Amip ăn não người là gì

Naegleria fowleri [/nəˈɡlɪəriə/, còn được gọi là "amip ăn não"] là một loại sinh vật đơn bào thuộc nhóm Excavata sinh sống tự do, thường được tìm thấy trong các khu vực nước ngọt ấm, chẳng hạn như ao, hồ, sông, suối nước nóng. Nó cũng được tìm thấy trong đất, gần khu nước thải ấm áp của các nhà máy công nghiệp, và bể bơi không xử lý bằng Clo trong một giai đoạn trùng roi Amip hoặc tạm thời.

Naegleria fowleri

Các giai đoạn tế bào khác nhau của Naegleria fowleri

Phân loại khoa họcVực [domain]EukaryotaNgành [phylum]PercolozoaLớp [class]HeteroloboseaBộ [ordo]SchizopyrenidaHọ [familia]VahlkampfiidaeChi [genus]NaegleriaLoài [species]N. fowleriDanh pháp hai phầnNaegleria fowleri
Carter [1970]

Hiện nay, không có bằng chứng về việc loài này sinh sống trong nước biển. Mặc dù, Naegleria Fowleri không phải là một Amip hoàn toàn nhưng vi sinh vật này thường được quen gọi là Amip [1][2].

Naegleria Fowleri có thể tồn tại trong tự nhiên ở 3 hình thái, nhờ sở hữu trên 15.700 gen mã hóa protein. Bình thường, chúng thường săn đuổi và ăn vi khuẩn giống như các loại Amip, hoặc cũng có thể chuyển sang dạng trùng roi để bơi đi tìm môi trường thuận lợi hơn; thậm chí "biến" thành dạng bào nang nếu gặp điều kiện khắc nghiệt. Chính vì khả năng biến hình linh hoạt này mà Naegleria Fowleri rất khó bị tiêu diệt, có thể tồn tại dai dẳng ở những nơi ấm và ẩm ướt.

Ở những vùng nhiệt đới có sự lưu hành của Amip và tỷ lệ dân số nhiễm Amip rất phổ biến. Khi ăn phải thức ăn, rau sống, tay bẩn có dính kén Amip, nó vào trong cơ thể xuống đến tận ruột già. Amip có thể sống ký sinh bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, như trong ruột, gan, lách tạo thành các áp xe ở những vị trí này[1]. Tại đây, nếu gặp điều kiện thuận lợi, ký sinh trùng phá vỡ vỏ chuyển thành thể Amip hoạt động, gây chứng lỵ, đau quặn, đi ngoài ra phân, máu... hoặc đơn giản bị rối loạn tiêu hóa. Đại đa số trở thành bệnh Amip ruột mãn tính nếu điều trị kịp thời, sẽ không nguy hiểm đến tính mạng.

Khi Amip chui lên não [trường hợp này rất hiếm] thì cực kỳ nguy hiểm vì sẽ gây áp xe não, viêm não, dẫn đến tử vong nhanh.[3]

N. Fowleri có thể xâm nhập và tấn công hệ thống thần kinh của con người. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra[4] nhưng những trường hợp nhiễm trùng như vậy gần như luôn luôn gây tử vong cho nạn nhân[5]. Nếu bị nhiễm, nạn nhân chắc chắn sẽ bị viêm màng não[3]. Tỷ lệ tử vong ước tính khoảng 98%.[6] Chúng xâm nhập vào cơ thể người qua đường mũi, di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông qua sàn sọ để lên não. Điều nguy hiểm là Amip này có thể vượt qua mọi khâu lọc khử trùng, nhiễm vào hệ thống nước sinh hoạt của các gia đình. May mắn, Amip này không gây bệnh thông qua uống nước, trừ khi súc miệng mà nước nhiễm Amip xộc lên mũi. Amip Naegleria Fowleri sẽ sinh sôi rất nhanh, sau đó di chuyển lên não. Sau đó nó sẽ bắt đầu ăn các nơ-ron thần kinh, gây đau đầu khủng khiếp, sốt cao, ảo giác và thậm chí mất khả năng kiểm soát hành vi. Các nhà khoa học mô tả loại Amip này gây tử vong nhanh đến nỗi rất khó nghiên cứu chúng tại phòng thí nghiệm[3].

 

Vòng đời của "N. Fowleri "và các Amip sống tự do khác.

Các bác sĩ M. Fowler và R. F. Carter đã lần đầu mô tả bệnh ở người gây ra bởi amebo-flagellates ở Úc vào năm 1965.[7]

Năm 1966, ông Fowler đặt tên cho loại Amip này là "Naegleria Fowleri". Cho đến nay, khoảng 150 ca bệnh đã được xác định trong nhiều quốc gia và chỉ có một ca được cứu sống vào năm 1978.

Triệu chứng

Sau khi nhiễm "Amip ăn não người" 1-14 ngày, các triệu chứng khởi đầu của bệnh sẽ xuất hiện: nhức đầu, buồn nôn, sốt, cứng cổ, xuất hiện ảo giác, thậm chí mất khả năng kiểm soát hành vi. Các triệu chứng thứ phát có thể đi kèm như: lú lẫn, u ám, thiếu tập trung, cơn co giật. Sau đó, bệnh diễn tiến nhanh chóng và nguy cơ tử vong rất cao, thường xảy ra từ 7 đến 14 ngày sau khi mắc bệnh. Các triệu chứng ban đầu này dễ nhầm với viêm não do vi khuẩn hoặc vi rút nên việc chẩn đoán rất khó khăn.

Các quốc gia từng ghi nhận các ca bệnh

  • Mỹ: Giai đoạn năm 1937-2007 có 121 nạn nhân tử vong. Riêng từ năm 2001-2011 đã có 35 ca tử vong được báo cáo; trong đó đến 32 ca tiếp xúc với nguồn nước ở khu vui chơi giải trí.
  • New Zealand: Năm 1968-1978 có 8 trường hợp tử vong sau khi các nạn nhân bơi trong một hồ nước ấm ở khu vực Waikato.
  • Anh quốc: năm 1979, một bé gái bơi trong một hồ tắm La Mã ở thành phố Bath và năm ngày sau đó thì tử vong. Qua xét nghiệm, người ta thấy nước trong hồ có nhiễm Naegleria fowleri và từ đó hồ này bị đóng cửa.
  • Pakistan: 2 bệnh nhân nam 39 tuổi và 54 tuổi tử vong vào năm 2010.
  • Tiệp Khắc [cũ]: năm 1962-1965 ghi nhận 16 người tử vong vì viêm não - màng não cấp sau khi tắm ở một hồ bơi trong nhà.
  • Việt Nam: tháng 7 năm 2012, một thanh niên quê ở Phú Yên đã lặn để bắt trai ở một hồ lớn gần nhà. Sau đó, anh ta quay trở lại TP HCM để sinh sống và bị phát bệnh viêm não do nhiễm Amip ăn não.[8]. Ngày 19 tháng 9 năm 2012, một bệnh nhi 6 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh đã nhiễm Amip này.
  • Hiện nay chưa có thuốc trị bệnh, nguy cơ tử vong cao.

  1. ^ a b Bệnh do 'amip ăn não người' rất hiếm gặp, 31/8/2012 11:19[GMT+7]
  2. ^ Nó được mô tả như là một amip bởi CDC, NCBI, PubMed, và WHO
  3. ^ a b c 'Amip ăn não người' cướp mạng sống một thanh niên, báo Phụ nữ TP.HCM, 30/8/2012
  4. ^ “The Centers for Disease Control and Prevention, Division of Parasitic Diseases - Naegleria Infection Fact Sheet”. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2007.
  5. ^ “6 die from brain-eating amoeba after swimming”. MSNBC. Associated Press. ngày 28 tháng 9 năm 2007.
  6. ^ Fero, Katherine [26 tháng 2 năm 2010]. “Naegleria fowleri”. Stanford University [Đại học Stanford].
  7. ^ Fowler, M; Carter, RF [1965]. “Acute pyogenic meningitis probably due to Acanthamoeba sp.: a preliminary report”. British medical journal. 2 [5464]: 740–2. PMC 1846173. PMID 5825411.
  8. ^ 'Amip ăn não người' cướp mạng sống một thanh niên, VnExpress

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Naegleria_fowleri&oldid=68650174”

Những ngày qua dư luận xôn xao về chứng bệnh mới: “amip ăn não người”. Theo báo chí, bệnh do Naegleria Fowleri, một loại amib tồn tại khá phổ biến ở vùng nước ngọt, ấm và… bẩn. Dư luận hoang mang, hốt hoảng mà quên rằng, chứng bệnh này cực kỳ hiếm gặp.

Sở dĩ căn bệnh mà chúng ta đang nói đến nhận được sự quan tâm của đông đảo quần chúng, trước hết là do cái tên “ghê rợn” [ăn não người] của nó, sau là bởi nguy cơ lây nhiễm có vẻ rất dễ dàng và mơ hồ.

Cái tên amib gợi người ta nhớ đến chứng bệnh lỵ amib mà một thời, hầu như có thể gặp hàng ngày ở các trạm xá, bệnh viện. Thời gian đó, nông dân thường sử dụng phân tươi để bón rau xanh khiến việc nhiễm ký sinh trùng đường ruột tăng vọt, nhưng chỉ cần vài viên thuốc của anh y sĩ là đâu lại vào đó. Vậy, lý do gì con amib đó bỗng trở nên nguy hiểm đến thế?

Amip không ký sinh

Xin thưa, đây hoàn toàn là hai loại khác nhau, dù chúng cũng có thể coi là họ hàng thân thiết. Mà trước hết cần biết rằng, amib không phải là một sinh vật kinh khủng gì cả. Trong hệ thống tiêu hóa của chúng ta lúc nào cũng có vài con amib chung sống hiền lành [chủng Entamoeba Coli]. Ngoài ra còn có amib gây bệnh đường ruột [Entamoeba Histolytica], chủ yếu gây bệnh ở đại tràng và thể hiện ra bằng hội chứng lỵ.

Entamoeba là một loại ký sinh trùng, đòi hỏi có những giai đoạn ký sinh và phát triển trong cơ thể người để có thể gây bệnh. Riêng loại amib Naegleria chúng ta đang nói đến lại là một nguyên sinh động vật sinh sống tự do ngoài môi trường, không cần đến vật chủ con người.

Trên thực tế, cả Naegleria và Entamoeba đều có một số đặc tính chung của loài nguyên sinh động vật đơn bào, như có thể di chuyển chủ động bằng các chân giả [pseudopod]; có thể thực hiện hoạt động thực bào [phagocytosis]; khi điều kiện sống thuận lợi thì sinh sản bằng cách trực phân và gây bệnh bằng các thể dưỡng bào [trophozoites]. Ngược lại, khi điều kiện sống khắc nghiệt thì có thể chuyển hóa thành bào nang [cyst] và tồn tại lâu dài trong môi trường.

Ngôn từ của giới truyền thông

Khái niệm ăn não người thật ra không phải là hiện tượng kinh dị hay hiếm gặp. Thực chất, đây là một quá trình hoạt động ở mức độ tế bào, có thể gặp ở mọi cơ thể sống nhằm mục đích dinh dưỡng hay bảo vệ.

Naegleria vốn là một vi sinh vật sống tự do trong môi trường, sinh sống bằng cách ăn [thực bào] các vi khuẩn chung quanh. Khi tình cờ đi lạc vào cơ thể người, nó bắt buộc phải tồn tại bằng cách thực bào các tế bào trong mô não.

Thật ra, câu chuyện ồn ào này có vẻ bắt nguồn từ những cách đặt tên “trời ơi đất hỡi” của dân Âu Mỹ với những từ giật gân như amib ăn não người [brain eating amoeba], hay nhện góa phụ áo đen [black widow spider], bệnh bò điên [mad cow disease]... Sự hỗ trợ tích cực của giới truyền thông cũng góp phần khiến những khái niệm đơn giản trở nên phức tạp và đáng sợ.

Tên đúng của bệnh “amib ăn não người” là Viêm não màng não nguyên phát do amib [PAM: Primary Amoebic Menigoencephalogitis]. Cái tên này không có vẻ gì là đáng sợ và nó giúp nêu ra được 3 vấn đề chính về amib ăn não người.

Trước hết, viêm não màng não là bệnh rất thường gặp và đa số đều có biểu hiện sốt, đau đầu, cứng cổ, kèm một số triệu chứng thần kinh định vị. Thứ hai, bệnh xảy ra ngay từ đầu - không giống với tổn thương não thứ phát sau khi amib [Entamoeba] gây bệnh ở ruột [gây lỵ] và gan [abces gan]. Thứ ba, nguyên nhân của bệnh thuộc nhóm amib, không phải do vi trùng, lao hay nấm.

Phân tích này phần nào giải thích được việc chẩn đoán chậm trễ vì trong đa số trường hợp viêm não màng não cấp, các bác sĩ luôn có xu hướng nghĩ đến những nguyên nhân thường gặp như do vi khuẩn hay siêu vi, trước khi nghĩ đến các loại ký sinh trùng.

Đừng hốt hoảng

Sau hai ca tử vong tại Việt Nam, dân tình hoang mang về khả năng lây nhiễm Naegleria Fowleri và sợ hãi khi nghĩ đến tỷ lệ tử vong trên 98%. Thực ra, đây là một bệnh hiếm gặp và việc mắc bệnh này có thể coi như một rủi ro trong cuộc sống hơn là một nguy cơ mà chúng ta phải luôn luôn chú ý đề phòng. Thật vậy, khi nhảy xuống ao để tắm, bạn lo ngại về cái gì hơn? Nguy cơ bị vọp bẻ chết đuối hay nguy cơ bị nhiễm amib ăn não người?

Tại Mỹ, số liệu thống kê của CDC từ 2005-2009 cho thấy mỗi năm có 3.880 người bị chết đuối, nhưng suốt gần 50 năm, từ 1962 đến 2011 chỉ có 123 ca nhiễm Naegleria Fowleri được ghi nhận. Những số liệu này cho thấy nỗi lo lắng về amib ăn não người có phần nào hơi xa xôi.

Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với vô số yếu tố rủi ro và thực hiện hàng ngàn hành động nguy cơ. Hiện tượng nhiễm Naegleria chỉ là một trong những rủi ro đó. Không đâu xa, nói đến viêm não màng não do ký sinh trùng, gần đây, Trung tâm bệnh nhiệt đới TP.HCM cũng báo cáo nhiều trường hợp viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis sau ăn ốc sên. Trước đây, cũng có rất nhiều báo cáo báo động về tình trạng tổn thương não do ký sinh trùng Toxocara Canis mà nguyên nhân gián tiếp là lây từ vật cưng, chó mèo trong nhà.

Trong điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm còn nhiều bất cập, sự tồn tại và lây lan của các tác nhân gây bệnh - không chỉ amib ăn não người - là điều khó tránh. Vì thế, nên cẩn thận và tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh cơ bản hàng ngày để giúp bạn giảm bớt khả năng nhiễm bệnh, thay vì luôn lo lắng về những nguy cơ rình rập chung quanh.

Đối phó với Naegleria Fowleri

• Naegleria Fowleri không tồn tại trong nước biển và các hồ bơi đã được xử lý đúng cách [được diệt khuẩn với chlorine]: bạn không cần e ngại khi đi biển hay đi bơi hàng tuần.

• Tắm hồ, ao, sông: không có lý do gì để từ bỏ nhưng nên hạn chế lặn nếu có thể được, chú ý không bị sặc nước vào mũi, tránh khuấy lớp bùn lắng dưới đáy lên.

• Việc sử dụng kẹp mũi hay nút mũi khi bơi khá phổ biến ở Âu Mỹ nhưng ít gặp ở Việt Nam, trừ giới vận động viên. Các thiết bị này giúp hạn chế vài thứ nhưng có thể khá khó chịu nếu không quen. Đây hoàn toàn là lựa chọn cá nhân và không có tính bắt buộc.

• Việc pha chế các dung dịch nước muối để rửa mũi hay rửa xoang cũng không phổ biến lắm. Chi phí các loại nước muối sản xuất trong nước không cao nên tốt nhất nên mua để đảm bảo vô trùng.

TS. BS. Võ Xuân Quang

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

Video liên quan

Chủ Đề