3 trẻ bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người

3 trẻ bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người

3 em nhỏ bị nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" - Ảnh Bệnh viện cung cấp

Ngày 15-9, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết bệnh viện này đã phát hiện và điều trị cho 3 trẻ em bị bệnh Whitmore - nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người".

Trước đó, theo thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bệnh viện này đã tiếp nhận 3 bệnh nhân là Nghiêm Thanh T. (14 tuổi, trú tại Đức Thọ, Hà Tĩnh), Hoàng Văn C. (10 tuổi, trú tại xã Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An), Nguyễn Công H. (11 tuổi, Công Thành, Yên Thành, Nghệ An) được người nhà đưa đến viện với tình trạng áp xe viêm tuyến nước bọt mang tai. Khi đưa đến, tình trạng bệnh của 3 em đã chuyển nặng.

Người nhà các em cho biết do bệnh có biểu hiện giống quai bị nên đã tự điều trị tại nhà. Sau khi được đưa vào viện, các bác sĩ đã cấy mủ, xét nghiệm máu thì phát hiện cả 3 em nhỏ đã dương tính với Whitmore. Sau một thời gian điều trị, hiện bệnh nhi T. đã ổn định và được xuất viện về nhà. Riêng 2 trường hợp các em H. và C. đang tiếp tục được điều trị tại bệnh viện.

Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền Ngân, Khoa Tai Mũi họng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, cho biết bệnh Whitmore là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây bệnh cảnh nhiễm trùng máu. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, nhưng có thể gây tử vong nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 50% - 60%. Hiện tại đang mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn Whitmore phát triển.

Đáng lưu ý, các triệu chứng lâm sàng của bệnh cũng rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu...

Ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh Whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn. Bệnh nhân thường phải dùng kháng sinh tấn công liều cao tĩnh mạch kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2-4 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng. Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng.

Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là một trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỉ lệ tử vong do Whitmore cao.

  • Sức khỏe
  • Bác sĩ online
  • Thuốc đúng - Thuốc tốt
  • Làm đẹp mỗi ngày
  • Thì thầm bên gối

TPO - Sau nhiều ngày điều trị, bé gái 9 tuổi bị nhiễm “Vi khuẩn ăn thịt người” vẫn còn nhiễm trùng huyết.

Ngày 11/6, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, sức khỏe bệnh nhân nhiễm bệnh Whitmore còn gọi là “Vi khuẩn ăn thịt người” đã có tiến triển. Bệnh nhân đã đi lại, ăn uống được song vẫn còn nhiễm trùng huyết. Phía bệnh viện tiếp tục theo dõi sát sao, điều trị cho bệnh nhân.

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Thúy Minh, Trưởng Khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên chia sẻ thêm, bệnh Whitmore không lây từ người qua người nhưng cần chú ý đến nguồn nước, môi trường xung quanh. Do đó, khi phát hiện ca bệnh trên, phía bệnh viện đã gọi điện thông báo ngay cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk để có biện pháp khoanh vùng nơi ghi nhận ca bệnh, có biện pháp phòng chống, tránh nguy cơ tiềm ẩn nguồn bệnh.

3 trẻ bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người

Người dân cần sử dụng nguồn nước đảm bảo. Ảnh minh họa

Trước đó, thông tin từ ngành y tế tỉnh Đắk Lắk ghi nhận cháu N.T.V (nữ, SN 2013, trú thôn Chiềng, xã Ia Lốp, huyện Ea Súp) mắc Whitmore. Theo đó, ngày 4/6, bệnh nhân được người nhà đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, và nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, sốt 39 độ, tuyến mang tai 2 bên sưng to, cứng chắc không di động. Góc hàm (T) có điểm ấn mềm hoá mủ, đau nhiều; há miệng hạn chế.

Đến ngày 7/6, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được nhưng sốt cao liên tục. Áp xe tuyến mang tai 2 bên đã rạch, rỉ mủ máu. Kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei.

Theo người nhà bệnh nhân, trước khi nhập viện khoảng 10 ngày, V. bị sốt cao, kèm sưng, đau vùng mang tai 2 bên; được đưa đi tại phòng khám tư nhân, uống thuốc 3 ngày nhưng không giảm.

Whitmore thường được gọi là bệnh “Vi khuẩn ăn thịt người” do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Đây là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời.

MỚI - NÓNG

3 trẻ bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người
Giá vàng trong nước "ốm yếu" nhưng cao hơn thế giới 17 triệu đồng/lượng

TPO - Gía vàng thế giới đang rơi vào chuỗi giao dịch ảm đạm, liên tục giảm sâu nhưng phục hồi chậm. Trong khi đó, giá vàng trong nước trụ vững ở mức cao và cao hơn vàng thế giới khoảng 17 triệu đồng/lượng. 

3 trẻ bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người
Truy nã đặc biệt đối tượng chém cả gia đình bên vợ

TPO - Ngày 9/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Bùi Văn Phiên - nghi phạm dùng dao chém cả gia đình nhà vợ, khiến mẹ vợ tử vong.

3 trẻ bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người
Xi Măng Xuân Thành áp dụng đồng bộ các giải pháp quản lý chất lượng hàng đầu thế giới

Đảm bảo và giữ ổn định chất lượng sản phẩm luôn là một thách thức lớn đối với ngành Xi măng nói chung. Với phương châm “Chất lượng khẳng định thương hiệu", Xi Măng Xuân Thành luôn coi đây là một ưu tiên hàng đầu trong sản xuất. Do đó, sau quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về công nghệ, từ năm 2017, Xi Măng Xuân Thành đã chọn lựa và áp dụng QCX® Workplace , một giải pháp quản lý chất lượng chuyên nghiệp, hiện đại và nổi tiếng của tập đoàn FLSmidth - Vương quốc Đan Mạch vào quy trình sản xuất.