Ăn rau mồng tơi nhiều có tốt không

Mồng tơi là loại rau quen thuộc trên mâm cơm gia đình Việt. Loại rau này có thể kết hợp chế biến thành nhiều món như nấu cùng cua đồng, thịt băm hay canh mồng tơi - mướp hương…

Dù là loại rau giàu dinh dưỡng, nhất là các loại vitamin, các chuyên gia cho rằng việc ăn nhiều rau mồng tơi không hề tốt, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bảo quản và sử dụng sai cách.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, rau mồng tơi tuyệt đối không được ăn sống, kể cả khi đã nấu chín cũng không ăn khi đã để qua đêm, dù bảo quản trong tủ lạnh.

Tuyệt đối không ăn rau mồng tơi sống: Theo PGS Lâm, đặc tính của rau mồng tơi là có nhiều chất nhầy [nhớt] nên nếu ăn sống sẽ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Bởi vậy, phải nấu chín trước khi ăn, khi nấu không nên đun quá kỹ vì sẽ gây nồng và mất nhiều giá trị dinh dưỡng.

Không nên ăn mồng tơi sống hoặc đã nấu chín để tủ lạnh qua đêm. [Ảnh minh hoạ]

Không ăn khi để qua đêm, kể cả bảo quản trong tủ lạnh: Rau mồng tơi thường được nấu với canh cua đồng, nhiều gia đình vì tiếc nên bảo quản tủ lạnh khi không sử dụng hết. Đây là một sai lầm thường gặp và cần từ bỏ ngay. Bởi rau mồng tơi rất nhanh bị hỏng dù bảo quản trong tủ lạnh, ngoài ra khi nấu lại rau nhanh nát, không còn giá trị dinh dưỡng.

Ngoài ra, trong rau xanh nói chung và mồng tơi nói riêng có hàm lượng nitrat khá nhiều, nếu nấu chín bảo quản lâu [qua đêm] dễ bị vi khuẩn phân hủy, khi đó nitrat sẽ tạo thành nitrite - một chất không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Rau mồng tơi vẫn ăn lẩu được nhưng không ăn nhiều và không nên nhúng quá kỹ.

Gần đây, một số người cũng chia sẻ rằng rau mồng tơi không nên ăn cùng lẩu hải sản, lẩu bò… vì kỵ nhau và dễ gây ngộ độc. Về điều này, theo PGS Lâm, đây là các thông tin thiếu căn cứ khoa học. 

“Rau mồng tơi rất nhuận tràng nên một số người khi ăn nhiều cùng với lẩu hải sản dễ gặp tình trạng tiêu chảy. Do vậy nhiều người nghĩ 2 thực phẩm này kỵ nhau và truyền tai về việc không nên ăn cùng. Tốt nhất khi ăn mồng tơi dù là dùng canh, hay ăn kèm lẩu cũng nên ăn chín tới, không nên ăn quá nhiều”, PGS Lâm khuyến cáo.

Về phương diện đông y, lương y Bùi Hồng Minh - Phó chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình [Hà Nội] cho biết, mồng tơi có rất nhiều tác dụng, trong đó tác dụng nhuận tràng là rõ ràng nhất. Tuy nhiên, vị lương y này cũng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều mồng tơi vì sẽ làm giảm hấp thu, gây tiêu chảy, thậm chí sỏi thận.

Người bị sỏi thận, gút không nên ăn rau mồng tơi.

Theo lương y Hồng Minh, trong mồng tơi có lượng axit oxalic khá cao, có khả năng liên kết với canxi, sắt, khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Cũng vì hàm lượng axit oxalic cao nên chất này dễ chuyển hóa thành axit uric nếu ăn nhiều mồng tơi, làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, tích tụ trong cơ thể lâu dễ gây bệnh gút, sỏi thận.

“Khi ăn mồng tơi chỉ nên sử dụng 2-3 lần/1 tuần, mỗi lần ăn với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc. Ngoài ra, những người đang bị gút, sỏi thận không nên ăn loại rau này vì như đã phân tích, nó làm tích tụ axit uric trong cơ thể”, lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo.

Mùa hè nóng nực, nếu ăn rau mùng tơi nhất định phải nhớ những điều này

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, rau mồng tơi dù mát bổ nhưng không nên ăn quá nhiều. Tốt nhất, chỉ nên ăn rau mùng tơi 2 lần/tuần để đảm...

Ít ai biết rằng, rau mồng tơi, ngoài giá trị làm thực phẩm còn có tính dược lý rất cao, được dùng để làm thuốc.

Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc. Công dụng chính của rau mồng tơi là thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc.

Đặc điểm nổi bật của rau mồng tơi có là chứa rất nhiều chất nhầy. Chất nhầy này có hiệu quả giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, kích thích các nhu động ruột và tác dụng nhuận tràng tốt. Rất thích hợp để điều trị táo bón lâu ngày. Những người có dấu hiệu phân khô, cứng, thường có biểu hiện nặng bụng hoặc sôi bụng, có khi là đau quặn bụng vùng dưới hoặc quanh rốn nên ăn rau mồng tơi để điều trị bệnh hiệu quả.

Ảnh minh hoạ

Chất nhầy trong mồng tơi còn có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo trong đường tiêu hóa. Chính vì vậy, mồng tơi rất có ích cho những người muốn giảm cân hoặc bệnh nhân có rối loạn mỡ máu.

Chất nhầy của rau mồng tơi cũng có tác dụng hấp thu cholesterol, cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm cân nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.

Với đặc tính trên, theo các chuyên gia, không nên ăn quá 2 lần/tuần. Những người bị sỏi thận, gút phải kiêng loại rau này hoàn toàn vì sẽ khiến tình trạng đau nhức khớp thêm trầm trọng do có khả năng tích tụ axit uric trong cơ thể.

Tác hại khi ăn quá nhiều rau mồng tơi

Mặc dù mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng [1/2 chén rau mồng tơi sau khi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần]. Tuy nhiên, không nên lạm dụng bởi lý do sau:

Những ”đại kỵ” khi ăn canh rau mồng tơi mùa hè người Việt thường mắc phải, cần bỏ ngay kẻo rước bệnh

Mồng tơi là món rau quen thuộc nhất vào mùa hè, tuy nhiên khi ăn cần lưu ý một số điểm để không gây hại.

Rau mồng tơi tốt cho gì?

Mồng tơi không chỉ là một món ăn mà còn có tác dụng nhiều trong việc chữa bệnh. Mồng tơi mát và mùa nè nóng nực nó được xem như thứ rau vua. Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt.

Rau mồng tơi có chứa chất gì?

Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất. Nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Đây đều là những yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng cũng như giá trị trong một số vấn đề về sức khỏe.

Những người nào không nên ăn rau mồng tơi?

Rau mồng tơi có chất xơ lớn có thể làm cho dạ dày khó chịu khi ăn quá nhiều rau mồng tơi. Những người bị bệnh tiêu chảy, đau bụng, đại tiện lỏng không nên ăn rau mồng tơi bởi nó có tính hàn, ăn vào sẽ khiến triệu chứng thêm nặng. Vì rau mồng tơi có chứa axit oxalic không bị nước hòa tan mà có thể bám lại ở răng.

Sinh tố rau mồng tơi có tác dụng gì?

Tăng lượng sữa cho thai phụ Nếu thai phụ nào gặp phải tình trạng ít sữa sau khi sinh thì có thể bổ sung rau mồng tơi vào thực đơn hàng ngày nè. ... .
Thanh nhiệt, giải độc cơ thể ... .
Giúp da tươi trẻ ... .
Điều trị vết thương, giảm đau nhức xương. ... .
Tốt cho trẻ em. ... .
Cải thiện chức năng sinh lý ... .
Ngăn ngừa loãng xương. ... .
Tốt cho thai phụ.

Chủ Đề