1 37 bộ quốc phòng là như thế nào

Theo đó, Thông tư này quy định phân loại, khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe theo yêu cầu nhiệm vụ, phân cấp nhiệm vụ quản lý sức khỏe và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phân loại sức khỏe, khám sức khỏe, quản lý sức khỏe đối với sĩ quan, QNCN, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng.

Thông tư cũng quy định rõ tiêu chuẩn đánh giá, phân loại sức khỏe đối với sĩ quan, QNCN, công nhân và viên chức quốc phòng và hạ sĩ quan, binh sĩ. Việc phân loại sức khỏe nhằm đánh giá, xác định tình trạng sức khỏe theo khả năng đáp ứng với các nhiệm vụ của Quân đội; sử dụng trong quản lý sức khỏe theo Điều lệnh quản lý bộ đội; là cơ sở để chăm sóc sức khỏe ban đầu và dự phòng bệnh tật; căn cứ để thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng do Bộ Quốc phòng quản lý.

TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI SỨC KHỎE

Phân loại sức khỏe đối với sĩ quan, QNCN, công nhân và viên chức quốc phòng.

Sức khỏe đối với sĩ quan, QNCN, công nhân và viên chức quốc phòng được chia thành 4 loại.

- Sức khỏe loại 1 phải đáp ứng đủ 3 yếu tố: Chỉ số khối cơ thể mức 1;  không bệnh tật hoặc các bệnh nhẹ mức 1; sức làm việc tốt, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm không quá 15 ngày.

- Sức khỏe loại 2 khi có một trong các yếu tố: Chỉ số khối cơ thể mức 2 hoặc tuổi trên 55; bị mắc các bệnh tật mức 2 hoặc bệnh mạn tính nhẹ đã ổn định, không ảnh hưởng đến sinh hoạt, công tác, chỉ cần có biện pháp dự phòng hoặc điều trị ngoại trú; sức làm việc đảm bảo theo chức trách, nhiệm vụ: số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm từ 16-30 ngày hoặc kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực đạt yêu cầu.

- Sức khỏe loại 3 khi có một trong các yếu tố: Chỉ số khối cơ thể mức 3; bị mắc các bệnh tật mức 3 hoặc bệnh mạn tính chưa ổn định, chưa hồi phục gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc rối loạn, suy giảm chức năng cần được quân y theo dõi chặt chẽ có hệ thống, chỉ định kiểm tra định kỳ và thực hiện chế độ điều trị dự phòng; sức làm việc suy giảm rõ rệt, chưa hồi phục: số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm từ 31-60 ngày, kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực không đạt cần được bố trí công tác phù hợp để chữa bệnh, an điều dưỡng phục hồi sức khỏe.

- Sức khỏe loại 4 khi có một trong các yếu tố: Chỉ số khối cơ thể mức 4 hoặc thể trạng suy kiệt kéo dài, không hồi phục; bị mắc các bệnh tật mức 4 hoặc bệnh mạn tính khó ổn định, dễ tái phát, đã có biến chứng nặng cần được quân y theo dõi chặt chẽ, phải tuân thủ chỉ định điều trị và thường xuyên thực hiện chế độ chăm sóc, dự phòng cần thiết; sức làm việc suy giảm nặng: phải nghỉ làm việc dài ngày hoặc nhiều đợt để điều trị bệnh, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm trên 60 ngày, không hoàn thành bài tập rèn luyện thể lực; suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Phân loại sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ.

Sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ được chia thành 3 loại.

- Sức khỏe loại 1 phải đáp ứng đủ 3 yếu tố: Chỉ số khối cơ thể mức 1; không có bệnh tật hoặc các bệnh nhẹ mức 1; số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm không quá 15 ngày.

- Sức khỏe loại 2 khi có một trong các yếu tố: Chỉ số khối cơ thể mức 2; bị mắc các bệnh tật mức 2 hoặc bệnh tật nhẹ đã ổn định; sức làm việc bình thường, số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm từ 16 đến 30 ngày hoặc kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực đạt yêu cầu.

- Sức khỏe loại 3 khi có một trong các yếu tố: Chỉ số khối cơ thể mức 3 hoặc mức 4; bị mắc các bệnh tật mức 3 hoặc mức 4 hoặc bệnh nặng có biến chứng, di chứng ảnh hưởng chức năng cần được theo dõi, điều trị; sức làm việc suy giảm rõ rệt: số ngày nghỉ ốm bệnh trong một năm trên 30 ngày, kết quả kiểm tra rèn luyện thể lực không đạt yêu cầu; hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên cần đề nghị giải quyết xuất ngũ theo quy định của Bộ Quốc phòng.

THỜI GIAN KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ 

Hằng năm, quân y cấp trung đoàn xây dựng kế hoạch và tiến hành khám sức khỏe định kỳ cho các đối tượng thuộc diện khám sức khỏe định kỳ. Thời gian tổ chức khám sức khỏe định kỳ có thể tiến hành một lần hoặc nhiều lần trong năm tùy theo nhiệm vụ từng đơn vị nhưng kết thúc trước ngày 15-9 hằng năm.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 29-5-2021 và thay thế Văn bản 1631/LC-QY-CB, hết hiệu lực một phần Quyết định 56/2001/QĐ-BQP.

Dự thảo bổ sung quy định hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ.

Ngày 07/7/2014, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 95/2014/TT-BQP hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.

Qua hơn 8 năm triển khai thực hiện, Thông tư số 95/2014/TT-BQP đã cơ bản đáp ứng yêu cầu trong việc hướng dẫn thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc Bộ Quốc phòng; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và công tác xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện Nghị định số 120/2013/NĐ-CP còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần khắc phục cho phù hợp với công tác xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Quốc phòng như: (1) Việc chưa có hướng dẫn thế nào là hành vi "gian dối" sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ, nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; (2) không có hướng dẫn về các hành vi không đăng ký di chuyển nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Nghị định số 13/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự; (3) chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất quốc phòng sau khi Điều 29 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định về "Vi phạm quy định về lấn, chiếm đất quốc phòng, đất ở, nhà ở do Quân đội quản lý" đã bị bãi bỏ bởi Nghị định số 102/2014/NĐ-CP; (4) chưa có hướng dẫn về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ, trong khi thực tế hành vi này đang diễn ra rất phổ biến; bên cạnh đó, hiện nay đã có rất nhiều văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính mới được ban hành có liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể, nên khó khăn trong quá trình thực hiện.

Do đó, để thuận tiện trong quá trình áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung, nhất là việc triển khai thực hiện Nghị định số 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ, thì cần ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 95/2014/TT-BQP.

Từ những lý do trên, việc xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu để thay thế Thông tư số 95/2014/TT-BQP là cần thiết.

Một số nội dung mới

Theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc Bộ Quốc phòng và trên cơ sở quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, dự thảo Thông tư bổ sung, hướng dẫn một số hành vi mới, cụ thể như sau:

Bổ sung hướng dẫn khi nào được coi là có "Lý do chính đáng" quy định tại các khoản 8, khoản 9, khoản 12 và khoản 13 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Hướng dẫn xử phạt hành vi "không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung", "không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập", "không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng" quy định tại Nghị định số 37/2022/NĐ-CP để bảo đảm thống nhất với quy định tại Nghị định số 13/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Hướng dẫn xử phạt hành vi "gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ" theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến đất quốc phòng; tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ quy định tại khoản 46 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP của Chính phủ.