1 quả trứng vịt bao nhiêu dặm?

Trứng là một trong những loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cực cao, thích hợp với trẻ thời kì ăn dặm và kích thích đến sự phát triển chiều cao của trẻ sau này. Trước sự đa dạng và phong phú của nhiều loại trứng trên thị trường ngày nay, hẳn các bà mẹ sẽ có lúc băn khoăn rằng không biết cho con ăn loại trứng nào mới tốt nhất? Vậy hãy cùng tham khảo một số thông tin cơ bản về các loại trứng phổ biến nhất nhé.
Trứng gà:
 


Trứng gà là loại trứng phổ biến nhất và cũng là loại trứng được tiêu thụ nhiều nhất ở các nước trên khắp thế giới. Đây là nguồn dinh dưỡng quý giá đối với sức khỏe, cung cấp một lượng lớn phot pho, kẽm, kali và canx cho cơ thể.Bên trong một quả trứng gà cũng có chứa tới 8 loại amino axit cơ bản cần thiết cho sức khỏe.
Nếu thông thường bên trong một quả trứng gà ta nặng khoảng 40g [cả vỏ], trứng vịt nặng 70g [cả vỏ]. Nếu bỏ vỏ thì 100g trứng gà tương đương với 3 quả và 100 gr trứng vịt tương đương với 1,5 quả. Như vậy, giá trị dinh dưỡng của trứng gà và trứng vịt hầu như không khác nhau lắm. Nhưng bên trong thành phần các chất dinh dưỡng thì trứng gà luôn luôn tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, vitamin A có trong trứng gà cao hơn trứng vịt và chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng, khó tiêu.
Trứng vịt:
Trứng vịt có kích cỡ lớn gấp 30% so với trứng gà nhưng lượng calo có trong trứng vịt lại cao gấp đôi so với trứng gà. Các amino axit có trong hai loại trứng này tương tự như nhau nhưng ở bên trong trứng vịt có chứa nhiều hơn về số lượng các vi chất đó. So với trứng gà thì trứng vịt có hàm lượng các chất như sau: Tinh bột, khoáng chất tương đương; lượng protein cao hơn; chất béo bão hòa và không bão hòa cao hơn; thành phần cholesterol [có hại cho tim mạch] cao hơn, nhất là trứng vịt sẽ để được tươi lâu hơn so với trứng gà vì trứng vịt có một lớp vỏ dày hơn hẳn trứng gà. Trẻ nhỏ nên ăn trứng gà vì trứng vịt chậm tiêu hơn, sẽ làm cho trẻ no lâu.
Trứng cút
Trứng cút cũng rất giàu vitamin và các loại khoáng chất. Tuy có kích thước khá khiêm tốn nhưng giá trị dinh dưỡng trong trứng cút còn cao gấp 4 lần so với trứng gà. Hàm lượng protein có bên trong trứng cút chiếm 13% trong khi hàm lượng protein trong trứng gà chỉ chiếm có 11%. Ngoài ra trứng cút còn chứa 140% vitamin B1 trứng gà chỉ chứa có 50%. Hơn nữa, trứng cút chứa nhiều sắt và kali gấp 5 lần xo với trứng gà. Không như trứng gà, trứng cút cho thấy rất ít trường hợp gặp phải dị ứng ở trẻ nhỏ. Ngược lại, một số loại protein có bên trong trứng cút có thể ngăn ngừa dị ứng nên dựa trên cơ sở này người ta còn có thể sản xuất được thuốc để điều trị dị ứng. Hàm lượng phốt pho cao có trong trứng chim cút còn có thể kích cho quá trình phát triển đại não của trẻ nhỏ.
Trứng ngỗng
Trứng ngỗng có kích thước rất lớn, lớn hơn trứng gà khoảng 3 lần. Nhiều bà mẹ lầm tưởng rằng trứng ngỗng to nên sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và bổ hơn các loại trứng khác và cho rằng ăn trứng ngỗng sẽ giúp cho con mình thêm thông minh nhưng kì thực thành phần chất dinh dưỡng có trong trứng ngỗng cũng tương tự như trứng gà, chỉ có một số chất trong trứng ngỗng là nhiều hơn trứng gà, đơn giản chỉ vì kích cỡ của chúng lớn hơn. Thậm chí, trứng ngỗng còn có hàm lượng cholesterol gây hại cho tim mạch cao hơn so với trứng gà: trong một quả trứng gà chứa 186mg cholesterol trong khi đó bên trong một quả trứng ngỗng thường chứa đến 1227mg cholesterol.
Nguồn: marybaby.vn

Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu [tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng].

Giá trị dinh dưỡng của trứng

Thông thường 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40g [cả vỏ], 1 quả trứng vịt: 70g [cả vỏ].Nếu bỏ vỏ thì 100g trứng gà tương đương 3 quả, còn 100g trứng vịt tương đương 1,5 quả. Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm… 

Như vậy, giá trị dinh dưỡng của trứng gà và vịt không khác nhau nhiều lắm, nhưng thành phần các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, virtamin A của trứng gà cao hơn trứng vịt, trong trứng gà còn có cả vitamin D, một loại vitamin có rất ít trong thực phẩm. Hàm lượng chất đạm của trứng gà cũng cao hơn trứng vịt, chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu, như vậy nên cho trẻ ăn trứng gà thì tốt hơn.

Trứng có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ

Lượng trứng cho trẻ ăn bao nhiều là đủ? 

Tuy trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa. Tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau:Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuầnTrẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần.Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần. ăn cả lòng trắng.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày, cách chế biến trứng tốt nhấtKhông nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, anh nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella – một yếu tố gây ngộ độc thức ăn. 

Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin [vitamin H], cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trứng gà rán hoặc ốp mà dùng lửa to thì dễ khiến bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín. 

Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, còn lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn nếu có. Vì vậy, khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt. Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%, trưng ôp 97%.

Cách luộc trứng đúng: cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ trứng không bị vỡ. 

Trứng gà vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.

Mẹ cần chú ý lượng trứng cho trẻ ăn như thế nào là đủ

Chế biến trứng cho trẻ tùy theo tháng tuổi

– Trẻ 6-12 tháng: nên cho ăn bột trứng, cách nấu bột trứng: nấu chín bột, mới cho trứng, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá. 

– Trẻ 1-2 tuổi: có thể ăn cháo trứng, cũng tương tự như nấu bột trứng, khi cháo chín mới cho trứng, đun sôi lại là được, ngoài ra có thể cho trẻ ăn trứng luộc vừa chín tới.Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Chủ Đề