Lập kế hoạch tối ưu hóa chi phí thuế năm 2024

Qua hơn 8 năm hoạt động, chúng tôi đã chia sẻ các chuyên đề này đến hơn 2000 học viên. Các bạn có thể tham khảo ý kiến của các Anh/Chị học viên đã tham dự chương trình của chúng tôi bằng cách click vào các hình ảnh dưới đây.

Lập kế hoạch tối ưu hóa chi phí thuế năm 2024
Lập kế hoạch tối ưu hóa chi phí thuế năm 2024
Lập kế hoạch tối ưu hóa chi phí thuế năm 2024

Khách hàng dịch vụ đào tạo doanh nghiệp

Lập kế hoạch tối ưu hóa chi phí thuế năm 2024

70% thời lượng của chương trình đào tạo giám đốc tài chính là thực hành các tính huống thực tế của doanh nghiệp dựa trên nền tảng lý thuyết của hàng ngàn trang tài liệu xoay quanh 12 chuyên đề đào tạo. Chúng tôi đã tập hợp, tham khảo các tài liệu này khi xây dựng chương trình. Chúng tôi tin rằng bộ tài liệu này rất hữu ích và chúng tôi sẵn sàng chia sẻ đến mọi người

Tối ưu thuế là một công việc “oái oăm” mà doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt ở mọi giai đoạn phát triển và mọi quy mô của doanh nghiệp. “Số thuế phải nộp là nhỏ nhất” đây là một yêu cầu nếu bạn không làm rõ, rất có khả năng bạn sẽ biến nghĩa câu này thành “giảm thiểu số thuế” phải nộp. Nếu hiểu theo nghĩa này khả năng cao bạn sẽ phải vi phạm các nguyên tắc về thuế để làm cho số thuế phải nộp là nhỏ nhất. Mà quên mất cái yêu cầu đằng sau “Anh muốn số thuế phải nộp là nhỏ nhất nhưng vẫn phải ĐÚNG LUẬT”. Hiện nay thực trạng trốn thuế, tránh (né) thuế, lập kế hoạch thuế diễn ra rất nhiều và phức tạp. Thực tế, ranh giới giữa những thuật ngữ này cũng không thực sự rõ ràng. Nếu như không hiểu rõ bản chất, doanh nghiệp có thể vi phạm pháp luật mà không biết.

Có thể hiểu đơn giản tối ưu thuế là việc doanh nghiệp vận dụng quy định pháp luật kết hợp với việc lập chiến lược dài hạn về thuế và đặc thù ngành kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí thuế một cách hợp pháp, trong khuôn khổ hệ thống pháp luật kinh tế. Việc tối ưu hóa thuế nhằm giúp doanh nghiệp có lợi nhuận cao và phát triển bền vững, luôn là quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Đây là xu thế tất yếu và ngày càng được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đang đồng hành và quyết tâm thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Thực trạng tối ưu thuế tại các doanh nghiệp

“Thuế vừa là chi phí, vừa là pháp luật”. Theo thống kê có tới 80% chủ Doanh nghiệp không nắm bắt được đầy đủ về quy định thuế, quy chuẩn hồ sơ chứng từ, nghiệm thu công việc kế toán thuế,… dẫn tới mức phạt có thể lên tới tiền tỷ, và người đền bù thiệt hại chính là chủ doanh nghiệp. Có thể nói, không giám đốc nào lại không có những nỗi lo và bức xúc về thuế. Vì thuế liên quan đến 2 vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp, đó là “Tiết kiệm chi phí” và “tuân thủ pháp luật”.

Việc doanh nghiệp muốn tối ưu hóa chi phí thuế biến thành hành vi trốn thuế xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Doanh nghiệp luôn muốn làm giảm các chi phí và tăng lợi nhuận nhưng khi làm các nghĩa vụ về thuế thì doanh nghiệp lại luôn muốn làm tăng các khoản chi phí để làm sao cho không phải nộp thuế hay làm sao cho số thuế phải nộp là ít nhất. Một số biện pháp điển hình mà doanh nghiệp thường sử dụng để trốn thuế có thể kể đến như: kê khai thuế không đầy đủ với sự giúp sức của hai hay thậm chí là nhiều hệ thống sổ sách; mua bán khống, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để ghi nhận tăng chi phí đầu vào; kê khai thiếu thu nhập chịu thuế; đưa các khoản chi phí cá nhân vào chi phí được trừ của doanh nghiệp.

Trốn thuế

Trốn thuế là việc thực hiện những phương pháp mà pháp luật không cho phép nhằm làm giảm số tiền thuế phải nộp. Và hiển nhiên việc trốn thuế là phi pháp và có thể bị kết án vi phạm pháp luật. Một số thực trạng liên quan đến trốn thuế hiện nay của các doanh nghiệp như:

  • Giấu doanh thu, xuất hoá đơn các liên có giá trị khác nhau, xuất hóa đơn thấp hơn giá thực tế: Mặc dù các giao dịch mua bán có giá trị từ 200.000 đồng thì người bán phải xuất hóa đơn cho người mua. Nhưng thực tế, với những người mua không yêu cầu hóa đơn, người bán sẽ cố tình không xuất hóa đơn để trốn doanh thu. Như vậy, thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp sẽ giảm. Hệ quả của trường hợp này là hàng tồn kho ảo và kế toán lại chật vật xử lý xuất từ mã này sang mã kia, hay tạo thủ tục thanh lý, hủy hàng giả tạo. Ở khâu sản xuất, đặc biệt là DN sản xuất theo đơn hàng, định mức không cố định mà thay đổi tuỳ quy cách sản phẩm, DN thường lập định mức tiêu hao báo thuế cao hơn thực tế. Hệ quả là số lượng sản xuất báo thuế sẽ nhỏ hơn thực tế và kết quả là số lượng sản phẩm trên hoá đơn bán ra thấp hơn thực tế. Doanh nghiệp dễ dàng để ngoài sổ bởi rất nhiều người tiêu dùng không cần hoá đơn.
  • Gửi giá: Mua hàng giá thấp nhưng yêu cầu người bán viết trong hoá đơn giá cao hơn. Đây là phương thức hay giúp DN lách luật và nâng giá thành dễ nhất. Với việc làm này, bên mua sẽ tăng thuế GTGT được khấu trừ/ giảm thuế GTGT phải nộp, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Vẽ nhiều chi phí nhưng thực tế không có: Thực tế DN không có phát sinh các nghiệp vụ này nhưng để trốn thuế, kế toán đã tự tạo ra chứng từ, đi mua chứng từ ngoài để hợp pháp hóa, ghi khống sổ sách, giả mạo chữ ký, hợp đồng,… Như vậy, DN không những giảm được TNDN mà còn giảm GTGT thông qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào.
  • Đẩy chi phí nhân công lên cao: Những DN sử dụng nhiều lao động như xây lắp, may mặc…, tình trạng này là phổ biến. DN sẽ tạo bảng chấm công, bảng lương khống, hợp đồng khống nhằm tăng chi phí.
  • Hạch toán và kê khai sai quy định của luật thuế và luật kế toán: Kế toán có thể hạch toán giảm trừ doanh thu thông qua các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định… Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác nhận số tiền thuế phải nộp, không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm. Với bên mua, số lượng thực nhập > số lượng chứng từ, với bên bán, số lượng thực bán > số lượng trên hoá đơn, cả 2 bên sẽ giảm được thuế GTGT và thuế TNDN do để ngoài sổ không kê khai, chỉ cần hợp lệ chứng từ ở khâu sản xuất và khâu mua (bên bán), khâu bán lẻ (bên mua) như xuất bán cho khách lẻ, bán hoá đơn cho doanh nghiệp thiếu đầu vào cần cân đối.
  • Thành lập công ty “ma”: Công ty “ma” được thành lập chỉ nhằm mục đích đủ điều kiện để được phát hành hoá đơn, từ đó bán hóa đơn cho các đối tượng khác hoặc trung gian lập hoá đơn mua bán khống, lập hồ sơ giả mạo để xin hoàn thuế.
  • Người nộp thuế đang trong quá trình xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn đang thực hiện sản xuất kinh doanh: Đó là hành vi trốn thuế.

Tránh thuế

Tránh thuế là việc sử dụng những phương thức có trong khuôn khổ cho phép của pháp luật nhằm làm giảm thiểu chi phí thuế cho doanh nghiệp. Ví dụ: việc vận dụng các chính sách ưu đãi thuế hay áp dụng những khoảng trống mà pháp luật chưa quy định để thực hiện các giao dịch. Điều này hết sức thận trọng vì sai một ly đi một dặm, có thể từ việc tránh thuế sang trốn thuế sai pháp luật. Trong khi “trốn thuế” là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thì “tránh thuế” lại là hợp pháp vì nó là cách kết hợp pháp luật thuế và vận dụng tốt các kỹ thuật thuế để giảm thiểu các khoản thuế phải đóng. Một số cách tránh thuế có thể kể đến như:

  • Đăng ký trích khấu hao nhanh tài sản cố định: Đăng ký trích khấu hao nhanh tài sản cố định trong trường hợp doanh nghiệp dự kiến có lãi nhiều hay ngược lại đăng ký trích khấu hao chậm nếu đang trong thời gian được ưu đãi miễn giảm thuế TNDN. Việc khấu hao nhanh hay không không phải do chủ quan chúng ta xác định mà phải dựa trên chuẩn mực kế toán và đặc thù tài sản.
  • Đăng ký chuyển lỗ trong vòng 05 năm: Đăng ký chuyển lỗ trong vòng 05 năm vào những năm tài chính mà doanh nghiệp dự kiến sẽ có lãi lớn để dùng số lỗ đó giảm thu nhập chịu thuế;
  • Tránh thuế Nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ những nước có ký các hiệp định về ưu đãi thuế quan với Việt Nam. Ví dụ: Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước Asean-CEPT để được hưởng mức thuế suất thấp.
  • Mua trước hay mua sau một mốc thời gian quan trọng nhất định đối với một số loại hàng hóa hay dịch vụ để tránh thuế trước bạ: Với việc “chạy thuế”, tức là mua trước hay mua sau một mốc thời gian quan trọng nhất định đối với một số loại hàng hóa hay dịch vụ (ví dụ như thời điểm 31/12/2009 đối với xe hơi) để tận dụng việc tăng hay giảm của mức thuế trước bạ dành cho loại hàng hóa hay dịch vụ đó.
  • Tránh thuế TNCN bằng cách chọn đối tượng nộp thuế: Là vợ hoặc chồng tùy theo thu nhập cao thấp của từng người trong việc kê khai giảm trừ gia cảnh đối với số người phụ thuộc trong gia đình nhằm mục đích giảm số thuế phải trả,…
    \>> Xem thêm:

Xu hướng thanh kiểm tra quyết toán thuế, kế toán & doanh nghiệp cần làm gì để đối mặt?

Kinh nghiệm quyết toán thuế công ty sản xuất – 4 lưu ý quan trọng

Vậy làm thế nào để tối ưu thuế phải nộp mà vẫn tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật?

Đối với những nhà tư vấn giỏi không điều gì có thể làm khó họ, họ sẽ biến “tảng đá” ngáng đường thành một cây cầu để qua sông. Họ sẽ nắm bắt ngay câu nói “vẫn đúng luật” để làm chìa khóa mở đường cho những khó khăn của mình. Lúc này họ sẽ vận dụng các kỹ thuật tối ưu chi phí thuế một cách dài hạn, như ghi nhận sớm hơn một khoản chi phí và cố gắng đẩy lùi càng xa việc ghi nhận một khoản thu nhập, tức là càng làm cho nộp chậm thuế mà không phải trả lãi thì càng tốt.

Doanh nghiệp bạn muốn đẩy doanh thu từ 2022 sang năm 2023, thì bạn có thể ghi nhận một khoản chi phí về gần, dự phòng quỹ lương nhỏ hơn hoặc bằng 17% quỹ lương thực hiện (lương thực trả đến ngày nộp quyết toán) hay khi doanh thu vượt 10%, bạn có thể đề xuất ngay với sếp tăng gấp 2 lương tháng 13/ thưởng theo doanh số để tính lại quỹ lương thực hiện và tăng dự phòng quỹ lương. Bạn cũng có thể trích lập bảo hành công trình đã bán/ đã bàn giao cho người mua trong thời hạn bảo hành… Những nội dung này cần phải được tính toán cẩn trọng trong bản kế hoạch thuế của doanh nghiệp.

Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu tối ưu thuế, doanh nghiệp cần phải:

  1. Am hiểu pháp luật: Để tối ưu thuế, việc đầu tiên là các doanh nghiệp phải am hiểu pháp luật, đặc biệt là luật thuế để vận dụng phù hợp và có lợi những quy định pháp luật hiện hành, kiểm soát chi phí thuế trong vòng khuôn khổ của pháp luật.
  2. Xây dựng hệ thống quản trị vận hành bài bản, tổ chức tốt công tác kế toán thuế để làm tốt/ ngăn ngừa rủi ro ngay từ đầu,…
  3. Xác định rõ các bước cần thiết khi tiến hành cắt giảm chi phí. Để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo được các hiệu quả đặt ra, mỗi DN phải đưa ra được các biện pháp giảm chi phí, cách thức quản lý và kiểm soát cho phí tốt nhất. Bất kỳ DN nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của DN.
  4. Xây dựng hệ thống tổ chức và cơ chế phối hợp công việc giữa các phòng ban bộ phận trong công ty. Nếu muốn có số liệu tài chính kế toán tốt thì chỉ riêng bộ phận kế toán không đủ sức làm được mà cần sự hợp sức đồng bộ giữa các phòng ban và từ chính chủ doanh nghiệp.
  5. Xây dựng quy trình phối hợp giữa các phòng ban: Để phối hợp với các phòng ban một cách trơn tru thì nhất định phải xây dựng hệ thống quy trình, quy chuẩn, định mức, biểu mẫu kế toán thuế và kiện toàn hoàn thiện hồ sơ kế toán thuế nhằm tính đúng, tính đủ, đồng thời là cơ sởgiải trình cho các khoản mục chi phí: giá vốn, bán hàng, quản lý, chi phí khác,…chi tiết đến từng khoản mục, không ngoại trừ các chi phí trước thành lập, chi phí góp vốn bằng tài sản, các khoản dự phòng, trích trước, khuyến mại, quà tặng, …
  6. Lập kế hoạch tài chính: Để đưa ra kế hoạch thuế (Doanh thu – chi phí – lợi nhuận thuế) tương ứng, kiểm soát kế hoạch thuế định kỳ hàng quý/ năm, bạn nên lập kế hoạch tài chính – kinh doanh – dòng tiền trước ngày 25/12 hàng năm.
  7. Xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại: DN nên xây dựng hệ thống báo cáo tài chính có trọng điểm, qua đó cung cấp các chi tiết về những khu vực chi phí cụ thể trong từng bộ phận DN và có giải pháp ngăn ngừa việc chi tiêu không đúng chỗ. Xây dựng các nhóm “chi phí trung tâm”. Nhóm các chi phí này bao gồm cả các chi phí cho hoạt động chức năng chủ chốt lẫn các hoạt động kinh doanh quan trọng. Mục đích của việc này nhằm quản lý tốt hơn các chi phí quan trọng và để nhận ra những khoản ngân sách có thể tiết kiệm được hiệu quả hơn nữa nhưng vẫn đảm bảo được những mục tiêu cơ bản và qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động kinh doanh trong DN.
  8. Lập kế hoạch thuế: Khái niệm này thể hiện một tư duy mang tầm chiến lược. Đó là việc tối ưu số thuế phải nộp trong khuôn khổ của pháp luật. Cần phân biệt việc tối ưu số thuế phải nộp chứ không phải là giảm thiểu: Giảm thiểu là việc giảm số thuế phải nộp nhưng có thể dẫn theo việc làm tăng một số khoản chi phí khác hoặc giảm thu nhập; Tối ưu hóa tức là giảm mức thuế là tương đối so với việc giảm thu nhập hoặc tăng một số chi phí khác. Nói cách khác, có thể chấp nhận tăng mức thuế phải nộp nếu thuế thấp hơn mức độ tăng của thu nhập. Để làm được điều này đòi hỏi người lập kế hoạch phải có được tầm nhìn bao quát, tư duy kinh doanh nhạy bén và phải nắm được mối tương tác giữa kinh doanh và các loại thuế có thể tác động đến thu nhập của doanh nghiệp. Để có được một chiến lược thuế tốt, người lập kế hoạch cần phải lưu ý vận dụng những điều như: Giá trị thời gian của tiền: thời điểm đóng thuế là sớm hay muộn; Chênh lệch giá trị tính thuế: thu nhập chịu thuế nhiều hay ít; Chênh lệch thuế suất: do thuế suất các loại hình kinh doanh khác nhau là khác nhau, ở các nước khác nhau là khác nhau.
  9. Củng cố chất lượng nhân sự kế toán: Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chất lượng công tác kế toán thuế phụ thuộc vào chính nhân sự kế toán. Họ cần được tuyển dụng kỹ lưỡng, đánh giá năng lực chuyên môn và đặc biệt phải là người cập nhật thường xuyên chính sách. Chú trọng tới việc phát triển đội ngũ nhân sự có đủ năng lực và trình độ, tăng cường ứng dụng khoa học – công nghệ để đem lại hiệu quả cao trong công tác quản trị, vận hành quy trình kiểm soát tuân thủ thuế.
  10. Sử dụng dịch vụ tư vấn thuế chuyên nghiệp: Đây là một trong những “tàng thư bí kíp” mà các doanh nghiệp hàng đầu thường sử dụng như một chiến lược quản trị chi phí thuế khi đối diện với một câu hỏi mang tính chất mở “Hãy làm cho số thuế phải nộp là nhỏ nhất”. Khi biết cách vận dụng tối ưu chi phí thuế đúng cách, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tránh được việc đẩy “bản thân” phải sử dụng đến các phương pháp trốn thuế mang đầy tính rủi ro như “bán hàng nhưng không xuất hóa đơn để giảm doanh thu”, “tạo ra thông tin không có thật như lấy hóa đơn đầu vào với chi phí rẻ để tăng chi phí giảm thu nhập tính thuế”. Hoặc tận dụng các chính sách ưu đãi thuế sai cách – áp dụng các khoảng trống mà pháp luật chưa quy định tới để thực hiện các giao dịch không có thật.

Tất cả những điều trên doanh nghiệp đều có thể nhìn thấy nếu biết cách xây dựng một Kế hoạch thuế dài hạn. Trong kế hoạch kinh doanh sẽ có kế hoạch tài chính, từ kế hoạch tài chính sẽ xây dựng được lên KẾ HOẠCH THUẾ, vì thông qua đó người làm kế toán có thể DỰ BÁO được doanh thu, chi phí, số thuế phải nộp phát sinh, lợi nhuận thuế, đề xuất được những phương án tối ưu thuế đúng luật.

Lúc đó doanh nghiệp sẽ phân biệt rõ ràng các hành vi trốn thuế và tránh thuế để điều hành doanh nghiệp mình, tổ chức một cách có hiệu quả và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Để tối ưu thuế, DN phải nắm vững và vận dụng các phương thức trên để sao cho tự mình có thể kiểm soát được chi phí thuế trong vòng an toàn của pháp luật, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty, tổ chức và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.