145 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Ngày 15/7/2020 Văn phòng Quốc hội có Văn bản số 23/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật của thành phố giới thiệu một số quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp huyện, cấp xã.

  1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp huyện

1. Soạn thảo quyết định của UBND cấp huyện [Điều 138]

- Dự thảo quyết định của UBND cấp huyện do Chủ tịch UBND phân công và trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc UBND soạn thảo. Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm xây dựng dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định.

- Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, cơ quan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định. Cơ quan, tổ chức có liên quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định.

Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 07 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quyết định.

2. Thẩm định dự thảo quyết định của UBND cấp huyện [Điều 139]

- Phòng Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo quyết định của UBND cấp huyện trước khi trình. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày UBND họp, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Phòng Tư pháp để thẩm định.

- Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:

+ Tờ trình UBND về dự thảo quyết định; dự thảo quyết định;

+ Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý; tài liệu khác [nếu có].

- Nội dung thẩm định bao gồm:

Sự cần thiết ban hành quyết định; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của dự thảo quyết định; sự phù hợp của nội dung dự thảo quyết định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật; sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới; nguồn lực, điều kiện bảo đảm thi hành quyết định; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.

- Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm và ý kiến về việc dự thảo quyết định đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình UBND. Báo cáo thẩm định phải được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Phòng Tư pháp nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.

- Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định, đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Phòng Tư pháp khi trình UBND dự thảo quyết định.

3. Hồ sơ dự thảo quyết định trình UBND cấp huyện [Điều 140]

- Cơ quan soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến UBND cấp huyện chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày UBND họp để chuyển đến các thành viên UBND.

- Hồ sơ dự thảo quyết định trình UBND bao gồm:

+ Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo quyết định; dự thảo quyết định; bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý; tài liệu khác [nếu có].

+ Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

Tờ trình Ủy ban nhân dân về dự thảo quyết định; dự thảo quyết định; báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định được gửi bằng bản giấy, tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.

4. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của UBND cấp huyện [Điều 141]

- Tùy theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định phương thức xem xét, thông qua dự thảo quyết định. Trong trường hợp xem xét, thông qua dự thảo quyết định tại phiên họp UBND thì được tiến hành theo trình tự sau đây:

+ Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo quyết định;

+ Đại diện Phòng Tư pháp phát biểu về việc giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;

+ UBND thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo quyết định.

- Dự thảo quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên UBND cấp xã biểu quyết tán thành.

Các văn bản quy phạm pháp luật do ai ban hành?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, ...

Khi nào cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ...

Có bao nhiêu chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

5. Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước.

Tại sao phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Văn bản quy phạm pháp luật có tính hợp lý khi nó đáp ứng được các yêu cầu sau: Thứ nhất, nó phải xuất phát từ lợi ích thiết thực của xã hội, mà cụ thể là của người dân. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành là nhằm để giải quyết các vấn đề mà xã hội đặt ra.

Chủ Đề