Phương pháp hóa lý trong xử lý nước thải

Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển vượt bậc. Tuy nhiên song song với vấn đề đó là là những hệ lụy của vấn đề ô nhiễm môi trường đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Nguyên nhân là do nền công nghiệp phát triển, hoạt động sản xuất phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên nguồn nước thải từ các khu công nghiệp nếu như không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước, một số nguyên nhân khác là từ nước thải sinh hoạt của người dân tại các khu dân cư, nước thải bệnh viện, trường học cũng góp phần làm môi trường bị ô nhiễm nặng nề hơn. Vậy những giải pháp nào là hiệu quả trong xử lý nước thải? Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý có thật sự hiệu quả? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là việc đưa vào nước thải một chất nào đó để tạo ra một phản ứng cụ thể giữa chất được đưa vào với các tạp chất có trong nước thải nhằm loại bỏ những tạp chất đó ra khỏi nước thải một cách hoàn toàn.

Những phản ứng diễn ra trong quá trình này có thể là: phản ứng oxy hóa khử, phản ứng kết tủa hoặc phân hủy các chất độc hại. Các phương pháp hóa học sử dụng là oxy hóa, keo tụ, trung hòa,…

Phương pháp keo tụ tạo bông

Trong nguồn nước sẽ tồn tại những hạt có kích thước vô cùng bé, dạng keo mịn phân tán. Đặc điểm của loại hạt này là lơ lửng, không nổi cũng không lắng nên việc tách chúng ra lại khá khó khăn. Tuy nhiên, khi tạo ra được khoảng cách của các hạt đủ nhỏ để xảy ra lực hút thì các hạt này sẽ kết dính lại với nhau,

Trạng thái lơ lửng của các hạt là do lực đẩy tĩnh điện, cho nên để phá hủy lực đẩy đó cần phải thực hiện việc trung hòa điện tích giữa bề mặt các hạt, đó được gọi là quá trình keo tụ. Sau đó khi các hạt keo trung hòa điện tích có thể liên kết được với nhau tạo nên những khối lớn hơn đó gọi là sự tạo bông.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ, tạo bông:

  • Độ pH, nhiệt độ nước thải
  • Hàm lượng các chất có trong nước thải
  • Liều lượng chất keo tụ và hỗ trợ keo tụ
  • Tốc độ khuấy trộn

Trong đó độ pH của nước thải, bùn thải là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình keo tụ, tạo bông. Polymer NHP là 1 trong những hóa chất có gốc hữu cơ, có khả năng hỗ trợ quá trình tạo bông và ép bùn mà không phụ thuộc nhiều vào pH, và có khả năng phân rã sau 72h nên có thể là 1 lựa chọn phù hợp cho quá trình xử lý hóa lý.

Phương pháp trích ly:

Mục đích của quá trình này là làm sạch nước thải có chứa các chất phenol, dầu, axit hữu cơ, ion kim loại,…

Phương pháp này được thực hiện qua 3 giai đoạn:

  • Bước đầu tiên trộn chất lỏng với chất trích ly để chia làm 2 pha lỏng
  • Phân tách thành 2 pha riêng biệt: một pha là chất trích ly và chất được trích ly, một pha là chất trích ly và nước thải
  • Bước cuối cùng là tái sinh chất trích

Điểm đặc biệt của phương pháp này là phải chọn được chất trích ly phù hợp và điều chỉnh vận tốc dòng chảy hợp lý để có thể giảm nồng độ chất tan xuống thấp hơn giới hạn cho phép.

Ô nhiễm môi trường nước gây ra những hậu quả nặng nề không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái mà sức khỏe con người cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế cần có những giải pháp xử lý triệt để, đảm bảo chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Điều đó cần có sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp, công ty sản xuất. Qua những giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý được Nam Hưng Phú phân tích trong bài viết này, hy vọng rằng có thể hỗ trợ quý khách hàng trong việc tìm ra những giải pháp phù hợp để xử lý nguồn nước thải của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, khi quý khách có nhu cầu tìm kiếm đơn vị hợp tác, nơi cung cấp sản phẩm  xử lý môi trường hãy liên hệ ngay với công ty Nam Hưng Phú để có những trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.

Chủ Đề