Ăn hẹ mỗi ngày có tốt không

nhưng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chứa chất xơ, vitamin, canxi và khoáng chất bổ dưỡng cần thiết cho nhiều bộ phận của cơ thể.

Hẹ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Ảnh: News.

2. Giảm huyết áp và cholesterol

Cũng như tỏi, hẹ có chứa allicin. Allicin có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.

3. Ngăn chặn táo bón

Hẹ giàu chất xơ nên giúp tiêu hóa hiệu quả. Ăn nhiều hẹ sẽ cung cấp lượng lớn chất xơ cho ruột và ruột kết, giúp loại bỏ nguy cơ bị táo bón.

4. Giúp ngăn ngừa ung thư

Hẹ là nguồn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Vì vậy, ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.

5. Các vấn đề về da

Vì hẹ có đặc tính chống vi khuẩn và nấm nên rất tốt cho da, đồng thời cải thiện những vấn đề về nhiễm trùng da. Hẹ có thể thay thế cho các loại kem bôi trị vảy và làm lành vết thương hở. Nhờ đặc tính này, hẹ có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm, giúp vết thương mau lành.

Hẹ có thể nấu thành nhiều món "ngon, bổ, rẻ". Ảnh: News.

6. Giúp xương chắc khỏe

Hẹ chứa nhiều vitamin K - loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe xương của bạn. Sự khử khoáng xương được ngăn chặn đáng kể bằng việc ăn hẹ thường xuyên. Đặc biệt phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới nên thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp tăng mật độ xương.

7. Ngăn chặn những vấn đề khó chịu khi mang thai

Hẹ tươi chứa rất nhiều folate [axit folic là loại axit amin có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào]. Phụ nữ mang thai tiêu thụ một lượng axit folic phù hợp sẽ ngăn chặn được đáng kể dị tật bẩm sinh về ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.

8. Giàu dinh dưỡng

Hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng như đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin... Những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể hoạt động tốt.

9. Ngăn ngừa đông máu

Flavonoid trong hẹ giúp cân bằng huyết áp, đặc biệt giúp giảm huyết áp cao. Hẹ giàu vitamin C có tác dụng tăng cường tính đàn hồi của các mao mạch máu và thúc đầy sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Ăn hẹ thường xuyên sẽ ngăn ngừa chứng đông máu.

10. Giúp ngăn ngừa mụn

Sự xuất hiện của beta-carotene trong hẹ có tác dụng làm sáng làn da, ngăn ngừa mụn. Ăn hẹ thường xuyên giúp da sáng rạng rỡ.

11. Giải pháp tuyệt vời cho da khô

Nếu bạn bị da khô, hẹ tươi là biện pháp cho bạn. Nghiền hẹ ra, rồi đắp lên mặt, để khô trong vòng 30 phút sau đó rửa mặt lại. Làm thường xuyên, bạn sẽ nhận thấy da có sự thay đổi rõ rệt.

12. Mái tóc khỏe mạnh

Màu đen của tóc cũng được cải thiện đáng kể nhờ hẹ. Lá hẹ giúp tăng cường nang tóc và làm tăng lưu lượng máu từ gốc đến ngọn tóc. Do đó, hẹ được dùng trong một vài sản phẩm chăm sóc tóc vì chúng ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc mọc nhanh.

Hẹ là một loại rau xanh có mùi thơm nhẹ giống hành. Hẹ thuộc chi Allium, cũng bao gồm tỏi, hành tây và tỏi tây. 

Hẹ chứa các chất dinh dưỡng quan trọng, tốt cho giấc ngủ và sức khỏe của xương. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các chất hóa học trong hẹ và các loại rau allium khác có tác dụng chống ung thư.

Hàm lượng dinh dưỡng trong lá hẹ

 Hẹ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Chúng chứa ít calo nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng có lợi, bao gồm vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Tuy nhiên, để có được một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng này, một người sẽ phải ăn một lượng lớn hẹ nhưng loại rau gia vị này thường chỉ được trang trí món ăn. 

Tác dụng của hạt óc chó: Bà bầu, trẻ em ăn hạt óc chó rất có lợi

Hạt óc chó được xem là món ăn nhẹ lành mạnh, cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng tốt. Vậy cụ thể tác dụng của hạt óc chó là gì mà được nhiều người ca ngợi...

Tục ngữ đã nói: “Ăn hẹ xuân thì thơm, ăn hẹ hè thì thối”. Mùa xuân thời tiết nóng lạnh bất thường cơ thể cần phải bảo dưỡng dương khí, mà rau hẹ lại có tính ôn nên rất thích hợp trong việc ôn bổ dương khí, bởi vậy hẹ còn được gọi là “rau khởi dương”. Rau hẹ khá giàu chất dinh dưỡng bao gồm đường, đạm, mỡ, caroten, vitamin B, C, chất xơ, canxi, photpho, sắt,… đặc biệt còn chứa nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm. Rau hẹ mềm mại, có mùi thơm đặc biệt, vị lại hơi cay nên rất dễ ăn, được dùng làm gia vị đồng thời làm rau ăn. Từ xa xưa, trong thành phần nhân bánh bao, vằn thắn, sủi cảo… không thể thiếu rau hẹ.

 

Rau hẹ bổ dương khí, dùng thích hợp trong mùa xuân.

 

Theo y học cổ truyền, rau hẹ vị ngọt cay, tính ấm, có công dụng ôn trung bổ hư, điều hoà phủ tạng, bổ thận ích dương. Với chứng dương hư thận yếu, liệt dương, di mộng tinh, lưng đau gối mỏi có thể lấy 250g lá hẹ, 60g nhân hồ đào, dùng dầu vừng xào chín, ăn trong ngày, dùng liên tục trong một tháng sẽ có công hiệu rất tốt. Với chứng tỳ vị hư hàn gây đi lỏng có thể lấy 100g gạo nấu thành cháo loãng rồi cho 60g lá hẹ tươi rửa sạch thái nhỏ vào quấy đều, ăn nóng mỗi ngày một thang, dùng 6 tháng liên tục có thể đạt được mục đích kiện tỳ chỉ tả.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, rau hẹ có nhiều chất xơ nên có tác dụng kích thích tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột, phòng chống bệnh táo bón và sâu răng. Chất xơ trong loại rau này còn có khả năng cân bằng các nhóm vi khuẩn đường ruột, giảm thiểu tác động của các chất gây ung thư niêm mạc ruột, dự phòng tích cực bệnh ung thư đại tràng. Ngoài ra, rau hẹ còn có tác dụng hỗ trợ trị liệu tăng huyết áp và các bệnh cơ tim.

Lưu ý: Rau hẹ khó tiêu nên mỗi lần không ăn quá nhiều. Ngoài ra, những người có thể chất âm hư nội nhiệt, hay bị mụn nhọt và mắc các bệnh về mắt thì nên kiêng ăn rau hẹ. Người xưa khuyên không dùng loại rau này ăn cùng với mật ong và  thịt bò.

Chủ Đề