Anh chị hiểu như thế nào về khái niệm phương đông

Mục lục

  • 1 Cái nôi nền văn minh
  • 2 Văn hóa huyền bí
  • 3 Các nền văn minh Phương đông
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài

Cái nôi nền văn minhSửa đổi

Từ khi xã hội loài người xuất hiện trên trái đất, các phát kiến để tự đấu tranh sinh tồn của con người. Xã hội xuất hiện, các bộ tộc, thị tộc cứ lớn mạnh lên. Sự xuất hiện của nhà nước đi kèm với nhiều lo toan quản lý đời sống và tín ngưỡng. Việc trao đổi hàng hóa xuất hiện ngày càng nhiều, tạo ra các phong tục cần được trao đổi và bổ sung cho mình. Con đường Tơ lụa trải dọc từ Đông sang Tây và đi bằng ngựa, lạc đà. Mở rộng buôn bán bằng đường thủy qua nước láng giềng. Những cuộc chiến tranh tranh giành lãnh thổ, gây nên sự mất đi và xuất hiện một nhà nước mới. Các điều kiện đó đã đủ điều kiện chứng minh cho văn hóa của Phương đông là tinh hoa và phong phú.

“Đông Phương Học”, “Orientalism” và sự hội nhập của tri thức Việt

01/06/2018 08:52 - Vũ Đức Liêm

Một hội thảo khoa học quốc tế gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng khái niệm “Giao lưu văn hóa tư tưởng phương Đông”, tên này được dịch ra tiếng Anh là “Oriental Cultural Exchanges”. Hội thảo được đánh giá là được tổ chức công phu và tập hợp của nhiều báo cáo có giá trị học thuật. Việc dịch tên gọi hội thảo sử dụng khái niệm “Oriental” cũng được coi là điều hoàn toàn “bình thường” vì đối với các học giả Việt Nam, “Đông Phương học” là một khái niệm trung tính, thậm chí còn tích cực [“positive”] vì nó giúp định hình không gian của ngành một cách rõ ràng, thậm chí còn mang màu sắc hàn lâm cổ điển. Tuy nhiên, khái niệm “Orient”, “Oriental” và “Orientalism” lại có hàm nghĩa hoàn toàn ngược lại, thậm chí rất tiêu cực trong học thuật phương Tây ngày nay.

Bìa sách Orientalism của Edward W. Said, xuất bản năm 1979.

Vì vậy, bài viết này sẽ đề cập đến nguồn gốc của sự phê phán khái niệm này và gợi ý về sự cẩn trọng đối với các học giả Việt Nam khi sử dụng các khái niệm quan trọng này trong công bố học thuật quốc tế.

Hãy bắt đầu bằng một câu hỏi: vùng Trung Đông trong trí tưởng tượng của quý vị có gì?

Chắc hẳn quý vị sẽ nghĩ đến các sa mạc, cây đèn thần, tên trộm ở thành Bagdad, tấm thảm bay, bọn khủng bố, những người phụ nữ đeo mạng, và tất nhiên là những con rắn uốn éo theo tiếng nhạc… Trừ cây đèn thần và tấm thảm bay [do Hollywood mang đến], có lẽ tất cả những yếu tố khác đều có thật. Tuy nhiên, đó là điều mà phần lớn mọi người trên thế giới hình dung về Trung Đông: vùng đất hoang dã, xa lạ, với những điều kỳ cục, bí hiểm, phong tục khó hiểu và con người “không thân thiện”… Đó chính là hình ảnh Trung Đông được mang đến và giới thiệu qua các câu chuyện cổ, phim ảnh, quảng cáo và các bản tin thời sự [chủ yếu đưa tin về chiến tranh, khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ…]. Bạn hầu như quên mất ở đó cũng có các thi sĩ và nhà triết học. Cuộc sống của họ cũng có trường học, chợ búa, trẻ con cũng đến trường, cũng hát đồng dao, người lớn ngồi tán gẫu trong các quán trà, thanh niên cũng chơi games, lướt facebook, và ăn KFC.

Sự mô tả khái quát mang tính “xa lạ hóa”, “huyền bí hóa”, “kì dị hóa” các vùng đất, xã hội, và con người tại các thế giới xa xôi như Trung Đông, hay nói chung ở châu Á, châu Phi như thế được giới học thuật phương Tây gọi là “Orientalism”. Khái niệm này bắt đầu vào năm 1978, khi GS. Edward W. Said [ĐH Columbia] xuất bản cuốn sách với cùng tựa đề, trong đó ông phê phán cách phương Tây nhìn thế giới phương Đông một cách miệt thị và định kiến với đầy những hình ảnh xa lạ, kỳ cục, kỳ thị, bị bóp méo, phản ánh các xã hội khác bằng con mắt của kẻ “văn minh” hiếu kỳ, tò mò, định kiến có sẵn. Thực tế, hầu như các tri thức này là sự tưởng tượng, cường điệu từ cách người ta ăn mặc, đi lại, giao tiếp, cư xử, cho đến tôn giáo, lễ nghi… dù đa phần người phương Tây chưa từng đến vùng đất này, thậm chí là chưa từng gặp một người nào đến từ vùng đất đó.

Sự ra đời của “Orientalism” gắn liền với lịch sử thực dân

Những người phụ nữ Algiers, tranh của Eugène Delacroix, 1834.

Lịch sử về cách “phương Tây” nhìn “phương Đông” đã kéo dài nhiều nghìn năm, từ sử gia Herodotus của Hy Lạp cổ đại, sứ thần Hy Lạp Megasthenes đến Ấn Độ cho đến cuộc hành trình của Marco Polo xuyên qua đế chế của Hốt Tất Liệt [Kublai Khan], nơi ông mô tả những túp lều dựng bằng vàng, thành phố thịnh vượng của hàng triệu cư dân và những dòng sông đầy thuyền bè…1

Tuy nhiên, lịch sử hiện đại của “Orientalism” được bắt đầu vào năm 1798.

Đó là năm vị tướng nước Pháp, Napoléon Bonaparte cùng 40,000 lính và 10,000 thủy thủ rời khỏi cảng Tuolon bắt đầu cuộc viễn chinh 3 năm ở Ai Cập và Syria. Mục đích của cuộc hành quân là mở rộng ảnh hưởng của nước Pháp và nhằm suy yếu nước Anh. Thực tế, đó là một dự án thực dân. Điều thú vị ở chỗ đi cùng Napoleon không chỉ có binh lính mà còn một đạo quân các nhà khoa học khảo cổ, văn bản học, cổ tự học, bia ký, sử học, kỹ sư…

Khái niệm “Orientalism” bắt đầu vào năm 1978, khi GS. Edward W. Said xuất bản cuốn sách với cùng tựa đề, trong đó ông phê phán cách phương Tây nhìn thế giới phương Đông một cách miệt thị và định kiến với đầy những hình ảnh xa lạ, kỳ cục, kỳ thị, bị bóp méo, phản ánh các xã hội khác bằng con mắt của kẻ “văn minh” hiếu kỳ, tò mò, định kiến có sẵn.

Không thể phủ nhận vai trò của các nhà khoa học tiên phong này, lần đầu tiên họ đưa Ai Cập, đưa Trung Đông trở thành một chủ đề của khoa học hiện đại. Một trong các thành tựu nổi bật là việc Jean-François Champollion [1822] giải mã thành công chữ cổ Ai Cập và công cuộc khảo cổ kéo dài hàng thế kỷ sau đó. Tuy nhiên, tri thức của họ được tạo ra không phải cho người Ai Cập. Tri thức của họ không nhằm giúp người Ai Cập hiểu về đất nước, văn hóa của mình, mà là giúp người Pháp/ người châu Âu hiểu biết và cai trị Ai Cập, phục vụ trực tiếp cho dự án thực dân của họ. Tri thức này, vì thế là một phần của chủ nghĩa đế quốc.

Sự phát triển của khoa học hiện đại ở châu Âu thời cách mạng công nghiệp đã giúp phổ biến “Đông phương học” một cách rộng rãi, từ thế giới học thuật đến thế giới thực dân, tới các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, kiến trúc sư, và họa sĩ bậc thầy như Eugène Delacroix, Jean-Léon Gérôme, Gerard de Nerval…. “Orientalism” vì thế trở thành một phần trong hành trang của chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng thực dân hóa tới các vùng lãnh thổ châu Á, châu Phi, trong một sứ mệnh mà họ gọi là “la mission civilisatrice” [khai hóa văn minh]. Nếu quyền lực quân sự thống trị lãnh thổ và chính trị, “Orientalism” chinh phục trí tuệ và tri thức của người “thuộc địa” nhằm trả lời câu hỏi của tên thực dân: làm thế nào để hiểu về xã hội bản địa, qua đó mà chinh phục và cai trị họ một cách hiệu quả?

Sự phê phán của “Orientalism” nằm ở chỗ nó giải thích tại sao khi chúng ta nghĩ về những vùng đất như Trung Đông, tri thức và trí tưởng tượng của chúng ta bị giới hạn và mặc định trong những hình ảnh có sẵn, những hình ảnh được đưa đến qua truyện kể, các huyền thoại, quảng cáo, phim ảnh, và sản phẩm của Hollywood, chứ không phải là trải nghiệm thực tế hay sự tìm hiểu một cách kỹ lưỡng và có phê phán của chúng ta về nó. Xét về nghĩa rộng hơn, sau góc nhìn bị giới hạn đó chính là bức thông điệp về văn hóa, văn minh, và chính trị, vì phần lớn các tri thức này đến từ “phương Tây”, lấy “phương Tây” làm trung tâm, phản ánh giá trị của “phương Tây”, và quan trọng hơn, được nhìn qua lăng kính bị bóp méo nhằm hợp thức hóa công cuộc thực dân. Ở đó, chỉ có phương Tây là “văn minh”, “phát triển”, và “bình thường”, còn phần còn lại của thế giới là “kỳ lạ”, “huyền bí”, “không bình thường”, không được khai hóa, và hầu như “trì trệ” trong hàng nghìn năm, mà không hề có sự tiến hóa. Chính vì thế, sứ mệnh của phương Tây là khám phá thế giới, chinh phục các miền đất xa lạ, giúp người “bản địa” có tri thức để hiểu về chính mình, và từ đó giúp khai hóa người bản địa, giúp cho quá trình hiện đại hóa.

Phê phán Orientalism và xu hướng giải thực dân

Các nhà nghiên cứu Pháp là Henri Parmentier- bìa trái và Charles Carpeaux ở Đông Dương [Quảng Nam] năm 1902 [photothèque EFEO, PAR00952, cliché H. Parmentier]

Công trình của Said về “Orientalism” không chỉ tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực nghiên cứu vùng Trung Đông, mà còn mở ra giai đoạn mới trong cách thức phương Tây tiếp cận các vùng còn lại của thế giới. “Orientalism” đồng thời giúp định hình một loạt các lĩnh vực nghiên cứu mới như "post-colonial theories" – lý thuyết hậu thuộc địa, “English” – tiếng Anh, “history” – lịch sử, “art history” – Lịch sử nghệ thuật, “paleography” – Văn khắc, “anthropology” – Nhân học, "political sciences" – chính trị học, "manuscript studies" – văn bản học, “Philology” – nghiên cứu văn bản và ngôn ngữ cổ, và “Cultural Studies”- văn hóa học…

Phê phán “Orientalism”/ “Đông phương học” của Said giúp định hình nên cuộc cách mạng trong cách thức tổ chức hệ thống học thuật và tiếp cận đối tượng nghiên cứu ở phương Tây, trong đó có xu thế giải thực dân [Decolonization] trong học thuật và sự phê phán chủ nghĩa lấy châu Âu làm trung tâm [Euro-centralism]. Thực tế, dù nhiều trường, viện trên thế giới trong tên gọi vẫn dùng từ “phương Đông”: Viện Viễn Đông Bác Cổ [EFEO, Paris], Trường phương Đông và châu Phi [SOAS, London]… như một cách thức để “tưởng niệm” về quá khứ và danh tiếng; tên gọi này không ngăn được việc họ đã phải thay đổi cách thức tiếp cận, nơi mà các học giả từ lâu không còn gọi ngành của mình là “Oriental studies” và gọi vùng đất mình nghiên cứu là “Orient” nữa. Lí do nằm ở sự phê phán cách thức ngành “Oriental studies” được tạo ra và tri thức liên quan đến các vùng đất “xa xôi” được sản xuất.

Từ năm 2009, New York và sau đó là bang Washington đã cấm tất cả các văn bản hành chính nhắc đến từ “Oriental”. Năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã ký ban hành luật trong đó cấm sử dụng các từ “Negro” và “Oriental” trong văn bản luật liên bang.

Các trường đại học ở Việt Nam cũng có khoa “Đông phương học”, hay chương trình đào tạo “Đông phương học”. Mặc dù vậy, sự tồn tại của ngành này hầu như chưa được định vị một cách rõ ràng và thống nhất, ví như việc coi Úc như một phần của “Đông phương”. Bản thân khái niệm “phương Đông” cũng có vấn đề, vì nó được người phương Tây tạo ra nhằm chỉ các vùng đất ở phía Đông của châu Âu. Trong hệ định vị địa lý của người Việt Nam thì rõ ràng là Ấn Độ và Tây Á không nằm ở phía Đông.

Khái niệm “Orientalism” đã gia nhập vào tiếng Việt và được hiểu đơn giản là “Đông phương học”. Tương tự, “Oriental Studies” cũng đang được dịch là “Đông Phương học”. Về điểm này, đang có khoảng cách lớn trong nhận thức giữa “Orientalism” trong tiếng Anh đến “Đông phương học” trong tiếng Việt. Dù cuốn sách kinh điển về chủ đề này của E. Said, bản tiếng Anh được xuất bản cách nay 40 năm và bản dịch tiếng Việt đầu tiên ra đời năm 1998, các học giả Việt Nam dường như vẫn chưa quan tâm đúng mức đến tính chất phê phán của khái niệm “Orientalism”, điều mà giới học thuật phương Tây hầu như đã không còn sử dụng nữa. Khái niệm này, thực tế vẫn thường được chuyển ngữ một cách giản đơn là “Đông phương học”.

Điều này rõ ràng đang gây trở ngại cho các học giả trong nước trong việc tiếp cận với các thảo luận học thuật quốc tế, nơi mà người ta không còn nói đến “Oriental” hay “Negro” nữa. Từ năm 2009, New York và sau đó là bang Washington đã cấm tất cả các văn bản hành chính nhắc đến từ “Oriental”. Năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã ký ban hành luật trong đó cấm sử dụng các từ “Negro” và “Oriental” trong văn bản luật liên bang.

Một ví dụ nhỏ trong những tác động đến cách thức học giả bên ngoài mô tả Việt Nam đó là đặt lịch sử vùng đất này trong khung cảnh của "Ấn Độ hóa" và "Trung Hoa hóa" [George Cœdès 1944]. Joseph Buttinger [1958] thì gọi Việt Nam là "Rồng nhỏ" để ám chỉ mối quan hệ với Trung Hoa. Theo đó, lịch sử và văn hóa Việt Nam nằm dưới các làn sóng văn minh lớn hơn mà nhờ xúc tác của nó người Việt mới có được các thành tựu. Điều này mang theo những ẩn ý thực dân quan trọng:

Thứ nhất, người Pháp sẽ giúp người Việt Nam khai hóa bằng cách giúp đỡ nhằm vượt qua những giá trị phương Đông [Ấn Độ, Trung Hoa] “xưa cũ” để hiện đại hóa và tiếp cận văn minh phương Tây.

Thứ hai, không có “bản sắc” Việt Nam, hay ít nhất là người Việt phải nhờ vào "Ấn" và "Hoa" thì mới có được sự phát triển. Vì thế, đây là lúc người Pháp thay thế Ấn và Hoa để giúp Việt Nam trở nên văn minh. Sự “khai hóa” từ bên ngoài là một quá trình bình thường của lịch sử Việt Nam. Hơn nữa, người Việt cũng không có “bản sắc riêng” để giữ, thì tại sao lại phải chống Pháp?

Cuối cùng, bài viết nhỏ này không phải để phê phán một nhận thức cụ thể nào đó của học giới Việt Nam, nó đơn giản chỉ ra cách thức một khái niệm rất quan trọng trong lĩnh vực khoa học xã hội, được dùng phổ biến trong tiếng Anh, đã thay đổi mạnh mẽ bên ngoài Việt Nam bốn thập kỷ vừa qua, nơi mà người ta không còn sử dụng hay chào đón nữa. Tuy nhiên, khái niệm và cách tiếp cận này đã được dịch ra tiếng Việt và sử dụng với những hàm ý hoàn toàn khác mà hầu như không có sự cập nhật hay đối chiếu với sự chuyển dịch của hệ thống tri thức bên ngoài. Dĩ nhiên việc du nhập một khái niệm bên ngoài vào ngôn ngữ bản địa và gắn cho nó những nội hàm mới là điều bình thường. Tuy nhiên nếu việc du nhập này nhằm mục đích tham gia vào nền học thuật toàn cầu thì ít nhất cũng nên bảo đảm những hàm ý phổ quát của nó được tôn trọng. Với ý nghĩa đó, đã đến lúc đưa “Orient”, “Oriental”, “Orientalism” vào bảo tàng.
---------
1. Dĩ nhiên “phương Đông”, “phương Tây” là những khái niệm phức tạp và có diễn trình lịch sử lâu dài. Ở đây phương Tây chỉ châu Âu và Bắc Mỹ, phương Đông chỉ các khu vực nằm về phía Đông của châu Âu.

Tham khảo
Chen Kuan-hsing. Asia as Method: Toward Deimperialization. Durham, N.C.: Duke University Press, 2010.
Edward W. Said. Orientalism. Knopf Doubleday Publishing Group, 2014.
George Cœdès. Histoire ancienne des états hindouisés d’Extrême-Orient. Hanoi: Imprimerie d’Extrême-Orient, 1944.
Joseph Buttinger. The Smaller Dragon: A Political History of Vietnam. NY: Praeger, 1958.
Oliver W. Wolters. History, Culture, and Region in Southeast Asian Perspectives History. Southeast Asia Program Publications, Southeast Asia Program, Cornell University, 1999.

Chia sẻ

Tags: nghiên cứu lịch sử văn hóa phương Đông Đông Phương học lịch sử thực dân khai hóa văn minh công bố quốc tế

Người phương Đông và phương Tây suy nghĩ rất khác nhau?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Khuynh hướng tự thổi phồng mình gần như không thấy có ở các một loạt các nghiên cứu khắp Đông Á

Năm 1871 khi Horace Capron tới đảo Hokkaido, ông tìm bóng dáng sự sống ở nơi rừng núi và cánh đồng rộng lớn. "Đó là sự tĩnh lặng của cái chết," ông viết. "không một lá cây lay động, không tiếng chim, không sự sống." Đó là nơi phi thời gian, nơi của thời tiền sử, ông nghĩ.

"Thật lạ lùng là vùng đất giàu và đẹp này, tài sản của một trong những quốc gia cổ xưa và đông dân nhất thế giới… lại không có ai ở trong một thời gian dài và gần như không được biết đến như sa mạc ở châu Phi," ông nói thêm.

Đó là vùng biên giới của Nhật, giống như Miền Tây Hoang dã" của Mỹ. Các đảo Hokkaido phía cực Bắc của Nhật là nơi xa xôi tách khỏi Honshu bởi biển sóng dữ. Ai vượt qua biển này sẽ phải chịu cái rét dữ dội, địa hình núi lửa lởm chởm và muông thú hoang dã. Do vậy chính phủ Nhật để nó cho người bản xứ Ainu, họ sống nhờ vào săn bắn và đánh bắt cá.

Giữa thế kỷ 19, sợ Nga xâm chiếm, chính phủ Nhật quyết định lấy lại đảo Hokkaido này và đưa các Samurai đến đó ở. Rồi những người khác tiếp nối, các trang trại, cảng, đường và đường sắt mọc lên khắp đảo. Các nhà nông học Mỹ như Capron được mời tới hướng dẫn những người tới định cư để khai khẩn, và trong vòng 70 năm dân từ vài nghìn đã phát triển thành hơn 2 triệu. Vào thiên niên kỷ mới, con số lên gần 6 triệu người.

Quảng cáo

Ngày nay, ít người sống ở Hokkaido phải tự họ chinh phục sự hoang dã. Thế nhưng các nhà tâm lý thấy rằng tinh thần khai khẩn vẫn có ở cách họ nghĩ, cảm thụ và lập luận, so với những người sống ở Honshu chỉ cách đó 54 km. Họ có tính cá nhân hơn, tự hào hơn ở thành công, tham vọng phát triển con người hơn, và ít liên kết hơn với người xung quanh. Thực tế, nếu so với các nước khác, tính cách họ giống người Mỹ hơn những người Nhật khác.

Câu chuyện về Hokkaido chỉ là một trong những trường hợp cho thấy là môi trường xã hội đã hun đúc nên tâm trí con người. Từ những khác biệt lớn giữa Đông và Tây cho tới những biến động nho nhỏ giữa các bang ở Mỹ, ta ngày càng thấy rõ là lịch sử, địa dư và văn hoá có thể làm thay đổi suy nghĩ của tất cả chúng ta một cách tinh vi và đáng ngạc nhiên, cho tới cả cách quan sát của ta nữa. Suy nghĩ của chúng ta có thể được hình thành bởi loại cây mà tổ tiên ta trồng, và một con sông có thể phân ranh giới giữa hai vùng có tính cách con người khác nhau.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trước khi Hoàng đế Minh Trị quyết định đưa dân đến đảo, người dân duy nhất sống ở Hokkaido là người bản xứ Ainu.

Dù ta sống ở đâu, nếu biết được sức mạnh này thì ta hiểu được tâm trí của ta hơn một chút.

Phương Đông là gì?

Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa phương Đông và phương Tây chúng ta cùng đến với khái niệm phương Đông là gì nhé!

Phương Đông là cụm từ để chỉ một nhóm các dân tộc có liên hệ mật thiết với nhau về ngôn ngữ, lịch sử, văn hoá và nguồn gốc. Theo Bách khoa người phương Đông, phương Đông là vùng đất của người Hán, Hòa, Triều Tiên, Việt và những khu vực xung quanh mà nền văn hoá của nó ảnh hưởng sâu sắc.

Theo quan niệm chính thống, phương Đông là vùng đất của những nền văn minh châu thổ. Hay nói cách khác, phương Đông là những nền văn mình hình thành và phát triển trên lưu vực các con sông. Nó thường được gọi là thế giới phương Đông.

Ngoài ra, phương Đông còn có ý nghĩa là danh từ dùng để nói đến những thứ ở hướng Đông.

Sự khác biệt trong văn hóa Đông – Tây và những suy nghĩ đối với việc phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay

05/03/2014

Share

Facebook

Email

Print

Viber

Pinterest

Linkedin

TCCSĐT – Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây tự nó đã có sự khác biệt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, sự giao lưu văn hóa Đông – Tây tạo nên những cơ hội để mỗi quốc gia phát huy và tiếp thu những khía cạnh tích cực của mỗi nền văn hóa, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của đất nước, dân tộc mình.

Một số điểm khác biệt chủ yếu giữa văn hóa phương Đông và phương Tây

Một là,sự khác biệt trong việc nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh. Đối với người phương Tây, ngay từ thời cổ đại, cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh đã thể hiện khá rõ lập trường triết học của họ dưới các hình thức thế giới quan khác nhau, thậm chí đối lập nhau: có thế giới quan duy vật, có thế giới quan duy tâm, có thế giới quan lạc quan, tích cực, có thế giới quan bi quan, tiêu cực…

Trong sự phát triển của các nước phương Tây từ xưa đến nay, những người có thế giới quan duy vật, lạc quan tích cực [dù dưới các hình thức thô sơ, máy móc hay biện chứng…] thường đại diện cho xu hướng tư duy tiến bộ, ủng hộ hoặc đồng hành với sự phát triển của khoa học. Trái lại, những người có thế giới quan duy tâm, bi quan tiêu cực [dù dưới các hình thức chủ quan, khách quan hay tôn giáo] thường đại diện cho xu hướng tư duy phản tiến bộ, không tin hoặc cản trở sự phát triển của khoa học. Trong thói quen xem xét của người phương Tây, thế giới chỉ có thể là đen hoặc trắng chứ không chấp nhận một thế giới đen – trắng lẫn lộn. Điều đó lý giải tại sao người phương Tây lại coi trọng lối tư duy “duy lý” chứ không phải “duy tình”.

Trái lại, đối với người phương Đông, do điều kiện sinh tồn có sự khác biệt so với các nước phương Tây [tính khép kín trong sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, mô hình kinh tế – xã hội chủ yếu mang đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến…], nên cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh thường phức tạp hơn. Trong nhận thức của người phương Đông, thế giới xung quanh không phải là những mảnh ghép rời rạc nhau mà là một chỉnh thể có tính thống nhất giữa trời, đất và con người. Chính vì thế, trong triết học phương Đông một số lý thuyết triết học, như lý thuyết về “tam tài” [Trời – Đất – Người], lý thuyết “Thiên Nhân hợp nhất” [Trời với Người là một] luôn được các nhà triết học qua các thời đại ở các nước phương Đông đề cao. Đây chính là cơ sở quan trọng để hình thành nên thói quen đề cao văn hóa cộng đồng. Việc coi nhẹ văn hóa cá nhân của người phương Đông cũng là một sự khác biệt căn bản giữa văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây.

Trong quá trình hình thành nên thế giới quan của mình, người phương Đông ít chịu ảnh hưởng bởi các khuynh hướng triết học cụ thể. Sự cạnh tranh của các học thuyết triết học ở các nước phương Đông không gay gắt như ở các nước phương Tây. Đồng thời, cũng do nền tảng phát triển của tri thức khoa học, đặc biệt là các tri thức về khoa học tự nhiên qua các thời đại còn hạn chế, nên trong thế giới quan của người phương Đông, các yếu tố duy tâm, duy vật, biện chứng và siêu hình thường đan xen lẫn lộn. Điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phương pháp luận trong văn hóa ứng xử của người phương Đông, trong đó, những khía cạnh tích cực là tính linh hoạt, mềm dẻo,…; còn những khía cạnh tiêu cực là: tính hữu khuynh, tính dễ thỏa hiệp trong việc thừa nhận chân lý…

Hai là,sự khác biệt về phương thức tư duy và văn hóa ứng xử. Có lẽ đây là một trong những điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất khi so sánh sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển tư duy của nhân loại, người ta thấy có sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau, trong phương thức tư duy giữa phương Đông và phương Tây. Đối với người phương Đông, do đặc điểm về điều kiện địa lý, phương thức sản xuất và lịch sử phát triển xã hội nên họ thường chú trọng và đề cao phương thức tư duy trực giác [duy cảm]. Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy trực giác [triết học] là “cách thức tư duy chú trọng đến sự cảm nhận hay thể nghiệm”[1]. [1]. Về mặt đời thường, phương thức tư duy trực giác thể hiện thành thói quen tư duy khi đứng trước đối tượng nhận thức thường chỉ chú trọng tới yếu tố trực quan cảm tính, bề ngoài, mà ít đi sâu nghiên cứu các chi tiết bên trong. Về phương diện văn hóa, do chịu ảnh hưởng bởi phương thức tư duy trực giác nên trong cách suy nghĩ và ứng xử của người phương Đông trong cuộc sống thường ngày thường mang tính trực quan, cảm tính, đề cao nhận thức kinh nghiệm [chủ yếu là kinh nghiệm đời thường của cư dân nông nghiêp], coi nhẹ vai trò của tri thức lý luận, tri thức khoa học. Đặc biệt trong cách ứng xử, người phương Đông thường theo lối “duy tình”. Lối tư duy này cũng có những điểm tích cực, như đề cao tính cố kết cộng đồng; tính dễ thân thiện; coi trọng các quan hệ thân tộc. Nhưng lối tư duy này tự nó cũng bộc lộ những hạn chế, như sự cả tin [dễ tin do vẻ bề ngoài]; sự nể nang [do tình thân, do quan hệ] mà làm mất đi lý trí, sự sáng suốt trong đánh giá, nhận định; dễ tạo ra sự ồn ào, chạy theo vẻ bề ngoài; coi trọng đạo đức hơn tài năng con người, coi trọng tình cảm hơn lý trí [một trăm cái lý không bằng một tí cái tình].

Ngược lại với thói quen văn hóa dựa vào phương thức tư duy trực giác của phương Đông, người phương Tây có thói quen văn hóa dựa vào phương thức tư duy duy giác. Tư duy duy giác [hay tư duy duy lý] là phương thức tư duy chỉ chú trọng đến giai đoạn nhận thức lý tính, là “lối tư duy độc lập chỉ thiên về lý trí, chỉ tin vào lý trí”.

Về mặt văn hóa, lối tư duy duy lý của người phương Tây cũng có những điểm tích cực trong nhận thức cũng như hành vi ứng xử, thường phân minh rõ ràng, trắng ra trắng, đen ra đen và không chấp nhận sự lẫn lộn giữa đen và trắng, tính thực tế trong nhận thức và hành động. Tuy nhiên, bản thân phương thức tư duy đó cũng bộc lộ yếu tố hạn chế, như tính máy móc, khả năng thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh bị hạn chế. Đặc biệt, người có tư duy duy lý nếu chịu ảnh hưởng bởi mặt trái của chủ nghĩa thực dụng có thể tạo ra thói quen ứng xử thực dụng một cách ích kỷ.

Ba là,sự khác biệt về chủ thể văn hóa. Chủ thể văn hóa ở đây được hiểu là văn hóa cá nhân hay văn hóa tập thể. Do chịu ảnh hưởng bởi thói quen kinh nghiệm về lao động sản xuất của cộng đồng cư dân nông nghiệp nên văn hóa ứng xử của người phương Đông thường coi trọng tính tập thể. Một số lý thuyết triết học phương Đông cũng góp phần tạo cơ sở cho văn hóa ứng xử theo lối tập thể của người phương Đông, như thuyết “Trung dung” của Nho giáo hay thuyết “Đại thừa” trong kinh Phật. Đặc điểm của văn hóa tập thể của người phương Đông là lối nhận thức và ứng xử thường dựa vào số đông. Trong văn hóa ứng xử tập thể thì vai trò của tập thể thường được đề cao thay vì cá nhân; mỗi cá nhân muốn tồn tại trong cộng đồng phải tự biết khép mình, hòa vào số đông thay vì muốn tách ra hoặc bộc lộ năng lực vượt trội của cá nhân trước tập thể. Ưu điểm của dạng văn hóa này là có khả năng phát huy sức mạnh của cộng đồng [một dạng dân chủ cơ sở mang tính sơ khai] nhưng tự nó cũng có những nhược điểm hạn chế, như hạn chế sự phát triển của cá nhân, thiếu địa chỉ cụ thể để quy trách nhiệm về các sai lầm, dễ bị cá nhân lợi dụng để lũng đoạn quyền lực…

Nếu chủ thể văn hóa ở phương Đông là tập thể, cộng đồng thì chủ thể văn hóa ở phương Tây lại là cá nhân. Về phương diện triết học, chủ nghĩa cá nhân [individualism] là khuynh hướng triết học đề cao, thậm chí tuyệt đối hóa vai trò vị trí và những lợi ích có liên quan đến cá nhân với tư cách là một trong những bộ phận cấu thành nên cộng đồng hay xã hội. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân – cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác. Chủ nghĩa cá nhân do vậy đối lập với chủ nghĩa toàn luận [neo full comment], chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa công xã, tức là đối lập với những chủ thuyết nhấn mạnh đến việc công xã, nhóm, xã hội, chủng tộc, hoặc các mục đích quốc gia cần được đặt ưu tiên cao hơn các mục đích của cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân cũng đối lập với quan điểm truyền thống, tôn giáo, tức là đối lập với bất cứ quan niệm nào cho rằng cần sử dụng các chuẩn mực đạo đức hay luân lý ở bên ngoài, khách thể, để hạn chế sự lựa chọn hành động của cá nhân. Các khuynh hướng triết học đề cao chủ nghĩa cá nhân xuất hiện từ khá sớm trong triết học phương Tây, nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển ở các nước phương Tây thời kỳ cận đại thì chủ nghĩa cá nhân mới chính thức được khẳng định cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.

Về mặt văn hóa, chủ nghĩa cá nhân với tính cách là một chủ thể văn hóa thường bộc lộ khả năng nhận thức và hành vi ứng xử mang tính cá nhân, như nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa tự nó cũng mang tính hạn chế, như việc đề cao vai trò của cá nhân thường dẫn tới khuynh hướng cực đoan, tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân đơn lẻ, dung dưỡng cho tính ích kỷ của cá nhân, hạ thấp vai trò của cộng đồng, của xã hội. Về mặt này, chủ nghĩa cá nhân gần với chủ nghĩa vị kỷ [egoism]. Chủ nghĩa cá nhân kết hợp với chủ nghĩa thực dụng làm cho văn hóa cá nhân ở các nước phương Tây mang một màu sắc mới – văn hóa thực dụng, một hình thức văn hóa khá điển hình trong văn hóa Mỹ hiện nay.

Bốn là,sự khác biệt về tôn giáo và đức tin. Về mặt lịch sử, các tôn giáo lớn trên thế giới xuất hiện lần đầu tiên vào những năm đầu Công nguyên nhưng ý thức tôn giáo của nhân loại thì đã xuất hiện trước đó hàng nghìn năm cả ở phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, theo thời gian, việc lựa chọn đức tin đối với các tôn giáo giữa người phương Đông và phương Tây có khác nhau. Đa số các cộng đồng dân cư các quốc gia phương Tây đều theo Thiên chúa giáo, nên trong ý thức về tôn giáo của họ đức tin đối với đạo Thiên chúa có một vị trí và ý nghĩa rất lớn. Điều đó giải thích tại sao trong rất nhiều sinh hoạt văn hóa và lễ hội của người phương Tây đều có liên quan đến đức tin đối với đạo Thiên chúa và góp phần tạo ra bản sắc văn hóa riêng của họ. Ngược lại, đức tin tôn giáo của cộng đồng dân cư phương Đông lại có vẻ phức tạp hơn. Do điều kiện lịch sử, địa lý và chính trị khác nhau nên người phương Đông thường có đức tin về các tôn giáo khác nhau. Ngoài đức tin về một số tôn giáo phổ biến như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo hay Đạo giáo, người phương Đông còn có đức tin tôn giáo vào các hiện tượng tín ngưỡng và văn hóa tâm linh khác. Do đó, so với đức tin tôn giáo của người phương Tây, sự hình thành đức tin và các sinh hoạt văn hóa liên quan đến tôn giáo của người phương Đông cũng thường đa dạng và phức tạp hơn. Chính vì thế, tại các quốc gia phương Đông không có ý thức tôn giáo thuần nhất như ở phương Tây mà chỉ có các trung tâm sinh hoạt tôn giáo khác nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng vùng, miền trong khu vực.

Một số suy nghĩ rút ra đối với Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực châu Á nên trong quá trình phát triển, nền văn hóa Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các đặc trưng văn hóa của các quốc gia phương Đông nói chung. Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng giao lưu văn hóa Đông – Tây. Do đó, để chủ động trong việc “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc” [2] [2] như Đại hội XI của Đảng đã khẳng định, có thể nêu một số suy nghĩ trong cách ứng xử và xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, cần tạo lập một môi trường đa văn hóatrong phát triển văn hóa ở mỗi quốc gia. Tính đa văn hóa trong phát triển văn hóa quốc gia hiện nay được hiểu là tính chất đa dạng, sự giao lưu và tồn tại đan xen các dạng thức văn hóa khác nhau trong một nền văn hóa thống nhất. Môi trường đa văn hóa ấy cần được hiểu ở cả hai chiều cạnh:Một là,tạo ra sự giao lưu và tính tiếp biến giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại; vàhai là,tạo lập môi trường giao lưu giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Bài học của các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới cho thấy, tạo lập một môi trường đa văn hóa không những không cản trở mà còn tạo động lực cho sự phát triển của quốc gia.

Thứ hai, phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế của văn hóa Đông – Tâytrong việc tạo lập một nền văn hóa mới. Là một quốc gia phương Đông, dĩ nhiên nền văn hóa của Việt Nam trong tương lai phải là một nền văn hóa mang bản sắc phương Đông. Nhưng muốn văn hóa phương Đông trở thành một phần động lực trong quá trình phát triển, trước hết chúng ta cần xác định rõ những giá trị trong văn hóa phương Đông cần phát huy cũng như hạn chế, những nhược điểm có thể gây cản trở cho sự phát triển của nó. Đối với việc tiếp thu các giá trị văn hóa phương Tây trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam cũng cần có quan điểm biện chứng, nghĩa là biết kế thừa, tiếp thu những giá trị hợp lý, đồng thời cũng biết loại bỏ những giá trị không phù hợp. Bài học chung của nhiều quốc gia trong khu vực, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, là: trong quá trình phát triển nền văn hóa của mình, họ chú ý nhiều hơn đến các giá trị văn hóa phương Đông để tạo nên đường hướng hình thành bản sắc riêng cho nền văn hóa, đồng thời tiếp thu các giá trị tích cực trong văn hóa phương Tây để tạo ra tính chất tiên tiến, hiện đại của nền văn hóa. Có thể coi đây là gợi ý quan trọng cho Việt Nam trong việc kế thừa, tiếp thu các giá trị văn hóa Đông – Tây trong phát triển văn hóa hiện nay.

Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Xu thế hội nhập thế giới khiến mỗi nền văn hóa ngày càng mở rộng giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, đặc biệt là sự giao lưu giữa hai nền văn hóa Đông và Tây. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế cũng dễ dẫn đến chỗ nền văn hóa bản địa bị hòa tan hoặc đơn giản là không còn bản sắc, do đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa trong bối cảnh hiện nay đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, là hết sức cần thiết. Bài học của nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực cho thấy, việc giữ gìn và phát huy có hiệu quả bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển văn hóa là giải pháp quan trọng nhất để đưa nền văn hóa quốc gia hội nhập sâu rộng với các giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới. Chứng kiến sự phát triển của nền văn hóa Nhật Bản hiện nay, bên cạnh các giá trị tiên tiến, hiện đại mang dáng dấp của văn hóa châu Âu được nhà nước Nhật Bản cho phép du nhập và phát triển thì những giá trị văn hóa truyền thống của Nhật Bản cũng được giữ gìn và phát huy có hiệu quả. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại đã tạo ra tính chất độc đáo trong sự phát triển của văn hóa Nhật Bản hiện nay. Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng là một đất nước hiện đại và năng động mà còn là một đất nước có nền văn hóa với truyền thống lâu đời được gìn giữ và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Thành công trong phát triển của nền văn hóa Hàn Quốc không chỉ dừng lại ở sự thành công trong kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại mà quan trọng hơn đã tạo ra những giá trị văn hóa riêng và mới, góp phần làm thay đổi nhanh hơn diện mạo đất nước, con người Hàn Quốc.

Như vậy, quá trình nghiên cứu và đi đến khẳng định sự khác biệt trong văn hóa Đông – Tây chính là để thấy rõ hơn sự cần thiết phải kết hợp văn hóa Đông – Tây trong xây dựng và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia trong bối cảnh hiện nay./.

________

[1]. PGS.TS. Phạm Công Nhất [chủ biên]: Giáo trình triết học [Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn], Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 41
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 75

5 / 5 [ 1 bình chọn ]

  • TAGS
  • bản sắc
  • cach mang
  • chinh tri
  • cơ hội
  • dân tộc
  • dang
  • dang bo
  • dang spkt
  • dang uy
  • dangbo
  • giao lưu
  • góp phần
  • hcmute
  • hiện nay
  • khác biệt
  • khía cạnh
  • làm giàu
  • ly luan
  • phát huy
  • phương tây
  • quốc gia
  • quốc tế
  • spkt
  • tích cực
  • tiếp thu
  • toàn cầu
  • ute
  • văn hóa

Share

Facebook

Email

Print

Viber

Pinterest

Linkedin

Bài trướcBình thường hay không bình thường

Bài tiếp theoNhững điều cần biết

Video liên quan

Chủ Đề