1 chu kỳ chạy có bao nhiêu thời kỳ

Bạn có thể dùng tính năng quyền kiểm soát của cha mẹ để: Tự động khóa màn hình của con bạn khi đến giờ đi ngủ. Chặn các ứng dụng mà bạn không muốn con sử dụng. Đặt giới hạn thời gian sử dụng thiết bị.

  • Bài tập giải tích 1 CNTT - co len
  • Các giai đoạn thực hiện kỹ thuật giao cầu cao xa
  • Anne - Bản thuyết minh tính toán thiết kế hệ thống phanh thủy khí 7 tấnOther Công nghệ

Related documents

  • I - Bản thuyết minh tính toán thiết kế hệ thống phanh thủy khí 7 tấnOther Công nghệ
  • Daw3 - Bản thuyết minh tính toán thiết kế hệ thống phanh thủy khí 7 tấnOther Công nghệ
  • Kehoachvannghe - kế hoạch
  • Chiaseykientren MEET - chia sẻ kinh nghiệm
  • HOP BCH NGAY PHAP LUAT - bài tập
  • Câu hỏi trắc nghiệm Bài TDNĐ 11

Preview text

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU MÔN ĐIỀN KINH

Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, điền kinh chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của các đại hội thể thao Olympic quốc tế và trong đời sống văn hóa thể thao của nhân loại.

1. KHÁI NIỆM

Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung: Đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Điền kinh, từ chính thức được dùng ở nước ta thực chất là một từ Hán-Việt dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở trên sân [điền] và trên đường chạy [kinh]. Nó có nghĩa tương ứng với từ Aletic trong tiến Hy Lạp cổ, Athletics trong tiếng Anh. Một số ít nước trên thế giới như Nga, Bungari... còn dùng từ “Điền kinh nhẹ” để phân biệt với môn cử tạ “Điền kinh nặng”.

2. PHÂN LOẠI MÔN ĐIỀN KINH

Điền kinh được phân loại theo hai cách chủ yếu sau:

  • Cách thứ nhất: phân loại theo nội dung. Điền kinh được chia thành 5 nội dung chính gồm: đi bộ-chạy-nhảy-ném đẩy và nhiều môn phối hợp.
  • Cách thứ hai: phân loại theo tính chất hoạt động Dựa vào tính chất hoạt động của môn điền kinh, người ta phân thành: Hoạt động có chu kỳ [gồm đi bộ và chạy] và hoạt động không có chu kỳ [gồm các môn nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp].

Trong mỗi nội dung có rất nhiều các môn cụ thể được phân biệt theo cự ly hoặc theo đặc điểm vận động.

2. Đi bộ thể thao

Cự ly tập luyện và thi đấu từ 3-50km. Trong đó đi bộ 3, 5, 10 và đi bộ 10km, 20km, 50km là những môn thi đấu trong các đại hội thể thao.

2. Chạy

2.2. Chạy trong sân vận động

  • Chạy cự ly ngắn: bao gồm các cự ly từ 20m đến 400m. Trong đó: chạy 100m, 200m, 400m là các môn thi trong các đại hội thể thao Olympic.
  • Chạy cự ly trung bình: bao gồm các cự ly từ 500m đến 2. Trong đó, các môn chạy 800m đến 1 là các môn thi của đại hội thể thao Olympic.
  • Chạy cự ly dài: bao gồm các cự ly từ 3 đến 30. Trong đó, các môn chạy 3, 5 và 10 là các môn thi của đại hội thể thao Olympic.

2.2. Chạy trên địa hình tự nhiên

Chạy trên địa hình tự nhiên có thể từ 500m đến 50. Trong đó, môn chạy Marathon [42] là môn thi trong đại hội thể thao Olympic. Ngoài ra, các cuộc thi chạy việt dã, chạy Marathon còn được tổ chức riêng cho các khu vực hoặc các quốc gia trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế.

2.2. Chạy vượt chướng ngại vật

Chạy vượt chướng ngại vật bao gồm chạy vượt rào có thể từ 60m đến 400m và chạy vượt chướng ngại vật từ 2000m đến 3000m. Trong đó có: Chạy 100m rào [nữ], chạy 110m rào [nam], chạy 400m rào [nam, nữ] và chạy 3 vượt chướng ngại vật [nam, nữ] là những môn thi đấu trong đại hội thể thao Olympic.

2.2. Chạy tiếp sức

Chạy tiếp sức bao gồm: chạy tiếp sức cự ly ngắn [từ 60m đến 400m], tiếp sức cự ly trung bình [từ 800m đến 1] và chạy tiếp sức hỗn hợp [800m+400m+200m+100m; 400m+ 300m+200m+100m...]. Trong đó, các môn chạy tiếp sức 4 x 100m, 4 x 200m và 4 x 400m là các môn thi của đại hội thể thao Olympic.

2. Nhảy

Bao gồm các môn: nhảy xa, nhảy 3 bước [tam cấp], nhảy cao, nhảy sào. Các môn này đều có trong chương trình thi đấu của đại hội thể thao Olympic. Ngoài ra, còn có các môn nhảy xa, nhảy cao không đà [tại chỗ nhảy xa, nhảy cao] được dùng để tập luyện và kiểm tra thể lực.

2. Ném đẩy

Ném đẩy bao gồm các môn: ném bóng, ném lựu đạn, ném đĩa, ném lao, ném tạ x ích [ném búa] và đẩy tạ. Trong đó, ném lao, ném đĩa, ném tạ xích [ném búa] và đẩy tạ là những môn thi của đại hội thể thao Olympic.

2. Nhiều môn phối hợp

Là nhóm môn có nhiều môn phối hợp trong thi đấu và đánh giá thành tích bằng cách cộng điểm các nội dung thi đấu với nhau. Có thể có 3, 4, 5, 7 và 10 môn phối hợp, trong đó 7 môn phối hợp của nữ [chạy 100m rào, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 200m, nhảy xa, ném lao, chạy 800m] và 10 môn phối hợp của nam [chạy 100m, nhảy xa, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 400m, chạy

là kiểu nhảy “lưng qua xà” thành tích cao hơn kiểu “cắt kéo”... Đồng thời cũng nhờ vào phương tiện tập luyện thay đổi như: đường chạy trước kia là đường đất nay đã có đường chạy là đường nhựa tổng hợp, trước kia khu vực rơi của nhảy cao làm bằng cát nay đã có nệm mousse... Luật thi đấu cũng thay đổi theo tiến độ kỹ thuật như: kích thước, góc độ sân bãi, trọng lượng của dụng cụ...

3. Sơ lược phát triển điền kinh Việt Nam

Trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh sinh tồn, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tổ tiên chúng ta đã rất quen thuộc với các hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy. Lịch sử đã ghi nhận một chiến công, dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng dân tộc Quang Trung, hàng chục vạn quân Tây Sơn đã hành quân thần tốc ba ngày đêm từ Phú Xuân [Bình Định] đến Thăng Long đánh tan quân Thanh xâm lược, giành độc lập cho Tổ quốc.

Động lực phát triển môn điền kinh đã tiềm ẩn trong lịch sử sinh tồn, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong thời gian dài thực dân Pháp đô hộ nước ta, đương nhiên môn điền kinh phát triển rất chậm và yếu ở cả Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Theo tờ báo “Tương lai Bắc kỳ” [bằng tiếng Pháp], cuộc thi đấu điền kinh đầu tiên tại Hà Nội diễn ra vào tháng 4/1925 bao gồm 9 môn [chạy 100m, 110m rào, 400m, 1, nhảy cao, nhảy sào, đẩy tạ, ném đĩa, ném lao] Nhưng thành tích thi đấu còn rất thấp như: chạy 100m nam 11,3 giây, chạy 1 nam 4 phút 56 giây 4, đẩy tạ nam 10,45m... Qua nhiều năm chiến đấu gian khổ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã giành được độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ta. Nhưng ngay sau đó, thực dân Pháp đã quay trở lại xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam [nay là Đảng Cộng sản Việt Nam], toàn quân, toàn dân ta đã tiến hành 9 năm kháng chiến. Từ năm 1945-1954, kế tục truyền thống hào hùng của tổ tiên, một lần nữa các hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy như một động lực phát triển môn điền kinh trong tương lai, lại được vận dụng nhiều trong chiến tranh giữ nước.

Từ tháng 10/1954 đến tháng 5/1975, do âm mưu chia cắt của đế quốc Mỹ, miền Bắc nước ta trở thành hậu phương lớn và miền Nam nước ta trở thành tiền tuyến lớn cùng chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để giành độc lập, hòa bình, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ này, ở miền Nam nước ta, môn điền kinh vẫn được phát triển, tuy tốc độ có chậm và ít được chú trọng như môn bóng đá, Tennis... Mặc dù vậy, so với thời kỳ Pháp đô hộ nước ta, nội dung thi đấu điền kinh đã phong phú hơn, bao gồm hầu hết các môn thi đấu quy định trong đại hội thể thao Olympic quốc tế.

Sự phát triển hạn chế của môn điền kinh, cũng như nhiều môn thể thao khác ở miền Nam là do hầu như không có cán bộ, huấn luyện viên được đào tạo có trình độ cao đẳng, đại học thể dục thể thao trở lên. Trong thời kỳ lịch sử này, ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Đảng và Chính

phủ ta rất quan tâm phát triển thể dục thể thao, mặc dù kinh tế-xã hội còn rất nhiều khó khăn và chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt [từ năm 1964-1972]. Phong trào tập luyện môn điền kinh trong nhân dân được phát triển tương đối rộng rãi. Các phong trào “chạy, nhảy, bơi, bắn, võ”, “Rèn luyện chạy vì miền Nam ruột thịt... được nhân dân hưởng ứng không phải chỉ để tăng cường sức khỏe mà còn để tăng cường ý chí chiến dấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Ở miền Bắc nước ta đã thành lập đội tuyển điền kinh quốc gia “chuyên nghiệp” [có bậc lương Nhà nước và các tiêu chuẩn khác] tại “Trường huấn luyện kỹ thuật quốc gia” [nay là “Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia I”]. Ở Hà Nội, Hải Phòng, Năm Định, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ninh và nhiều tỉnh khác đều có đội tuyển điền kinh “chuyên nghiệp”. Một số ngành như Quân đội, Đường sắt... cũng có những vận động viên “chuyên nghiệp” điền kinh. Hầu hết các đội điền kinh đều quan tâm đào tạo vận động viên trẻ kế cận. Chính vì vậy, từ khoảng 1959-1969, hàng năm đều có từ 3-5 cuộc thi đấu điền kinh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thành tích các môn điền kinh có trong chương trình thi đấu tại Đại hội thể thao Olympic quốc tế đều được nâng lên rõ rệt trong giai đoạn này, hơn hẳn những giai đoạn trước đây và hơn thành tích ở miền Nam dưới chính quyền cũ.

Điền kinh được đưa vào chương trình giảng dạy thể dục thể thao ở các trường học, như một nội dung giáo dục quan trọng. Điền kinh là một trong những nội dung chủ yếu trong chương trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp thể dục thể thao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ tháng 5/1975 đến nay, trong điều kiện tổ quốc hòa bình, độc lập, môn điền kinh tiếp tục được phát triển mạnh hơn so với các giai đoạn trước đây. Nhiều người tự rèn luyện thân thể bằng tập đi bộ, tập chạy chậm. Chương trình giáo dục thể dục thể thao nói chung và môn điền kinh nói riêng đã được cải tiến trong các trường học. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, Đảng và Chính phủ ta đưa đất nước vào công cuộc đổi mới, thực hiện chính sách “mở cửa” muốn làm bạn với tất cả các nước vì hòa bình và sự tiến bộ của nhân loại. Trong công cuộc đổi mới, chúng ta đã đạt được những thắng lợi to lớn về kinh tế-xã hội, ngoại giao... từ đó, môn điền kinh có thêm điều kiện, vận hội phát triển mới. Chúng ta đã có nhiều dịp tiếp xúc thi đấu quốc tế, Châu Á, Đông Nam Á nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời nâng cao thành tích, đem lại vinh dự cho dân tộc ta. Môn điền kinh là một trong số những môn thể thao giành được nhiều huy chương trong các Đại hội thể thao Đông Nam Á và trong một số cuộc thi đấu điền kinh Châu Á, Quốc tế. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đang đứng trước vận hội phát triển mới, thử thách mới. Trong sự phát triển của đất nước, môn điền kinh chắc chắn sẽ phát triển mạnh hơn nữa.

3. Ý nghĩa và vị trí môn điền kinh trong hệ thống giáo dục thể chất ở Việt Nam

Tập luyện điền kinh một cách có hệ thống và khoa học từ lâu đã được các nhà khoa học khẳng định là có tác dụng tốt trong việc tăng cường và củng cố sức khỏe cho con người. Một

CHƯƠNG 3

MÔN CHẠY CỰ LY NGẮN

1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN CHẠY CỰ LY NGẮN

  • Năm 1851 lần đầu tiên các nội dung chạy tốc độ được tổ chức thi đấu tại các trường Đại học ở nước Anh.
  • Từ năm 1880-1890 các nội dung chạy cự ly ngắn phát triển mạnh và lan rộng ra khắp các nước trên thế giới.
  • Năm 1896 Đại hội Olympic hiện đại đầu tiên tổ chức tại Hy lạp, chạy cự ly ngắn là một trong những môn thi đấu chính tại Đại hội và là những môn thi tạo ra sức hấp dẫn, có sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều VĐV, thu hút được nhiều khán giả quan tâm nhất.
  • Kỷ lục Olympic đầu tiên của chạy cự ly ngắn là 11 giây 80 của VĐV Tom Burke người Mỹ thiết lập ngày 06/04/1896.
  • Kỷ lục chạy cự ly 100m đầu tiên của Thế giới được công nhận vào ngày 06/07/ với thành tích 10 giây 60 của vận động viên Don Lippincott người Mỹ, thành tích này được xác định bằng đồng hồ bấm tay tại Thụy điển.
  • Kỷ lục đồng hồ điện tử đầu tiên được công nhận là 10 giây 60 của VĐV Bob Hayes người Mỹ thiết lập ngày 15/10/1964 tại Nhật Bản.
  • Kỹ thuật chạy cự ly ngắn bao gồm từ cự ly 20m đến 400m, trong đó các cự ly 100m, 200m, 400m và các cự ly tiếp sức 4 x 100m, 4 x 400m là những cự ly thi đấu chính thức tại các Đại hội thể thao Olympic.
  • Phụ nữ được thi đấu chạy 100m tại Đại hội Olympic khá muộn, đó là năm 1928. Nữ VĐV về nhất đầu tiên là E. Robinson người Mỹ với thành tích 12’’20. Phải 20 năm sau mới có thêm chạy cự ly 200m, còn cự ly 400m thì mãi đến năm 1964 mới được tổ chức cho phụ nữ.

Kỷ lục chạy 100m

  • Kỷ lục thế giới môn chạy 100m nam hiện nay là 9 giây 58 do VĐV người Jamaica, Usain Bolt thiết lập ngày 16 tháng 8 năm 2009, tại Berlin - Đức.
  • Kỷ lục thế giới môn chạy 100m nữ hiện nay là 10 giây 49 do VĐV người Mỹ, Florence Griffith Joyner thiết lập ngày 16 tháng 7 năm 1988, tại Indiana – Hoa Kỳ.
  • Kỷ lục Việt Nam môn chạy 100m nam hiện nay là 10 giây 20 do VĐV người TP. Hồ Chí Minh, Lương Tích Thiện thiết lập ngày 11 tháng 5 năm 2001, tại Hà Nội – Việt Nam.
  • Kỷ lục Việt Nam môn chạy 100m nữ hiện nay là 11 giây 33 do VĐV người An Giang, Vũ Thị Hương thiết lập ngày 7 tháng 7 năm 2007, tại Jordan.

2. Ý NGHĨA TÁC DỤNG MÔN CHẠY CỰ LY NGẮN

  • Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người, là hoạt động có chu kỳ, là dạng phổ biến nhất trong các bài tập thể lực của các môn thể thao. Chạy tốc độ được áp dụng từ thời Hy Lạp cổ đại, dung để huấn luyện binh sĩ từ năm 776 trước công nguyên.
  • Chạy ngắn giúp cho con người phát triển sự khéo léo, khả năng phối hợp vận động, mà đặc biệt là sức mạnh tốc độ, đây là một nội dung để phát triển thể lực rất cần thiết cho các môn thể thao khác.
  • Tập luyện chạy ngắn giúp cho cơ thể thích nghi với các hoạt động đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo. Đặc biệt giúp cho cơ thể con người trở nên săn chắc phát triển cân đối toàn diện.

3. ĐẶC ĐIỂM MÔN CHẠY CỰ LY NGẮN

  • Chạy cự ly ngắn là một môn thể thao bắt buộc VĐV phải chạy theo đường chạy riêng và phải xuất phát thấp có bàn đạp [Giúp người tập bắt đầu chạy nhanh hơn và sớm đạt được tốc độ cực đại trong khoản thời gian ngắn].
  • Trong chạy cự ly ngắn đòi hỏi vận động viên phải gắng sức tối đa, đồng thời còn phải có tính linh hoạt và phối hợp rất cao của các giai đoạn kỹ thuật trong một thời gian ngắn. Vì vậy thành tích của chạy cự ly ngắn phụ thuộc chủ yếu vào năng lực.
  • Thành tích chạy cự ly ngắn phụ thuộc vào tốc độ, phản xạ khi xuất phát và khả năng duy trì tốc độ cao cho đến hết cự ly. Muốn đạt thành tích cao trong thi đấu thì nhất thiết các VĐV phải đảm bảo phối hợp hoàn hảo các giai đoạn kỹ thuật của chạy cự ly ngắn.

4. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN

  • Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người, là dạng phổ biến nhất trong các bài tập thể lực và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các môn thể thao.
  • Cũng như đi bộ, Chạy là một hoạt động có chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm hai bước. Nhưng chạy khác với đi bộ ở chỗ, trong một chu kỳ chạy có hai thời kỳ bay và trong chạy thì tốc độ, biên độ hoạt động lớn hơn đi bộ.
  • Ảnh hưởng của nội và ngoại lực đối với trọng tâm cơ thể trong quá trình chạy:
  • Trong chạy, khi ở thời kỳ chống tựa, trọng tâm cơ thể di chuyển về trước. Lúc chống trước tốc độ hơi giảm và lúc đạp sau tốc độ lại tăng lên. Tốc độ chạy càng lớn thì phản lực chống trước càng mạnh, sự kìm hãm tốc độ nằm ngang càng nhiều. Vì thế khi đặt chân chống

Thời kỳ bay

  • Để tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng tiếp thu kỹ thuật, chạy cự ly ngắn thường được chia thành 04 giai đoạn như sau:

 Xuất phát.  Chạy lao sau xuất phát.  Chạy giữa quãng.  Về đích.

4. Kỹ thuật xuất phát thấp

  • Trong chạy cự ly ngắn người ta áp dụng cách xuất phát thấp vì kỹ thuật này giúp vận động viên bắt đầu chạy nhanh hơn và sớm đạt được tốc độ cực đại trong khoảng thời gian ngắn nhất.
  • Để xuất phát thấp nhanh, người ta sử dụng bàn đạp xuất phát [hình...], bàn đạp xuất phát bảo đảm cho vận động viên có điểm tỳ vững chắc để đạp sau và có sự ổn định khi đặt chân.
  • Có 03 cách bố trí bàn đạp xuất phát cơ bản như sau:
  • Cách “thông thường”: bàn đạp trước đặt sau vạch xuất phát từ 1-1,5 bàn chân, bàn đạp sau cách bàn đạp trước một khoảng bằng độ dài cẳng chân [gần 2 bàn chân]. [a]
  • Cách “kéo dãn”: Các bàn đạp được đặt xa vạch xuất phát hơn. Bàn đạp trước đặt sau vạch xuất phát gần 2 bàn chân và bàn đạp sau cách bàn đạp trước một bàn chân hoặc gần hơn. Cách này thường phù hợp với người cao, sức mạnh của chân và tay bình thường. [b]
  • Cách “làm gần”: Cả 2 bàn đạp được đặt gần vạch xuất phát hơn - bàn đạp trước đặt cách vạch xuất phát một bàn chân hoặc gần hơn, bàn đạp sau cách bàn đạp trước chỉ còn 1-1, bàn chân. Bằng cách này tận dụng được sức mạnh của cả 2 chân khi xuất phát nên xuất phát ra nhanh, nhưng thường phù hợp hơn với người thấp, có chân tay khỏe. [c]
  • Dù theo cách nào thì trục dọc của 2 bàn đạp cũng phải song song với trục dọc của đường chạy. Khoảng cách giữa 2 bàn đạp theo chiều ngang thường là 10-15cm, sao cho hoạt động của 2 đùi không cản chở nhau [do 2 bàn đạp gần nhau quá] Nhưng cũng không nên mất bình thường [hướng sang 2 bên do 2 bàn đạp xa nhau quá]. Bàn đạp đặt trước dùng cho chân thuận chân khỏe hơn.
  • Góc độ của mặt bàn đạp: Góc giữa mặt bàn đạp trước với đường chạy phía sau là 45- 50 độ; bàn đạp sau là 60-80 độ. Đối với Sinh viên có thể lực kém thì lên sử dụng bàn đạp xa vạch xuất phát, có góc độ nhỏ hơn.
  • Góc nghiêng của mặt tựa bàn đạp thay đổi tùy thuộc vào khoảng cách của bàn đạp đến vạch xuất phát. Khi bàn đạp được đặt gần vạch xuất phát thì góc nghiêng mặt tựa bàn đạp giảm đi, còn khi kéo xa khỏi vạch xuất phát thì góc nghiêng tăng lên. Khoảng cách giữa hai bàn đạp và việc đặt bàn đạp xa hay gần vạch xuất phát tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể người chạy, trình độ phát triển các tố chất nhanh, mạnh và những tố chất khác của họ.
  • Kỹ thuật xuất phát thấp được chia thành 3 khẩu lệnh: “Vào chỗ” - “Sẵn sàng” - “Phát lệnh”. Kỹ thuật ở giai đoạn xuất phát gồm các kỹ thuật phải thực hiện sau mỗi khẩu lệnh.

4. Chạy lao sau xuất phát

  • Để đạt được thành tích trong chạy ngắn, điều rất quan trọng sau giai đoạn xuất phát là nhanh chóng đạt tốc độ gần cực đại trong giai đoạn chạy lao. Thực hiện đúng và nhanh các bước chạy từ lúc xuất phát phụ thuộc vào độ lao của cơ thể dưới một góc nhọn so với mặt đường, cũng như vào sức mạnh, sức nhanh của vận động viên.
  • Bước đầu tiên được kết thúc bằng việc duỗi thẳng hoàn toàn của chân đạp sau khỏi bàn đạp trước và việc nâng đùi đồng thời của chân kia lên.
  • Bước đầu tiên được kết thúc bằng việc tích cực hạ chân xuống dưới-ra sau và chuyển thành đạp sau mạnh. Động tác này thực hiện càng nhanh thì việc đạp sau tiếp theo xảy ra càng nhanh và mạnh.
  • Trong một vài bước chạy đầu tiên, vận động viên đặt chân trên đường ở phía sau hình chiếu của tổng trọng tâm thân thể. Ở những bước tiếp theo, chân đặt trên hình chiếu của tổng trọng tâm và sau đó thì đặt chân ở phía trước hình chiếu của tổng trọng tâm.
  • Cùng với việc tăng tốc độ, độ nghiêng thân trên về trước của vận động viên giảm đi và kỹ thuật chạy lao dần chuyển sang kỹ thuật chạy giữa quãng.
  • Các vận động viên chạy ngắn ở bất kỳ đẳng cấp và lứa tuổi nào, trong giây đầu tiên sau xuất phát cần đạt được 55% tốc độ tối đa; trong giây thứ hai 76%; trong giây thứ ba 91%; trong giây thứ tư 95% và giây thứ năm là 99%.
  • Tốc độ chạy lao sau xuất phát được tăng lên chủ yếu do tăng độ dài bước chạy và một phần không nhiều do tăng tần số bước. Việc tăng độ dài bước chủ yếu đến bước thứ tám-thứ mười [bước sau dài hơn bước trước từ 10-15cm], sau đó thì độ dài bước được tăng ít hơn [4- 8cm]. Việc thay đổi độ dài bước đột ngột dưới hình thức nhảy là không tốt vì làm mất đi nhịp điệu chạy. Cùng với việc tăng tốc độ di chuyển của cơ thể, thời gian bay trên không tăng lên và thời gian tiếp đất giảm đi.
  • Tay đánh mạnh về trước cũng có ý nghĩa đáng kể. Trong chạy lao sau xuất phát, về cơ bản việc đánh tay cũng tương tự như trong chạy giữa quãng song với biên độ lớn hơn.
  • Ở những bước đầu tiên sau xuất phát, hai bàn chân đặt xuống đường hơi tách rộng so với chạy giữa quãng. Sau đó cùng với việc tăng tốc độ, hai chân được đặt gần hơn đến đường giữa.
  • Nếu so sánh thành tích chạy 30m xuất phát với chạy 30m tốc độ cao của cùng một vận động viên thì dễ dàng xác định được thời gian tiêu phí lúc xuất phát và tăng tốc độ sau xuất phát. Ở những vận động viên chạy giỏi, mức tiêu phí trong giới hạn từ 0,8-1 giây.

4. Kỹ thuật chạy giữa quãng

  • Chạy giữa quãng thường bắt đầu từ mét thứ 25-30 [sau khoảng 13-15 bước chạy], khi đạt 90-95% tốc độ chạy tối đa, mục đích chủ yếu là là duy trì tốc độ cao đã đạt được trong chạy lao.
  • Khi đạt được tốc độ cao nhất, thân trên của vận động viên chạy hơi đổ về phía trước, tạo thành một góc với mặt đường chạy khoảng 72-74 độ. Trong một bước chạy độ nghiêng của thân trên có thể thay đổi, lúc đạp sau độ nghiêng thân trên tăng lên còn trong pha bay thì lại giảm đi.
  • Chân đặt trên đường có đàn tính và tiếp xúc với đường từ phần trước bàn chân và cách hình chiếu khớp chậu-đùi trên đường khoảng 33-43cm. Tiếp đó chân được gập lại ở khớp gối và cổ chân. Góc gấp ở khớp gối lớn nhất khoảng 140-148 độ.
  • Khi chân chống chuyển vào tư thế đạp sau, chân lăng được đưa mạnh về trước lên trên. Việc duỗi thẳng chân đạp sau diễn ra khi đùi chân lăng nâng đủ cao và tốc độ nâng cao của nó được giảm đi.
  • Đạp sau được thực hiện do việc duỗi chân chống ở khớp gối và khớp cổ chân. Trong lúc bay, đùi hoạt động càng nhanh càng tốt. Chân chống tựa khi kết thúc đạp sau, theo quán tính hơi đưa ra sau - lên trên, sau đó chân được gấp lại ở khớp gối và bắt đầu chuyển nhanh đùi về trước.
  • Quá trình chạy được xem là kết thúc khi vận động viên dùng thân trên [trừ đầu, cổ và tay] chạm vào mặt phẳng thẳng đứng được dựng lên bởi vạch đích, hay cụ thể hơn là chạm vào dây đích.
  • Để nhanh chóng chạm vào dây đích được kéo căng ở độ cao ngang ngực, ở bước chạy cuối cùng vận động viên thường thực hiện một trong hai động tác sau:
  • Gập thân trên đột ngột về trước để chạm ngực vào dây đích, động tác này được gọi là “đánh ngực”.
  • Vừa gập thân trên vừa xoay để một bên vai chạm vào dây đích, động tác này gọi là “đánh vai”.
  • Sau khi chạm dây đích, để khỏi ngã, vận động viên cần đặt nhanh chân lăng xa về phía trước để giữ thăng bằng.

Kỹ thuật chạm đích tốt giúp vận động viên chạm dây đích sớm hơn khi có hai hoặc nhiều đối thủ ngang nhau muốn tranh thứ hạng. Song, nếu không quen hoặc kỹ thuật chưa thuần thục thì nên chạy qua đích với toàn bộ tốc độ mà không cần nghĩ tới việc thực hiện động tác về đích để tránh việc té ngã hoặc giảm tốc độ.

Chủ Đề