cần xem lại tư cách của mình đi!

Vâng, tư cách và nhân cách ở đây là… một - nhân cách sống - tư cách làm người!

Nhân cách sống là gì? Là tập hợp những nhận thức, hiểu biết, những nguyên tắc, niềm tin của một con người, hội tụ ở mỗi cá nhân, là tư cách làm người, là “phần người trong con người”. Chính vì vậy nhân cách đóng vai trò quan trọng đối với cuộc đời của một con người. Theo định nghĩa này thì “ông kia, bà nọ” có niềm tin khá… lệch dẫn đến nhân cách cũng… lệch theo nên mới có sự phàn nàn như vậy?!

Ông bà ta đúc kết: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” khi dùng để nói về nhân cách một cá nhân. Đúc kết có tính khoa học thì nhân cách được hình thành từ quá trình học tập và tích tụ, tạo nên một cấu trúc tương đối ổn định và khó thay đổi. Vì vậy cái “bản tính khó dời” có gốc rễ từ đây!

Chắc mọi người chưa quên câu chuyện, hồi đại dịch COVID-19 hoành hành cách đây vài năm ở một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. Khi đó có một quan chức cấp huyện lái ô tô qua trạm kiểm soát nhưng không chịu xuất trình giấy tờ (trong đó có giấy tờ liên quan đến xét nghiệm COVID-19) mà còn hung hăng đòi bảo vệ dỡ chắn cho ông ta qua. Khi người làm nhiệm vụ không đồng ý thì ông ta lớn tiếng chửi mắng, xưng danh, xưng quyền, rồi dọa nạt đòi trục xuất cán bộ làm nhiệm vụ… (nhưng sau đó ít lâu, chính ông ta mới là người “ra đi không hẹn ngày trở lại”!). Từ sự vụ này, xin chưa nói đến “hành vi chống người thi hành công vụ” có thể bị phạt tù. Ở đây chỉ nói đến tư cách công dân, tư cách cán bộ nhà nước trong… đại dịch. Lẽ ra với vai trò, vị trí của người cán bộ, ông ta phải là người “nghiêm chỉnh chấp hành, nghiêm chỉnh làm gương”, đằng này ông ta lại “ra oai” bằng hành vi thiếu nhân cách, thiếu văn hóa, xem thường kỷ cương, phép nước trong thời điểm “dầu sôi, lửa bỏng”.

Nhân câu chuyện không vui này, xin liên tưởng đến những câu chuyện không vui khác (vẫn còn nhiều lắm trong xã hội) mà hành vi, thái độ, cách ăn nói… đã hiện nguyên bản chất của những người thiếu nhân cách sống. Tương tự như việc xưng hùng, xưng bá đó là việc “tự hào với quá khứ oanh liệt” không biết có thật hay không để… dạy đời - dọa nạt - xúc phạm người khác một cách vô căn cứ như: “Hồi tao làm… gì gì đó, thì mầy hãy còn làm… gì gì đó”; hay: “Tao có thể cho “bây” thăng tiến hay ngồi chơi xơi nước trong một… lời nói”… Một dạng khác nữa thì mượn danh, mượn quyền của ai đó rồi tìm cách “ngáng chân, ngáng đường” khi thấy người có chiều hướng phát triển hay ăn nên làm ra (cả trong tổ chức và cả trong đời sống)… Tất cả những hành vi này đều có nguồn gốc của nhân cách… lệch từ người tự cao, tự đại!

Người có nhân cách là những người làm việc hết mình, tận tâm thực hiện bổn phận, nghĩa vụ, nhất quán lời nói với việc làm, những cái mà chúng ta thường nói: Sống có tâm, có tình, có nghĩa. Nói cách khác, người có nhân cách là người sống hướng thiện, tử tế, có trách nhiệm với chính mình và xã hội. “Người được coi là có nhân cách trước hết là người có đạo đức, có văn hóa. Sự đánh giá này tập trung vào lối sống, trong mối tương quan với công việc, với những người chung quanh với cả bản thân mình từ thái độ đến hành vi ứng xử”. Người có nhân cách luôn nhận được cảm tình, lòng tin, sự tôn trọng và hợp tác của người khác.

Vì vậy việc xây dựng, rèn luyện nhân cách là việc không thể thiếu trong mỗi con người (nhất là cán bộ, đảng viên). Đảng ta khi tổ chức đánh giá cán bộ, đảng viên định kỳ, bao giờ cũng có đánh giá về “đạo đức - lối sống”. Đánh giá đạo đức lối sống là tự đánh giá nhân cách của con người, là nền tảng và giá trị cốt lõi nhất tạo nên đặc trưng điển hình và bao trùm cho một nhân cách sống. Điều quan trọng hơn là khi chúng ta nhìn nhận rõ ràng và sâu sắc hơn về nhân cách sẽ định hướng cho mình một hướng đi đúng trong việc rèn luyện nhân cách cần phải có.

Vâng, nhân cách con người được đánh giá qua thước đo đạo đức, thước đo tri thức, học thức và văn hóa… Tuy không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận - nhưng thiếu những nhân tố ấy thì nhân cách con người cũng sẽ bị… “bó hẹp và lệch chuẩn”.

Khái niệm nhân cách là gì năm 2024

CHƯƠNG 6.

NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

  1. TÓM TẮT CHƯƠNG

Chương 6 trình bày vấn đề nhân cách với tư cách là đối tượng nghiên

cứu của tâm lý học xã hội. Chương này bàn đến các vấn đề: Khái niệm, đặc

điểm, cấu trúc của nhân cách, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát

triển nhân cách; các kiểu loại nhân cách xã hội; quá trình thay đổi nhân cách

xã hội. Chương 6 có cấu trúc 4 phần:

  1. Khái niệm nhân cách

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách

III. Các kiểu loại nhân cách xã hội

IV. Sự thay đổi nhân cách xã hội

  1. MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương này, người học sẽ:

- Hiểu được khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của nhân cách;

- Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển

nhân cách;

- Phân tích được ưu, nhược điểm của các kiểu nhân cách xã hội;

- Phân tích được quá trình thay đổi nhân cách xã hội.

  1. NỘI DUNG
  1. KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH

1. Định nghĩa

Nhân cách là khái niệm rất được phổ biến trong đời sống xã hội bởi lẽ

khái niệm nhân cách được dùng nhiều trong cuộc sống đời thường. Nhiều khi

khái niệm này bị lạm dụng dẫn đến việc chúng ta hiểu sai về nó. Thực tiễn,

định nghĩa nhân cách về mặt khoa học khác xa về cách hiểu nhân cách trong

đời sống thường ngày.

Trong lĩnh vực khoa học, nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều

ngành khoa học khác nhau: Triết học, y học, xã hội học, đạo đức học, giáo

1

Nhân cách là gì cho ví dụ?

Nhân cách được hình thành từ một quá trình học tập và tích tụ nó tạo thành một cấu trúc tương đối ổn định và khó thay đổi. Nhờ đặc điểm này của nhân cách, các ứng dụng trong nghiên cứu tâm lý, hành vi tội phạm đã đạt được nhiều thành tựu. Ví dụ như dự kiến về hiện trường, đối tượng phạm tội tiếp theo,....

Nhân cách bao gồm những gì?

– Có quan điểm coi nhân cách bao gồm ba lĩnh vực cơ bản, là nhận thức (bao gồm cả tri thức và năng lực trí tuệ), tình cảm (bao gồm rung cảm và thái độ) và ý chí (bao gồm phẩm chất ý chí, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen).

Hiểu như thế nào về nhân cách?

Người có nhân cách là những người làm việc hết mình, tận tâm thực hiện bổn phận, nghĩa vụ, nhất quán lời nói với việc làm, những cái mà chúng ta thường nói: Sống có tâm, có tình, có nghĩa. Nói cách khác, người có nhân cách là người sống hướng thiện, tử tế, có trách nhiệm với chính mình và xã hội.

Hạt nhân của nhân cách là gì?

Hạt nhân của nhân cách là Cái Tôi (Ego).