Anh chỉ hiểu như thế nào về câu thơ em ơi em đất nước là máu xương của mình

Anh/ chị hiểu như thế nào về tâm sự của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau:

"Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời”

[Đất Nước - trích Mặt đường khát vọng, theo Văn học 12, tập một, tr.249, NXB Giáo dục - 2006].

Bài làm:

Trong số các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là người rất thành công với giọng thơ trữ tình chính luận thể hiện rõ những tâm tư của thế hệ trẻ đô thị miền Nam. Trường ca “Mặt đường khát vọng” [1971] là tiếng vọng tâm tình của một hồn thơ hòa cùng mạch cảm xúc của dân tộc đứng trước dòng thác lũ thời đại, trong đó chương V “Đất nước” đã gói ghém trọn vẹn tâm tình của thế hệ chống Mỹ:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi.

Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc...”

Giọng thơ thủ thỉ đã chuyển tải suy ngẫm của nhà thơ về Nhân Dân - Đất Nước, tiếp nối mạch suy tưởng của thi ca giai đoạn trước. Không những thế, bài thơ còn là lời tâm sự của nhà thơ, đặc biệt là qua những câu thơ:

“Em ơi em

Đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên đất nước muôn đời".

Đất Nước là một chủ đề xuyên suốt bao trùm lên các tác phẩm trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các nhà thơ nhà văn bằng tình cảm công dân đã có nhiều phát hiện mới mẻ độc đáo về Tổ quốc, nhân dân. Tổ quốc thường được soi chiếu từ bình diện lịch sử chống ngoại xâm, được khái quát bằng những hình tượng kỳ vĩ, khai thác triệt để chất sử thi hoành tráng. Trong dòng chủ lưu ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn lựa cách thể hiện riêng của' mình, bằng trải nghiệm tuổi trẻ, bằng nhiệt tình cách mạng và cả bằng vốn tri thức được đào tạo bài bản từ mái trường xã hội chủ nghĩa, tạo nên chiều sâu của hình tượng Đất Nước, hoà mạch thơ chính luận - trữ tình.

Trả lời cho câu hỏi: “Đất Nước là gì? Đất Nước từ đâu ra?”, nhà thơ đã bắt đầu bằng những kí ức tuổi thơ để hình dung ra một sự tồn tại của Đất Nước trong nhận thức và tình cảm tự nhiên nhất của con người. Những vẻ đẹp được khơi lên từ mạch tâm tình, thấm đẫm hơi thở ca dao dân ca, huyền tích sử thi của dân tộc. Cái hay của phần mở đầu chương Đất Nước chính là sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng nhưng rất gần gũi:

"Tóc mẹ thi bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng

Đất Nước có từ ngày đó...”

Sức gợi từ những hình ảnh đã dựng lên cả một không gian văn hoá truyền thống, mang theo hơi thở tâm tình của ca dao “gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” thấm thía tình nghĩa thủy chung. Mạch nguồn ấy tiếp tục với quá trình trưởng thành của từng cá nhân, từ thuở cắp sách đến trường đến khoảnh khắc rung động đầu đời. Tất cả đều xuất phát một cách rất tự nhiên, nôn nao ngọt ngào kỷ niệm. Đan xen với khoảnh khắc thời gian không gian hiện tại là sự thức tỉnh của ký ức cộng đồng, với sự tổng hoà những vẻ đẹp trong đời sông tinh thần, tâm linh của người Việt. Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt:

Quá khứ, hiện tại, tương lai đã gắn kết trong một ý thức cộng đồng bền chặt, là nguồn sức mạnh và cũng là phẩm chất tâm hồn dân tộc đã được nhà thơ lý giải qua những hình tượng thơ giàu tính thẩm mỹ và hàm chứa mối quan hệ Đất Nước - con người Nhân Dàn không thể tách rời. Thời gian lịch sử, không gian văn hoá hoà quyện trong mạch thơ đầy ân tình đã phác hoạ rõ nét dần tượng đài Đất Nước. Không chỉ tiếp cận hình tượng trong huyền sử, trong hiện thực đời sống, trong môi quan hệ cá nhân - cộng đồng, Nguyễn Khoa Điềm còn dẫn dắt độc giả trở về với hiện thực trực tiếp của cuộc kháng chiến chống Mỹ, nói lên tiếng nói đầy trách nhiệm của cả một thế hệ chống Mỹ thật sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm:

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất nước”

Ý thơ thật giản dị, không hề gượng ép tình cảm, khi từ mốì quan hệ riêng tư để hướng về với quan hệ cộng đồng, dân tộc. Tứ thơ độc đáo chính là từ sự mở rộng từ thế giới của “anh và em hôm nay” đến với “mọi người”, vẻ đẹp Đất Nước được phát hiện thêm với những vẻ đẹp “hài hoà nồng thắm” và “vẹn tròn to lớn”. Đó cũng là sự kết hợp hài hoà của lý trí và tình cảm con người thời đại chống Mỹ. Hơn thế nữa, những câu thơ này còn cắt nghĩa cho vẻ đẹp tình yêu của thế hệ trẻ chống Mỹ khôn hề mất đi vẻ lãng mạn, khi khoảnh khắc cầm tay hiện tại dã nghĩ về thế hệ tương lai,'về một ngày thanh bình và sự phát triển của Đất Nước với “tháng ngày mơ mộng”. Không dừng lại ở đó, nhà thơ tiếp tục đi sâu vào mối quan hệ Đất Nước với tâm hồn của từng con người, giọng thơ tâm tình thấm thía:

“Em ơi em

Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san se

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời".

Nguyễn Khoa Điềm viết nên những câu thơ này bằng tất cả sự trải nghiệm của một người lăn lộn trong phong trào tranh đấu của thanh niên đô thị miền Nam. Nhà thơ đã thay mặt thế hệ mình để phát biểu tâm tư với tinh thần công dân, với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó cũng là lời đáp cho câu hỏi mang tính chính luận về sự trường tồn của Đất Nước. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần của những con người sẵn sàng dâng bầu máu của tuổi thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với thời đại và đầy khát vọng về tương lai trường tồn của Đất Nước.

Có thể nói, đây là một trong những câu thơ hay nhất của đoạn trích “Đất nước”. Cấu trúc của cầu thơ cũng theo kiểu suy luận: “Đất nước là máu xương của mình” nêu lên một tiền đề. Từ tiền đề ấy, ta “phải biết.../ phải biết”... “để làm nên Đất nước muôn đời”... Câu thơ giàu chất duy lý nhưng không lên gân mà trở thành lời nhắn nhủ tha thiết, ớ đây, nhà thơ đã sử dụng những từ tượng trưng rất đáng chú ý: “máu xương”, “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân”, “dáng hình”, “muôn đời”. Sau rất nhiều suy nghĩ cụ thể về Đất nước, đến đây Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định “Đất nước là máu xương của mình”. Máu xương là sự sống. Người ta chỉ ví một điều gì đó với máu xương khi nó thật sự có ý nghĩa thiêng liêng, thật sự đáng trân trọng. Đất nước là máu xương có nghĩa là đất nước tồn tại như một sự sống và để có sự sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh.

Quả đúng như vậy, biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của Đất nước. Vì thế, mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, quan hệ mật thiết vổi nhau. Từ sự gắn bó ấy mới có thể san sẻ. San sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau. Đất nước vĩ đại nhưng Đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hoá thân cũng có nghĩa là dâng hiến. Nếu như ở thời chiến, người ta dâng hiến cả sự sống của mình thì thời bình, người ta dâng hiến mồ hôi, sức lực cho Tổ quốc. Sự dâng hiến ấy, theo suy ngẫm của nhà thơ, là cuộc hoá thân. Bóng dáng mỗi người đã làm nên bóng dáng quê hương xứ sở, đất nước. Không có sự hoá thân kia làm sao đất nước trường tồn, làm sao có được “đất nước muôn đời”.

Những câu thơ như đi từ chiều rộng đến chiều sâu, từ cộng đồng đến cá nhân, với mục đích như lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm đối với đất nước. Những câu thơ không hề mang giong giáo huấn mà như một lời tâm sự, tự nhủ chân thành từ chính đáy lòng tác giả.

Phần mở đầu của chương Đất Nước được cấu tứ trên cơ sở gắn bó giữa các vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo và giàu sức biểu cảm để làm nên vẻ đẹp chung tổng hoà thành hình tượng Đất Nước kỳ vĩ và giàu sức thuyết phục với bạn đọc. Nhà thơ đã trữ tình hoá vấn đề mang tính chính luận, nhằm trả lời những câu hỏi lớn mà dân tộc 'đang phải tìm lời đáp trong cuộc chiến đấu vì lý tưởng độc lập tự do, cuộc chiến ỉấu cũa lương tri chống lại thế lực bạo tàn.

Những vần thơ rất đẹp trong Đất Nước đã vượt qua thử thách của thời gian, tiếp tục toả sáng, giúp thế hệ học sinh hôm nay hiểu hơn về thế hệ cha ông trong những ngày tháng hào hùng nhất của dân tộc. Trong thời đại mới, những giá trị của ngày hôm qua góp phần khơi dậy lòng tự hào và ý thức trách nhiệm, tình cảm cho mỗi con người trong khát vọng đưa Đất Nước đi xa đến những tháng ngày mơ mộng.

Bình giảng bôn câu thơ sau trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điểm: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời. Đài làm Đất Nước đã lióa thân trong mỗi chúng ta… Ta dã đi qua những năm tháng không ngờ Vô tư quá để bây giờ xao xuyến… Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu trường ca Mặt đường khát vọng như vậy, những câu thơ thật nhẹ nhàng, pha lẫn vị bâng khuâng nhìn năm tháng trôi. Gần mười năm làm thơ, gần ba mươi năm làm đời, tất cả đủ để Nguyễn Khoa Điềm có những suy tưởng sâu sắc và chín chắn về đất nước, chiêm nghiệm lại chính mình, tự nhủ với bản thân và nhẹ nhàng khuyên lớp trẻ: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình. Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nền Đất Nước muôn đời… Vùng đất Bình Trị Thiên thật có duyên với các nghệ sĩ. Đây chính là nơi khơi nguồn cảm hứng cho những lời ca hùng tráng trong ca khúc Bỉnh Trị Thiên khói lửa, là nơi tác giả Mãi mãi tuổi hai mươi vĩnh viễn nằm lại, và cũng tại nơi đây, năm 1971, trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành. Năm ấy, chàng trai Nguyễn Khoa Điềm hai mươi bảy tuổi. Hai mươi bảy tuổi, cái tuổi đủ để có những cảm nhận chín chắn, sâu sắc và có ý thức đốì với những sự việc chung quanh. Hai mươi bảy tuổi, ngọn lửa khát vọng vẫn sáng mãi, cháy mãi Với ước muôn hiến dâng tuổi xuân cho đất nước. Mặt đường khát vọng đã ra đời như thế. Cảm hứng đất nước là một cảm hứng thường thấy trong các tác phẩm văn học, tự cổ chí kim. Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, lại nhiều lần bị ngoại bang xâm lược, chính vì thế tình cảm yêu thương tự hào về truyền thống, con người, văn hóa Việt nâng lên thành cảm hứng trong các tác phẩm văn học cũng là điều dễ hiểu. Đã thấy một Nguyễn Trãi tự hào: …Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam củng khác… {Bình Ngô đại cáo] Đã thấy Nguyễn Đình Thi sảng khoái tự hào: Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha. {Đất nước] Đã thấy Tô’ Hữu reo vui: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát… Như vậy, trước một đề tài quá quen thuộc và cũng đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong khi văn chương không chấp nhận sự lặp lại, tất cả đòi hỏi Nguyễn Khoa Điềm phải có một hướng đi mới cho thi phẩm của mình. Trường ca Mặt đường khát vọng đã đáp ứng xuất sắc những đòi hỏi khắt khe đó. Đoạn thơ Đất Nước trích phần đầu chương V của trường ca, nhưng người ta thường gọi đó là bài thơ vì nó đã nói lên trọn vẹn ý nghĩa về “Đất Nước”. Đó là, “Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”. Đoạn thơ cũng là “sự thức tỉnh của tuổi trẻ”, “hướng về nhân dân đất nước, sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu 316 của dân tộc”. Chính vì thế, sau khi khái quát về quá trình hình thành đất nước, suy niệm về Đất Nước trong chiều sâu văn hóa, chiều dài lịch sử, nhà thơ tự đúc kết: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn dời. Bốn câu thơ nhẹ nhàng, chân thành và tha thiết. Cách dùng đại từ “em” gợi cảm, gần gũi, thân mật đủ để làm “mềm hóa” những điều mang tính chất rộng lớn bao quát: đó là nhừng suy niệm về Đất Nước. “Em ơi” trong câu thơ này không mênh mang dìu dặt đưa người về cõi xa bên dòng sông Đuống, pha lần chút vị hư ảo trong câu thơ toàn vần băng như “Em ơi buồn làm chi” {Bên kia sôìig Đuống – Hoàng Cầm]. “Em ơi” ở đây là lời nói và tâm niệm của chàng trai với cô gái, người “đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”, là lời tâm tình của người yêu với người yêu. Chọn câu chuyện tình yêu nam nữ để nói lên tình yêu đất nước, phải chãng là Nguyễn Khoa Điềm đã “mạo hiểm”? Không, chính tình yêu đất nước hòa lẫn trong câu chuyện tình yêu nam nữ mới tạo nên nét độc đáo hơn cho tác phẩm của nhà thơ. Bài thơ được viết vào những năm cuối của cuộc kháng chiến, khi giặc Mỹ bắt đầu leo thang quân sự. Và khi Tố’ quốc lại là “máu xương của mình”, thì sự “gắn bó và san sẻ” là điều đương nhiên. “Gắn bó và san sẻ” ở đây không chỉ là mối dây liên kết thông thường, không chỉ là lời tâm tình suông mà còn là hành động kết chặt với đất nước và cùng vượt qua thử thách. Phải có sự gắn bó, đoàn kết thì mới biết san sẻ. San sẻ những gì mình có, san sẻ tuổi xuân, san sẻ máu xương… Đến đây, đất nước không còn là một khái niệm mà là một nhân vật. Đất nước đã gắn chặt và hóa thân trong mồi chúng ta, để chúng ta “gắn bó và san sẻ”, cao hơn nữa là “hóa thân cho dáng hình xứ sở”. Công hiến tất cả, hy sinh tất cả để giữ yên bình cho đất nước này, cho Tổ quốc này, cho dải đất hình chữ s thân thương này. Câu thơ này gợi ta nhớ đến hình ảnh anh phi công trên đường bay Tân Sơn Nhất trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam của nhà thơ Lê Anh Xuân: Anh cliẳng để lại gì trước lúc ra đi Chỉ để lại dáng dứng Việt Nam, tạc vào thế kỷ. Phải có những con người biết hóa thân thì dáng hình xứ sở mới vẹn tròn, mới to lớn, đúng như Nguyễn Khoa Điềm đã nói: Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn. Phải thế chăng mà biết bao con người trước khi nằm xuống lòng đất mẹ, vần nở nụ cười thanh thản, vẫn cài hoa lên mái tóc, vẫn hô vang “Việt Nam Hồ Chí Minh”? Phải thế chăng mà mồi con đường ta đi qua, những di tích ta đã đến, lại khiến ta không khỏi xốn xang vì nó đã thấm máu xương những người con đất nước. Câu thơ như một lời thúc giục, “phải biết” được lặp lại đến hai lần nghe vang lên như lời kêu gọi bao thế hệ. Đất nước không chỉ “vẹn tròn to lớn” trong không gian mà còn trường tồn cùng thời gian. Có được điều đó là nhờ có những con người biết “hóa thân cho dáng hình xứ sở”. Thực tế nhưng cuộc kháng chiến của dân tộc đã chứng minh điều đó: Việt Nam mãi muôn đời. Bốn câu thơ đã nói hộ tâm tình, nói lên suy nghĩ của những con người sông đẹp, nghĩ đẹp và có cái chết đẹp cho đất nước. Họ mãi sống như dáng hình xứ sở như Việt Nam muôn đời. Để rồi tuổi trẻ hôm nay giật mình:

Ta dã qua những năm tháng không ngờ Vô tư quá để bây giờ xao xuyến.

Video liên quan

Chủ Đề