3 điểm 10 không đỗ đại học năm 2022

Mỗi năm quy định về điểm xét tuyển trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia cũng đều có thay đổi khác nhau. Thí sinh được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông nếu có tổng điểm đạt mức quy định và không có môn nào bị điểm liệt.

Vậy quy định điểm liệt năm 2021 là bao nhiêu? Đây là một trong  những thắc mắc được nhiều người quan tâm. Để giải đáp cho câu hỏi này Kính mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây.

>>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Bao giờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2021?

Tìm hiểu về kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021

Trước khi đi vào giải đáp Quy định điểm liệt năm 2021 là bao nhiêu? Chúng tôi chia sẻ một số thông tin hữu ích về kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021.

Theo Thông tư Số: 05/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi năm 2021 cơ bản giữ ổn định như năm 2020, nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh, làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông, xét công nhận tốt nghiệp THPT. Các cơ sở như giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

Kỳ thi diễn ra trong 2 ngày, dự kiến từ 7/7 – 8/7. Các bài thi sẽ được giữ nguyên với 3 bài độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên [Sinh học, Vật lý, Hóa học] và Khoa học xã hội [Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông; hoặc Địa lý, Lịch sử đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên].

Nội dung thi tốt nghiệp nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12. Về hình thức, trừ môn Ngữ văn thi tự luận, đề của các môn khác được đưa ra dưới dạng trắc nghiệm khách quan. Thời gian thi Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi một môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đối với thí sinh giáo dục THPT phải dự thi đầy đủ 3 bài độc lập và một bài tổ hợp. Thí sinh giáo dục thường xuyên sẽ dự thi 2 bài độc lập là Toán và Ngữ văn cùng một bài tổ hợp. Ngoài ra, nhóm này có thể đăng ký dự thi thêm bài Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.

Quy định điểm liệt năm 2021

Điểm liệt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia là mức điểm giới hạn mà thí sinh có đủ điều kiện để được công nhận tốt nghiệp hay không. Nếu thí sinh có điểm số bằng hoặc thấp hơn mức điểm giới hạn bị coi là điểm liệt.

Tại Khoản 1 Điều 42 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT Ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định như sau: “Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp ĐKDT để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1.0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5.0 [năm] điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT”

Như vậy, quy định điểm liệt của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2021 sẽ  là: 1,0 điểm hoặc dưới 1,0 điểm.

Theo đó, người dự thi có đủ điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp là khi tất cả các bài thi, môn thi cấu thành nên điểm của bài thi tổ hợp để xét công nhận tốt nghiệp phải đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10.

Nếu điểm số của một trong các môn xét tốt nghiệp là 1,0 điểm hoặc dưới 1,0 điểm thì người dự thi đó không đủ điều kiện xét tốt nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, người dự thi không đủ điều kiện để được xét tuyển vào các trường đại học với các tổ hợp môn này. Cụ thể:

– Nếu thí sinh chọn 1 bài thi tổ hợp, bị điểm liệt trong các môn để xét tốt nghiệp thì sẽ không đủ điều kiện tốt nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không thể xét tuyển Đại học – Cao đẳng bằng tổ hợp các môn này.

– Nếu thi cả 2 bài tổ hợp, thí sinh sẽ được chọn 1 trong 2 bài thi có điểm cao hơn và không bị điểm liệt để xét tốt nghiệp. Trong đó bắt buộc Toán, Văn và Ngoại ngữ phải đạt trên 1 điểm. Ngoài ra, thí sinh xét đại học môn Toán, Lý, Hóa mà Sử hay Địa lý bị điểm liệt thì cũng sẽ không ảnh hưởng gì nếu thí sinh đã đủ điều kiện tốt nghiệp.

So với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2019, 2020 thì điểm liệt vẫn được giữ nguyên.

Quy định về điểm và công thức tính điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT Ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT thì để đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia thí sinh dự thi phải có đủ các điều kiện sau:

– Đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi.

– Tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1.0 điểm theo thang điểm 10.

– Có điểm xét tốt nghiệp từ 5.0 điểm trở lên.

Theo Khoản 1 Điều 41 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT Ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT, điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông gồm điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định, điểm ưu tiên, khuyến khích [nếu có] và điểm trung bình cả năm lớp 12; điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp, cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT cụ thể như sau:

Thứ nhất: Với học sinh trung học phổ thông:

Ví dụ: Nguyễn Văn C có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 như sau: Toán 8 điểm, Ngữ Văn 7.5 điểm, Tiếng Anh 5 điểm, bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên là 7.5 điểm [Vật lí 7 điểm, Hóa học 8 điểm, Sinh học 7.5 điểm], điểm trung bình cả năm lớp 12 là 7 và không có điểm ưu tiên, điểm khuyến khích. Điểm xét tốt nghiệp của Nguyễn Văn C được tính như sau:

Điểm xét tốt nghiệp = [[28 : 4] x 7 + [7 x 3]]: 10 =  7.00 điểm

Thứ hai: Với bậc giáo dục thường xuyên:

Lưu ý: Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.

Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Quy định điểm liệt năm 2021 là bao nhiêu. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>>>>> Tìm hiểu thêm 2 bài viết liên quan sau đây:

+ Cách tính điểm đỗ tốt nghiệp THPT 2021?

+ Điểm đỗ tốt nghiệp THPT 2021?

3.7/5 - [14 lượt đánh giá]

Khác với những đợt tuyển sinh đại học trước đây, mùa tuyển sinh năm 2022 có nhiều sự thay đổi trong việc đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển. Đặc biệt, thay vi thí sinh được đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng 3 đợt thì nay hoạt động này rút xuống chỉ còn một đợt. Thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học sau khi thi xong tốt nghiệp THPT [kéo dài 6 tuần]. Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này. Dưới đây là tất tần tật những giải đáp thắc mắc về việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 mà nhiều thí sinh quan tâm:

Xem thêm: Thí sinh không được dự thi nếu không đủ điều kiện hoặc hồ sơ không hợp lệ

Thứ 1: Thí sinh xét tuyển bằng điểm học bạ có cần đăng ký nguyện vọng trong đợt chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo không?

Những năm trước, thí sinh chỉ đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ nếu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Còn đối với phương thức học bạ, đây là phương thức xét tuyển riêng của từng trường, nên thí sinh chỉ cần đăng ký trên hệ thống của trường đó là được. Tuy nhiên, với việc đưa vào hệ thống lọc ảo chung, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu dù thí sinh xét tuyển bằng phương thức khác [học bạ, xét tuyển kết hợp, xét tuyển chứng chỉ quốc tế…] cũng đều phải đăng ký chung trên hệ thống.

Ví dụ thí sinh A đăng ký xét tuyển học bạ vào trường Đại học B, nếu trường yêu cầu thí sinh phải nộp hồ sơ về trường và đăng ký trực tuyến trên website, thí sinh sẽ phải thực hiện việc đăng ký xét tuyển ở trên cả 2 hệ thống: website của trường [theo thời gian quy định] và hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo [sau khi thi TN THPT].

Thứ 2: Thí sinh có thể đăng ký 2 hoặc 3 tổ hợp khi đăng ký nguyện vọng hay không?

Thí sinh có thể đăng ký 2 hoặc 3 tổ hợp khi đăng ký nguyện vọng trên hệ thống, chỉ cần thí sinh có dự thi các môn trong tổ hợp.

Ví dụ, thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào ngành Điện tử viễn thông của Đại học Bách Khoa Hà Nội bằng cả 2 tổ hợp A00, A01. Thí sinh sẽ phải đăng ký 2 nguyện vọng ứng với 2 tổ hợp đó. VD: NV1: Điện tử viễn thông [A00]; NV2: Điện tử viễn thông [A01].

Thứ 3: Có được đăng ký một tổ hợp xét tuyển cho nhiều ngành trong cùng một trường không?

Câu trả lời là: Có

Thứ 4: Đỗ nguyện vọng 1 nhưng lại muốn học ở trường có nguyện vọng 2 có được không?

Đây là trường hợp nhiều thí sinh gặp phải, điều này bắt nguồn từ việc đặt nguyện vọng không đúng ngay từ ban đầu, thí sinh không xác định được bản thân thích học ngành nào nhất.

Với hệ thống đăng ký nguyện vọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu thí sinh đã đỗ nguyện vọng 1, hệ thống sẽ tự động ngừng việc xét tuyển các nguyện vọng sau. Chính vì vậy, dù thí sinh có muốn học nguyện vọng 2 cũng không được xét tuyển tiếp.

Có những hướng giải quyết như sau:

+ Nếu nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 ở cùng một trường, thí sinh vẫn có thể nhập học nguyện vọng 1 và đăng ký học song bằng với nguyện vọng 2.

+ Nếu nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 là 2 trường khác nhau, thí sinh có thể không xác nhận nhập học nguyện vọng 1 và đợi trường đặt nguyện vọng 2 xét tuyển bổ sung trong đợt sau [nếu thiếu chỉ tiêu]. Tuy nhiên cách này rất rủi ro, vì nếu không thiếu chỉ tiêu thí sinh sẽ mất cơ hội vào đại học.

Thứ 5: Nếu một thí sinh xét tuyển nguyện vọng 2 vào trường A [do trượt nguyện vọng 1], có bị thiệt thòi so với những thí sinh cũng xét tuyển vào trường A nhưng bằng nguyện vọng 1 hay không?

Câu trả lời là không, bởi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi thí sinh xét tuyển, các nguyện vọng trong cùng một đợt xét tuyển sẽ bình đẳng như nhau. Không có chuyện trường đại học phân biệt và ưu tuyên nguyện vọng 1,2 hơn nguyện vọng 3, 4…

Thứ 6: Đăng ký xét tuyển bằng vào trường A bằng điểm tốt nghiệp THPT thí có được đăng ký xét tuyển bằng học bạ nữa không?

Câu trả lời là: Có.

Thứ 7: Năm nay thí sinh có được điều chỉnh nguyện vọng không?

Năm nay thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng trong cùng một đợt [kéo dài 6 tuần sau khi thi tốt nghiệp THPT] thời gian cụ thể sẽ được thông báo sau. Hết thời gian này thí sinh sẽ không còn đợt điều chỉnh nguyện vọng nào nữa.

Vậy nên không giống như mọi năm, nếu đặt sai nguyện vọng có thể thay đổi được. Năm nay các sĩ tử cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc đăng ký nguyện vọng. Việc đắn đo nên theo học ngành nào? Đặt nguyện vọng nào trước? Nguyện vọng nào sau? Nên để nguyện vọng xét học bạ trước hay nguyện vọng điểm thi tốt nghiệp THPT trước?…Những vấn đề đó sẽ được giải đáp trong dịch vụ tư vấn VIP 1:1 với chuyên gia giàu kinh nghiệm của HOCMAI. Đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY.

chọn ngành chọn nghề Xét học bạ

Video liên quan

Chủ Đề