2) vì sao khi cán búa, cán dao bị lỏng người ta đập mạnh đầu cán vào đe?

Đề bài

Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau đây :

a] Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái.

b] Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.

c] Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được.

d] Khi cán búa lỏng, có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất.

e] Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.

Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.

Lời giải chi tiết

a, Ô tô đột ngột rẽ phải, do quán tính, hành khách không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục theo chuyển động cũ nên bị nghiêng người sang trái.

b, Nhảy từ bậc cao xuống, chân chạm đất bị dừng lại ngay, nhưng người còn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên làm chân gập lại.

c, Bút tắc mực, nếu vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được vì do quán tính nên mực tiếp tục chuyển động xuống đầu ngòi bút khi bút đã dừng chuyển động.

d, Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất, cán đột ngột bị dừng lại, do quán tính đầu búa tiếp tục chuyển động ngập chặt vào cán búa.

e, Do quán tính nên cốc chưa kịp thay đổi vận tốc khi ta giật nhanh giấy ra khỏi đáy cốc.

Loigiaihay.com

HƯỚNG DẪN ÔN THI HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÍ 8NĂM HỌC 2016 - 2017A. Lí Thuyết1. Thế nào là chuyển động cơ? Cho ví dụ và giải thích?Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật làm mốc.Ví dụ: Một người đang đi xe trên đường thì vị trí của người đó thay đổi theo thời gian so vớicây bên đường nên ta nói người đó chuyển động so với cây bên đường.2. Nêu kết luận về tính tương đối của chuyển động. Cho ví dụ về một vật chuyển động so vớivật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.Một vật có thể chuyển động so với vật mốc này nhưng lại đứng yên so với vật khác nên ta nóichuyển động và đứng yên có tính tương đối, tùy thuộc vào vật mốc.Ví dụ: Một người lái xe đi trên đường. Người đó chuyển động so với cây bên đường nhưngđứng yên so với xe.3. Thế nào là tốc độ? Viết công thức và nêu đơn vị các đại lượng trong công thức?Dụng cụ đo tốc độ của xe ô tô, xe gắn máy gọi là gì?Nói tốc độ của ô tô là 40 km/h nghĩa là gì?Tốc độ cho biết độ nhanh hay chậm của một vật chuyển động, được tính bằng quãng đường điđược trong một đơn vị thời gian.Công thức:vsts: quãng đường đi được [km, m …]t: thời gian đi hết quãng đường đó [h, min, …]v: tốc độ [km/h, m/s …]Dụng cụ đo tốc đô của xe ô tô, xe gắn máy gọi là: Tốc kếNói tốc độ của ô tô là 40 km/h nghĩa là trong 1 giờ ô tô đi được 40 km.4. Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Cho ví dụ?Chuyển động đều là chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian. Ví dụ: chuyển độngcủa đầu kim đồng hồ.Chuyển động không đều là chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian. Ví dụ: chuyển độngcủa em đi xe đạp từ nhà đến trường.5. Nêu cách biểu diễn lực.Lực là một đại lượng vec tơ, được biểu diễn bằng một mũi tên có:+ Gốc là điểm đặt của lực+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước.6. Quán tính là gì? Vì sao ngồi trên ô tô, máy bay ta phải thắt dây an toàn?Quán tính là tính chất của một vật giữ nguyên chuyển động khi không có lực tác dụng và chỉthay đổi dần chuyển động khi có lực tác dụng.Ngồi trên ô tô, máy bay ta phải thắt dây an toàn vì khi ô tô hoặc máy bay dừng lại hoặc chuyểnđộng đột ngột thì do quán tính nên hành khách chưa kịp thay đổi tốc độ theo nên có thể bị lao vềphía trước hoặc ngã về phía sau rất nguy hiểm nên ta phải thắt dây an toàn để giữ người lại.7. Thế nào là lực ma sát? Lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ xuất hiện khinào? Nêu ví dụ về lực ma sát có lợi và nêu biện pháp để tăng tác dụng có lợi của lực masát. Nêu ví dụ về lực ma sát có hại và nêu biện pháp để giảm tác dụng có hại của lực masát.Lực cản lại chuyển động của vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó gọi là lực ma sát.Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt vật khác.Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên về mặt vật khác.1Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không bị trượt hay lăn khi vật chịu tác dụng của những lực khác.Ví dụ ma sát có lợi: Bảng trơn không thể dùng phấn viết lên bảng.Biện pháp: Tăng độ nhám của bảng để tăng ma sát trượt giữa phấn và bảng.Ví dụ ma sát có hại: Lưc ma sát trượt giữa đĩa và xích làm mòn đĩa và xích.Biện pháp: Tra dầu vào xích xe để giảm ma sát.8. Áp lực là gì? Tác dụng của áp lực phụ thuộc yếu tố nào? Áp suất là gì? Viết công thứctính áp suất và các đại lượng trong công thức?Nêu ví dụ ứng dụng áp suất trong đời sống hằng ngày.Áp lực là lực nén có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.Tác dụng của áp lực [áp suất] phụ thuộc vào: Độ lớn của áp lực và diện tích bị nén.Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị nén.Công thức:𝑝=𝐹𝑆F: Áp lực [N]S: Diện tích bị nén [m2 ]p: Áp suất [N/m2 hoặc Pa]Ứng dụng: Lưỡi dao càng mỏng thì dao càng sắc, vì cùng một áp lực, nếu diện tích bị ép càngnhỏ thì áp suất càng lớn [dao càng dễ cắt gọt].9. Chất lỏng gây ra áp suất như thế nào? Viết công thức tính áp suất gây ra bởi chất lỏng?Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất chất lỏng có phương vuông góc với mặttiếp xúc tại nơi đó.Công thức:p = d.hh: độ sâu của vật [m]d: trọng lượng riêng của chất lỏng [N/m3]p: Áp suất của chất lỏng [N/m2 hoặc Pa].10. Nguyên tắc bình thông nhau? Nêu ứng dụng bình thông nhau trong cuộc sống?Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở cácnhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao.Ứng dụng: đo mực chất lỏng trong bình không trong suốt…11. Máy thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý gì? Phát biểu nguyên lý? Công thức máy thủylực.Nguyên lý Pascal: Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn độ tăng ápsuất đến mọi nơi của chất lỏng.Công thức máy thủy lực:FS2  2FS11F1: lực tác dụng lên pit tông nhỏ [N]F2: lực tác dụng lên pit tông lớn [N]S1: diện tích pít tông nhỏ [m2]S2: diện tích pit tông lớn [m2]12. Thế nào là áp suất khí quyển?Vì không khí cũng có trọng lượng nên trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu áp suất của lớpkhông khí bao quanh trái đất. Áp suất này gọi là áp suất khí quyển.Trái đất và mọi vật trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.Áp suất của khí quyển ở sát mực nước biển bằng 1 atm bằng với áp suất của cột thủy ngâncao 76cm.1atm ≈ 100000Pa =760 mmHg = 760 Torr2B/ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG1. Chuyển động của ô tô khi khởi hành, chuyển động của cánh quạt khi quạt quay ổn định thuộcdạng chuyển động nào?2. Khi bị vấp, ta ngã về phía nào? Vì sao?3. Khi đang đi nếu ta bị trượt chân thì thân người bị ngã về phía nào? Tại sao?4. Một tàu hỏa đang chuyển động khá nhanh trên đường ray. Người lái tàu nhìn thấy trên đườngray phía trước đoàn tàu có một vật cản nên kéo gấp phanh để tác dụng lực hãm đoàn tàu lại.Đoàn tàu có dừng lại ngay được không? Vì sao?5. Hành vi “vượt đèn đỏ” của các phương tiện giao thông là vi phạm luật giao thông đường bộ vàdễ gây ra tai nạn. Em hãy vận dụng kiến thức về quán tính để giải thích rõ nguyên nhân tại sao?Dùng kiến thức quán tính giài thích tại sao khi nhổ cỏ đột ngột thì cỏ dễ bị đứt rễ?Vì sao khi cán búa, cán dao bị lỏng người ta đập mạnh đầu cán vào đe?Giải thích tại sao kim khâu, cuốc, xẻng sử dụng ở đất mềm đều phải có đầu nhọn?Khi đi qua chỗ bùn lầy, người ta thường dùng 1 tấm ván đặt lên trên để đi. Hãy giải thích vìsao?10. Giải thích tại sao các xe tải chở nặng thường có nhiều bánh?11. Tại sao khi lặn sâu trong nước, ta cảm thấy khó thở? Người thợ lặn chuyên nghiệp phải khắcphục tình trạng này như thế nào?12. Khi ngồi trên máy bay đang cất cánh hoặc đứng trong thang máy đang di chuyển lên cao hayngồi trong ô-tô đang chạy lên đèo, em thường bị ù tai. Hãy giải thích tại sao? Em thường làmthế nào để không còn bị ù tai sau đó? Tại sao làm như vậy sẽ không còn bị ù tai nữa?13. Vì sao nhà du hành vũ trụ khi đi ra khoảng không vũ trụ phải mặc một bộ áo giáp?14. Tại sao khi khui lon sữa phải khui 2 bên đối diện?6.7.8.9.C/ BÀI TẬPI/ DẠNG CHUYỂN ĐỘNG1. Một người đi bộ từ nhà đến chợ với tốc độ trung bình là 2m/s. Người đó khởi hành lúc 6h30minvà đến chợ lúc 6h45min. Tính quãng đường từ nhà đến chợ?2. Một ô tô chuyển động từ địa điểm A đến địa điểm B cách nhau 90km. Trong 27 km đầu ô tôđi với tốc độ v1 = 25 m/s, đoạn đường còn lại ô tô đi với tốc độ v2 = 20 m/s.a. Hỏi sau bao lâu ô tô đến B?b. Tính tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường AB.3. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m. Người đó đi 25m đầu hết 10s, 75m sau hết15s. Tính tốc độ trung bình của người ứng với từng đoạn dốc và cả dốc.4. Một xe ô tô dự kiến đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu Cách nhau 120 km với tốc độ60 km/h.a. Tính thời gian dự kiến mà ô tô đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu?b. Trên thực tế ô tô này đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu mất 2h30min. Tính tốcđộ trung bình thực tế của ô tô.5. Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút, người thứ hai đi quãngđường 7,5km hết 0,5h.a. Người nào đi nhanh hơn?b. Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhaubao nhiêu km?36. Một người đi bộ đều trên quãng đường thứ nhất dài 3km với vận tốc 6km/h. Quãng đường thứhai dài 1,5km người đó đi hết 0,5 giờ.a. Tính tốc độ người đó đi trên đoạn đường thứ hai.b. Tìm tốc độ trung bình người đó trên cả hai đoạn đường.7. Một xe máy đi trên nửa quãng đường đầu với tốc độ trung bình là 40 km/h. Biết tốc độ trungbình của xe máy trên nửa quãng đường còn lại là 45 km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trêncả quãng đường?II/ BIỂU DIỄN LỰC1. Một người kéo vật nặng trên mặt sàn, cho rằng lực kéo có các yếu tố sau: Điểm đặt tại vị trí Mtrên vật, phương ngang, hướng qua phải, độ lớn F = 50 N. Em hãy biểu diễn lực trên?2. Một khối gỗ chuyển động trượt theo quỹ đạo là một đường thẳng trên mặt sàn nằm ngang chịutác dụng của các lực sau:a. Lực kéo hợp với phương ngang một góc 300, có chiều hướng lên qua phải, độ lớn 60N.b. Trọng lực độ lớn 40N.c. Lực ma sát trượt độ lớn 20 N.Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên cùng vật theo tỉ xích do em chọn.3. Một vật có khối lượng 500 g, chuyển động thẳng đều trên mặt bàn nằm ngang. Biết lực ma sátgiữa vật và mặt phẳng ngang là 2N. Hãy kể tên và biểu diễn các lực tác dụng lên vật với tỉ xíchtùy chọn.4. Một vật có khối lượng 1,5kg chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang.Hãy kể tên và biểu diễn các lực tác dụng lên vật. Tỉ xích 1cm ứng với 5N.III/ ÁP SUẤT1. Một vật có khối lượng 1,5kg , được đặt trên một mặt bàn nằm ngang. Tính áp lưc và áp suất tácdụng lên mặt bàn? Biết diện tích tiếp xúc giữa vật với mặt bàn là 250 cm2.2. Một xe tải khối lượng 2 tấn có bốn bánh xe. Áp suất do xe tác dụng lên mặt đường là50000Pa.a. Tính diện tích tiếp xúc của bánh xe lên mặt đường.b. Nếu xe chở thêm 3 tấn hàng thì áp suất của xe tác dụng lên đường là bao nhiêu? Biết rằngkhi đó diện tích tiếp xúc của mỗi bánh xe với mặt đường tăng lên 0,025m2.3. Đặt một vật có khối lượng 44 kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúcvới mặt đất của mỗi chân ghế là 8 cm2. Tính áp lực và áp suất các chân ghế tác dụng lên mătsàn.4. Một người nặng 50 kg đứng trên mặt đất mềm. Diện tích tiếp xúc của mỗi bàn chân người nàyvới mặt đất là 2dm2.Tính áp lực và áp suất của người đó trên mặt đất nếu đứng bằng hai chân.5. Một xe tăng có trọng lượng 26000N.a. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bàn xích xe vớimặt đường là 1,3 m2?b. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất một người nặng 45kg có diện tích tiếp xúc hai bàn chânvới mặt đất là 200cm2?IV/ ÁP SUẤT CHẤT LỎNG41. Một bình hình trụ chứa đầy nước cao 60 cm. Tính áp suất và áp lực của nước tác dụng lên mộtvan ở sát đáy bình có diện tích là 2 cm2. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m2.2. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3. Hãy tính:a. Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?b. Để có áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là 2163000 N/m2 phải lặn sâu thêm baonhiêu so với lúc trước.3. Một bình hình trụ cao 0,8m. Đổ vào bình một lớp nước cao 0,5m.a. Tính áp suất do nước tác dụng lên đáy bình? Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.b. Đổ thêm dầu vào cho đầy bình. Tính áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình lúc này? Biếttrọng lượng riêng của dầu là 8000N/m2.4. Một bể bơi chứa lượng nước cao 2,5 m. Tính áp suất và áp lực của nước tác dụng lên một ngườiđang lặn ở độ sâu cách đáy bể 1,5 m. Biết diện tích bề mặt cơ thể của người này là 2m2. Chotrọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.5. Một thùng cao 1,2 m chứa đầy nước . Biết trọng lượng riêng của nước d= 10.000N/m3. Tính:a. Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng.b. Áp suất của nước tác dụng lên điểm M cách đáy thùng 0,2 m.6. Một thợ lặn xuống độ sâu 40 m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển10300 N/m³.a. Tính áp suất của nước biển gây ra lên người thợ lặn ở độ sâu này?b. Phần trong suốt phía trước áo có diện tích là 0,016 m². Tính áp lực của nước biển tác dụnglên phần diện tích này?V/ MÁY ÉP THỦY LỰC1. Một máy nén thuỷ lực có diện tích của pittông nhỏ là S1 = 1,5 cm2, diện tích của pittông lớn làS2 =240 cm2 . Khi tác dụng lên pittông nhỏ một lực là F1 = 120 N. Tính lực F2 tác dụng lênpittông lớn để có thể nâng giữ một ôtô có khối lượng là bao nhiêu? Bỏ qua khối lượng của cácpittông.2. Một máy nén thủy lực có diện tích pít-tông lần lượt là 250 cm2 và 2,5 m2. Để có thể nâng đượcvật có khối lượng 2000 kg thì phải tác dụng vào pit tông nhỏ một lực bằng bao nhiêu?5

Video liên quan

Chủ Đề