Bài báo về tình mẫu tử

VHO- Những ngày qua câu chuyện về người mẹ mắc bệnh ung thư vú (UTV) Nguyễn Thị Liên (28 tuổi, Lý Nhân, Hà Nam) và con trai là bé Đỗ Bình An được xuất viện trở về nhà đã gây xúc động cho hàng triệu con tim.

Bài báo về tình mẫu tử

 Gia đình chị Nguyễn Thị Liên trong ngày đoàn tụ

Hai mẹ con đã viết lên một câu chuyện đẹp về tình mẫu tử. Kỳ tích này được viết bằng sự cố gắng, nỗ lực của các y bác sĩ nhưng cũng là cảnh báo về tình trạng trẻ hóa UTV ở phụ nữ.

Ngày đoàn tụ

Chị Liên mang thai đến tháng thứ 3 thì phát hiện bị ung thư vú giai đoạn cuối, vẫn quyết tâm giữ lại con trai bé bỏng dù phải chịu nhiều đau đớn. Sau bao nỗ lực kết hợp điều trị giữa các y bác sĩ Bệnh viện K Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương, chiều ngày 22.5, bé Đỗ Bình An được 31 tuần thai đã chào đời bằng phương pháp sinh mổ với sự hỗ trợ của gần 20 bác sĩ đầu ngành của hai bệnh viện. Ngay sau ca mổ, bé Bình An lập tức được đưa đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương để chăm sóc đặc biệt mà chưa được mẹ bế bồng và sức khỏe của bé ngày càng ổn định.

Trong khi đó, tính mạng người mẹ diễn biến xấu, nhiều lúc ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Các bác sĩ Bệnh viện K đã tiến hành hội chẩn liên viện với Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhằm đưa ra phác đồ điều trị, chăm sóc theo dõi tích cực, sát sao, sử dụng những thuốc điều trị đích, hỗ trợ thở tốt nhất cho sản phụ Liên. Đến ngày 15.6, mặc dù sức khoẻ còn yếu nhưng với mong mỏi cháy lòng là được gặp con, Bệnh viện K đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho 2 mẹ con được gặp nhau lần đầu. Được gặp con, ôm ấp con tình yêu thương ấy đã trở thành động lực để người mẹ mắc bệnh ung thư quyết tâm vượt lên. Và ngày đoàn tụ đã đến, hai mẹ con bé Bình An và chị Nguyễn Thị Liên đã xuất viện được trở về với gia đình sau 55 ngày cách biệt.

Giây phút mong chờ vỡ òa trong hạnh phúc khi bé Bình An nằm trong xe đẩy, được các bác sĩ đưa về phía bố, mẹ và chị gái. Nhìn thấy con, chị Liên cố gắng bình tĩnh, cười tươi chị đứng dậy, bước vội về phía con. Chị dang tay đón con trai bé bỏng mà chị sẵn sàng hi sinh cả sự sống để con được chào đời. Miệng cười, mắt đỏ hoe chị cố không khóc. Bình An như cảm nhận được hơi ấm mẹ, bất giác miệng mỉm cười, bé áp đôi má tròn vào ngực mẹ. Hôm nay gia đình chị sẽ cùng đoàn tụ, trở về Hà Nam sau gần 2 tháng chiến đấu với bệnh tật. Bé Bình An khoẻ mạnh, nặng 2,4 kg, tăng 900 gram. Bình An không còn phải sử dụng thuốc điều trị, ngoại trừ bổ sung vitamin và vi chất.

Các bác sĩ cho biết, người mẹ sẽ ở cùng con vài ngày rồi nhờ bác của bé trông nom. Dự kiến ít ngày tới, vợ chồng chị Liên sẽ trở lại Bệnh viện K để tiếp tục điều trị. Mỗi tuần chị xạ trị một lần, đến nay chị đã có 6 đợt xạ trị.

Sàng lọc để phát hiện UTV sớm

Không chỉ trường hợp của chị Liên, hiện nay khá nhiều chị em phụ nữ phát hiện mắc bệnh UTV khi tuổi còn trẻ. TS.BS Lê Thanh Đức (Trưởng khoa Nội 5, Bệnh viện K) cho biết, theo thống kê ở khu vực châu Á, Đông Nam Á, tỉ lệ UTV trẻ khá cao. Các nước Âu, Mỹ bệnh hay gặp ở người lớn tuổi. Còn ở Nhật Bản và một số nước châu Á, mắc trẻ khá cao, thậm chí có bệnh nhân 26 - 27 tuổi đã bị UTV. Tại Việt Nam, 31 - 36 tuổi tỉ lệ mắc đã cao hơn các nước châu Âu, châu Mỹ. Cá nhân bác sĩ Đức đã và đang điều trị cho không ít bệnh nhân bị UTV còn rất trẻ, rất nhiều trong số đó chưa có gia đình và có người vừa bước vào ngưỡng cửa đại học. Bệnh nhân Hồ Anh V, đang học đại học năm thứ 2 bị UTV giai đoạn 2 sau khi đi khám vì triệu chứng đau nhói mơ hồ và sờ thấy hạch ở ngực. Hiện tại, bệnh nhân V vẫn đang xạ trị tại Bệnh viện K. “May mắn là bệnh nhân V đến bệnh viện vẫn kịp thời vì khối u vú chưa di căn. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn phát hiện ở giai đoạn sớm. Trường hợp của bệnh nhân Ánh T, 22 tuổi Nam Định phát hiện ung thư vú năm 22 tuổi hiện đang được điều trị tại Bệnh viện K là một điển hình. Tháng 8.2017, sau khi đi thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng, bác sĩ đã kết luận T bị ung thư vú phải, nhưng đã di căn đến gan, hiện bệnh nhân đã ở giai đoạn 4 của ung thư vú”, bác sĩ Lê Thanh Đức cho hay.

Bác sĩ Lê Thanh Đức cho rằng, UTV có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, chính vì vậy ngay cả những phụ nữ trong độ tuổi 20 cũng không nên chủ quan mà cần có các biện pháp phòng ngừa. “Đối với người trẻ tỉ lệ bệnh ung thư vú phát triển mạnh, nhanh hơn người già, có những đặc điểm riêng chưa lý giải được tại sao, mà là quan sát được. Tế bào tốc độ phát triển mạnh hơn, độ ác tính cao hơn, thụ thể nội tiết hay âm tính và thời gian giữ được ổn định bệnh cũng ngắn hơn”, TS Lê Thanh Đức nói. 

 NGUYỆT MINH

Chưa ai làm khổ tinh thần tôi như mẹ

Từ nhỏ, mẹ toàn nằm coi phim; khi có tôi, mẹ cũng rất ít quan tâm, trò chuyện cũng như chỉ bảo tôi lối sống.

Mẹ đay nghiến tôi vì câu nói đùa vô ý

Bố mẹ tôi là người gốc Hà Tây; tôi sinh ra và lớn lên ở Tây Nguyên rồi vào Sài Gòn học đại học, lập nghiệp hơn 10 năm.

Tôi có bất hiếu khi nghĩ không tốt về mẹ?

Gần đây, tôi thật sự muốn về nơi mình sinh ra để sống cuộc sống không bon chen, giúp tôi thoải mái đầu óc hơn chút.

Con luôn lo sợ mẹ nhiễm Covid

Mẹ bị mắc căn bệnh thế kỷ. Bố con qua đời hai năm trước cũng vì căn bệnh này rồi, con không thể mất mẹ nữa.

Má mãi trong tim 10 anh em chúng con

Nhà tôi đông anh em, má sinh tới năm người con trai và năm người con gái, tôi là con út trong gia đình.

Mẹ là nguồn động lực để con sống và bước tiếp

Mẹ yêu quý! Lâu lắm rồi con không ngồi tâm sự cùng mẹ, chắc mẹ giận con lắm phải không? Cũng đúng thôi vì con là đứa bất hiếu với bố mẹ.

Mẹ thích đi bán vé số

Tôi kinh doanh, 32 tuổi, có vợ và một con trai. Tuổi thơ tôi nghèo khó, từ nhỏ luôn ước mơ mua cho mẹ ngôi nhà để bà dưỡng già.

Chuyến du lịch ác mộng của gia đình Venezuela

Chuyến du lịch ác mộng của gia đình Venezuela

Bị đắm thuyền khi đang đi du lịch biển, người mẹ đã nỗ lực cứu sống hai con trước khi qua đời vì say nắng và mất nước nghiêm trọng.

Nhiều cha mẹ nhờ con cái thực hiện tiếp ước mơ dang dở

Đọc bài: "Mẹ kỳ vọng quá nhiều ở tôi", xin chia sẻ với bạn cách tôi trò chuyện và tâm sự với mẹ, để mẹ hiểu mình hơn.

Lễ Vu Lan buồn

Hôm qua con gọi điện thoại cho từng người bạn thời đi học của mẹ để báo tin mẹ đã ra đi.

9 tháng học làm 'chiến binh' của người mẹ có con ung thư

9 tháng học làm 'chiến binh' của người mẹ có con ung thư

Những ngày đầu biết con ung thư, chị Thu không ăn, không ngủ, kiệt sức nên lăn ra ốm. Chồng chị phải gửi con gái tự kỷ cho nội ngoại chăm, ra Hà Nội với hai mẹ con.

Người mẹ không bình thường đã sinh ra tôi

Tôi là luật sư ở công ty luật khá nổi tiếng, bề ngoài và tác phong của tôi rất chuẩn mực, ai đó nhìn vào đều cảm thấy ngưỡng mộ và tôn trọng.

Con trai đưa mẹ đi khắp thế giới

Con trai đưa mẹ đi khắp thế giới

IrelandKhi chứng kiến sức khỏe mẹ càng ngày càng xấu đi, Sean O'Sallaigh quyết định đưa bà rời mùa đông tại Ireland để tận hưởng ánh nắng ở nước ngoài.

Chim mẹ liều mạng bảo vệ trứng trước bánh máy cày

Chim mẹ liều mạng bảo vệ trứng trước bánh máy cày

Thái LanMặc cho chiếc máy cày đang lao về phía mình, chim te te mẹ nhất quyết không rời bỏ trứng và liên tục kêu lớn để cảnh báo.

Mẹ luôn nói những lời khiến tôi ngã gục

Ba mẹ ly dị từ khi tôi còn nhỏ. Tôi ở với mẹ, thiếu tốn tình cảm của cha, điều đó cũng chẳng sao bởi tôi luôn nghĩ mẹ sẽ là người luôn yêu thương tôi.

Cặp mẹ con 'thân thiết nhất' nước Anh

Cặp mẹ con 'thân thiết nhất' nước Anh

AnhBà Janet Cox, 68 tuổi, ở Derbyshire ở với cha mẹ từ nhỏ cho đến khi mẹ vào viện dưỡng lão, bà cũng vào sống cùng để có người bầu bạn.

Photo

Hạnh phúc

Hai mươi năm, ngoài công việc, tôi không thấy chị gắn bó với người đàn ông nào.

Mẹ đơn thân chúc mùng 8 tháng 3 con gái

Ngày này nhiều năm trước, mẹ thường thoáng nghĩ về mình khi thấy hoa ngập đường, rồi mẹ nghĩ về bà.

Vợ chồng em trai chăm bố mẹ là phù hợp nhất

Tôi là người anh chồng trong bài: "40 tuổi vẫn chưa có gì trong tay vì gánh nặng nhà chồng", xin phép lên tiếng để mọi người có cái nhìn khách quan hơn.

Không có mẹ, Tết của tôi cũng đìu hiu

Mẹ tôi từ bé được nuôi dưỡng trong một gia đình gia giáo và có nề nếp. Ngoại tôi thời đó là dân buôn có tiếng, cũng thuộc tầng lớp quý tộc xưa.