Ai phát hiện ra hóa thạch khủng long

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội - Điện thoại: 024.39431250

Email: [email protected] Hotline: 0865.015.015 - 0977.456.112

Giấy phép số 76/GP-BTTTT, cấp ngày 26/02/2020.

Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Ai phát hiện ra hóa thạch khủng long

Hóa thạch loài stegosaurus có chiều dài khoảng 5 mét, đang được lưu giữ tại Trung tâm nghiên cứu bảo tồn hóa thạch Phong Ninh. Hóa thạch này còn đầy đủ 4 gai xương đuôi rất dễ nhận biết, cùng lớp da hóa thạch còn nguyên vẹn đến kinh ngạc. Mẫu da của nó gần giống với da rắn hoặc da của các loài thằn lằn ngày nay.

Cho đến nay, việc tìm thấy các hóa thạch da khủng long là đặc biệt hiếm, vì vậy phát hiện mới hứa hẹn sẽ cung cấp những hiểu biết thú vị, chưa từng biết đến về các loài sinh vật cổ xưa đã tuyệt chủng này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Bộ trưởng Môi trường Campuchia Say Samal ngày 27.10 cho biết hóa thạch khủng long nói trên được khai quật tại làng Koh Por, thuộc xã Bak Khlang, huyện Mondul Seima của tỉnh Koh Kong ở phía tây nam nước này, theo tờ Phnom Penh Post.

"Hóa thạch khủng long đầu tiên được tìm thấy trên đảo Koh Por ở Campuchia", báo Khmer Times dẫn ông Samal.

Ai phát hiện ra hóa thạch khủng long

Hóa thạch khủng long được tìm thấy ở Campuchia

Bộ môi trường campuchia

Hóa thạch này được phát hiện vào tháng 3.2021, dài 70cm, rộng 20cm và nằm trong một địa tầng địa chất cho thấy tuổi của nó dao động trong khoảng từ 65 đến 190 triệu năm.

Ông Hun Marady, giám đốc sở môi trường tỉnh Koh Kong, ngày 27.10 cho biết các nhà nghiên cứu đã dành khoảng một năm để nghiên cứu hóa thạch và dựa trên các bằng chứng đã kết luận rằng đây là hóa thạch của một con khủng long.

"Sau khi phát hiện, chúng tôi quyết định không di chuyển hóa thạch vì nghiên cứu đang được tiến hành và việc này phụ thuộc vào quyết định từ Bộ Môi trường. Bộ sẽ nghiên cứu hóa thạch kỹ lưỡng để tìm hiểu đây là loại khủng long nào", Khmer Times dẫn lời ông Marady.

"Theo các chuyên gia, đây là hóa thạch của một loài khủng long, nhưng để biết là loại khủng long nào thì sẽ cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn", ông cho biết thêm.

Ông Marady nói ông không chắc con khủng long để lại hóa thạch này có thể lớn đến mức nào, nhưng hóa thạch có kích thước ngang ống chân của một con voi. Ông cũng cho biết nhiều nhà nghiên cứu sẽ đến khu vực khai quật để xác định loại khủng long.

Phát hiện loài khủng long mới có cánh tay nhỏ xíu

Ông Lim Vanchan, một quan chức về di sản tại Bộ Môi trường Campuchia, nói đây là hóa thạch đầu tiên có niên đại trong khoảng 65-190 triệu năm được phát hiện ở Campuchia. Khi phát hiện hoá thạch vào tháng 3 năm ngoái, họ đã ngay lập tức nghi ngờ rằng đây là hoá thạch khủng long vì kích thước của nó.

"Chúng tôi thiếu các chuyên gia về động vật cổ đại nên chúng tôi phải hợp tác với các chuyên gia nước ngoài", ông Vanchan cho biết, tiết lộ rằng ba nhà cổ sinh vật học người Pháp sẽ đến Campuchia để tham gia nhóm nghiên cứu vào giữa tháng 11.

Theo ông Vanchan, hóa thạch đầu tiên chính thức được tìm thấy ở Campuchia là vào năm 2017, nhưng hầu hết hóa thạch được phát hiện ở vương quốc này là sinh vật biển hoặc gỗ hóa thạch, với các phát hiện ở 43 địa điểm khác nhau.

Bộ Môi trường Campuchia có kế hoạch khai quật toàn bộ phần xương hiện có thể nhìn thấy cũng như khai quật một khu vực rộng 25 m2 xung quanh để xem liệu có xương khác ở đó hay không.

"Nếu chúng tôi không thấy bất kỳ chiếc xương nào khác, chúng tôi sẽ chỉ giữ lại hóa thạch chúng tôi đã tìm thấy và bảo quản nó tại Bộ Môi trường vì chúng tôi chưa có các 'bảo tàng thiên nhiên' như Smithsonian ở Mỹ hay Bảo tàng Lee Kong Chian ở Singapore", ông nói, theo Phnom Penh Post.

Trải qua cả trăm triệu năm từ khi tuyệt chủng nhưng bộ hóa thạch vẫn được bảo quản nguyên vẹn và giúp các nhà khoa học rút ra nhiều thông tin từ việc nghiên cứu nó, theo trang Futurism ngày 27.1.

Ai phát hiện ra hóa thạch khủng long

Hóa thạch của con Borealopelta

bảo tàng hoàng gia Tyrrell

Vào năm 2011, các nhà khảo cổ học phát hiện và khai quật một trong những hóa thạch khủng long cổ xưa nhất tại khu mỏ ở tỉnh bang Alberta (Canada). Gần như toàn bộ con khủng long còn nguyên vẹn với những chiếc sừng, chân, bộ giáp và một số phần trong dạ dày. Phần được giữ nguyên vẹn nhất là đầu và lớp da.

Đó là một con khủng long thuộc họ nodosaur, một dạng khủng long ăn cỏ bọc giáp tồn tại trong kỷ Phấn trắng.

Ai phát hiện ra hóa thạch khủng long

Đầu của con Borealopelta còn dính với trầm tích

Bảo tàng hoàng gia Tyrrell

Kỹ thuật viên Mark Mitchell tại Bảo tàng cổ sinh vật học hoàng gia Tyrrell ở Alberta phải mất 7.000 giờ làm việc trong gần 6 năm để khai quật. Nhờ sự tỉ mỉ và công sức bỏ ra, con khủng long này được đặt tên Borealopelta markmitchelli theo tên của ông Mitchell. Ông Donald Henderson, người quản lý bảo tàng Tyrrell, nói với trang Ars Technica rằng đây là phát hiện 1 tỉ lần có một. Khủng long Borealopelta nặng khoảng 1.300 kg, dài khoảng 5,5 m.

Ai phát hiện ra hóa thạch khủng long

Hình vẽ mô phỏng của họa sĩ về con Borealopelta khi còn sống

Bảo tàng hoàng gia Tyrrell

Đến năm 2017, việc khôi phục hoàn tất và các nhà nghiên cứu mới có thể tiếp cận để tìm hiểu. Trong một nghiên cứu, nhà khoa học Caleb Brown tại bảo tàng Tyrrell kiểm tra cấu trúc giống xương bao phủ bên ngoài con khủng long gọi là osteoderm. Ở các hóa thạch khủng long ăn cỏ bọc giáp khác, các xương này thường nằm rời rạc nhưng ở hóa thạch này, chúng được phát hiện ở vị trí tự nhiên. Ông Brown cho biết việc phát hiện các xương được bảo quản ở vị trí thực tế như vậy giúp gợi ra manh mối cho việc ráp lại các mẫu hóa thạch mà vị trí của các xương không rõ ràng.

Phát hiện loài khủng long mới có cánh tay nhỏ xíu

Một giả thuyết quan trọng khác từ nghiên cứu của ông Brown là những chiếc gai trên mình khủng long không chỉ để ngăn chặn kẻ săn mồi mà chủ yếu để thu hút bạn tình.

Một nghiên cứu khác của ông Brown và các đồng nghiệp gợi ý rằng con Borealopelta sử dụng phương thức ngụy trang tương phản gọi là "countershading", chưa từng được quan sát thấy trên các loài khủng long cỡ lớn như vậy. Cụ thể, lớp giáp của nó có màu tối hơn ở phần trên lưng và màu sáng ở phần dưới bụng. Việc khủng long bọc giáp đồ sộ mà còn phải hình thành phương thức ngụy trang này để tồn tại cho thấy những loài ăn thịt trong kỷ Phấn trắng nguy hiểm hơn tưởng tượng. Nghiên cứu gần đây nhất còn hé lộ về việc ăn uống của các loài như Borealopelta.