Bài hát giai điệu tự hào nhạc sĩ nào năm 2024

Sáng 29/8, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội), chương trình “Giai điệu tự hào - Tuổi trẻ Thủ đô làm theo lời Bác” do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức với nhiều tiết mục đặc sắc đã đánh thức nhiều cảm xúc của khán giả.

Chương trình do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp và giao cho Công ty Cổ phần truyền thông và Thương mại An Khang tổ chức thực hiện dưới hình thức trực tiếp lúc 9h ngày 29/8 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội) và phát sóng trên kênh truyền hình VTC1 lúc 21h ngày 3/9. Ngoài ra, chương trình sẽ được một số báo, đài truyền hình thu phát lại.

Mỗi lần giảng đến trích đoạn “Đất Nước” (trích từ trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm, tôi đều mở ca khúc “Đất nước” (Thơ: Tạ Hữu Yên, Nhạc: Phạm Minh Tuấn) như một cách để dẫn vào bài. Khi khúc ca ấy vang lên, lớp học trở nên im ắng lạ, chỉ còn nghe tiếng thở nhè nhẹ của đám học trò đương độ tuổi nhận thức được sứ mệnh, trách nhiệm của mình đối với quê hương, và giai điệu trầm hùng vang lên, vọng vào sâu thẳm. Những ngày cả nước hân hoan kỷ niệm mùa thu lịch sử, tôi lại nghe ca khúc ấy. “Đất nước” - với những ca từ thật đẹp, gợi nhắc về những năm tháng xa xưa. Tạ Hữu Yên đã tạo dựng trong bài thơ “Đất nước tôi” hình tượng Tổ quốc từ trong gian lao, máu lửa đã vùng dậy chiến đấu và chiến thắng. Cùng với giai điệu của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, những đau thương mất mát lẫn niềm hạnh phúc vô bờ tác động mạnh vào xúc cảm của người nghe, những gương mặt người còn sống và đã khuất lần lượt hiện về. Tất cả những gương mặt riêng ấy đã làm nên gương mặt chung của Tổ quốc Việt Nam, ngời ngời và đầy kiêu hãnh: “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu/ Nghe dịu nỗi đau của mẹ/ Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ/ Các anh không về mình mẹ lặng im”…

“Tổ quốc” - hai tiếng ấy tuy giản đơn nhưng mỗi khi nói ra mỗi người Việt Nam lại dâng lên trong lòng niềm tự hào mãnh liệt. Đúng như nhà thơ Trần Mai Ninh đã viết: “Có mối tình nào hơn/ Tổ quốc?”. Có lẽ vì đất nước mình đẹp quá, anh hùng và bao dung quá nên đứng trước nghĩa trang liệt sĩ hay tượng đài của một anh hùng đã xả thân vì quê hương, chúng ta lại nghiêng mình kính cẩn. Và từ đó “tôi yêu và tôi hát/ Lời yêu thương lời bỏng cháy/ Tháng ngày này đất nước ơi/ Tổ quốc của chúng tôi”. “Giai điệu Tổ quốc” của nhạc sĩ Trần Tiến vẫn vang vang trên những khắp các nẻo đường cờ hoa trong mùa thu gợi về lịch sử hào hùng của dân tộc, vang vang trong tim bao người. Đó chính là “Giai điệu nhớ, giai điệu thương theo suốt con đường”, giai điệu ngợi ca “Bốn nghìn năm đất nước gian nan/ Giai điệu cháy trong tình yêu nước vô ngàn”…

Thế hệ chúng tôi không sinh ra trong thời chiến chinh máu lửa, chúng tôi lớn lên giữa thời bình. Chiến tranh, bom đạn - những thứ ám ảnh ấy chúng tôi chỉ biết qua sách sử. Nhưng cũng từ đó chúng tôi đã canh cánh trong lòng một tình yêu nước lớn lao và sự biết ơn đối với tiền nhân đã tạo dựng nên hình hài Tổ quốc. Mỗi khi đọc lịch sử, xem những thước phim tài liệu hay lắng nghe cô giáo giảng những bài sử học thuở còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi lại thấy mình cần phải làm thật nhiều điều cho đất nước, sống có ích, biết hiến dâng khi Tổ quốc cần. Để một lúc nào đó, khi “Tổ quốc gọi tên mình” (Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Thơ: Nguyễn Phan Quế Mai), chúng tôi lại lên đường, tiếp bước thế hệ cha anh đi trước.

“Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình/ Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá/ Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả/ Bão tố dập dồn, chăng lưới bủa vây”.

Đất nước của tôi chưa một phút bình yên, Tổ quốc thiêng liêng luôn nằm trong tầm ngắm của những thế lực thù địch. Bởi thế, chúng tôi càng phải ý thức hơn sứ mệnh, trách nhiệm của mình đối với quê hương.

Tuổi trẻ chúng tôi đầy khát vọng. Và nếu một lúc nào đó, giữa cuộc sống bộn bề, lắm những bon chen, giữa những bi ai luôn tìm cách để xâm nhập vào những con tim nhạy cảm, khiến chúng tôi mất đi năng lượng, chúng tôi lại lắng nghe ca khúc “Khát vọng” (Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn), một nguồn năng lượng mới lại chảy tràn vào tim chúng tôi. Từ đó, chúng tôi lại hừng hực khí thế, tiếp tục hành trình sống và cống hiến cho đất nước máu thịt.

Mùa thu này, tôi lại lắng nghe giai điệu hào hùng, giai điệu của Tổ quốc, với giọng ca của Trọng Tấn - hào sảng, hùng tráng - những năm tháng gian lao và những ngày ấm êm hạnh phúc, phát triển của đất nước như được gợi về trong chúng tôi. Chúng tôi càng yêu hơn Tổ quốc của mình, dải đất hình chữ S anh hùng.

Dưới đây là danh sách tập phát sóng của chương trình Giai điệu tự hào, được phát sóng vào 20h10 thứ 6 cuối cùng mỗi tháng trên kênh truyền hình VTV1, 14h10 thứ năm và Chủ nhật của tuần kế tiếp trên VTV, bắt đầu từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 5 năm 2018

Chú giải về màu sắc

Tác phẩm có tỉ lệ bình chọn tổng hợp cao nhất vào Gala Tác phẩm có tỉ lệ bình chọn tổng hợp cao thứ hai vào Gala Tác phẩm có tỉ lệ bình chọn tổng hợp thấp nhất trong tháng Tỉ lệ bình chọn tổng hợp (%) = [(Tỉ lệ bình chọn khán giả trường quay x 70%) + (Tỉ lệ bình chọn qua tin nhắn x 30%)]/100%

Giai điệu tự hào 2014[sửa | sửa mã nguồn]

  • Từ số 1 đến số 5 của Giai điệu tự hào được ghi hình ở Hà Nội.

Giai điệu tự hào tháng 1: Bài ca năm tấn (25/1/2014)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 2: Đêm qua, tôi mơ thấy hòa bình (22/2/2014)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 3: Rừng cây, đời người (30/3/2014)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 4: Ăn no đánh thắng (26/4/2014)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 5: Bé bé bằng bông (31/5/2014)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

  • Từ số 6 đến số 11 của Giai điệu tự hào được ghi hình ở trường quay BHD (Hãng phim Việt), Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng chương trình GĐTH số tháng 6 vì không chuẩn bị kịp để phát sóng đúng lịch với lý do thay đổi địa điểm ghi hình nên GĐTH số tháng 6 không có. Bắt đầu từ GĐTH tháng 7 có sự thay đổi về sân khấu, ánh sáng, vị trí của khán giả, hội đồng bình luận.

Giai điệu tự hào tháng 7: Xa khơi (26/7/2014)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 8: Tình ta biển bạc đồng xanh (29/8/2014)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 9: Bài ca hy vọng (26/9/2014)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 10: Người Hà Nội (31/10/2014)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Bài hát "Nỗi lòng người đi" không phát do tranh cãi bản quyền tác giả.

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 11: Tình đất đỏ miền Đông (28/11/2014)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 12: Vì nhân dân quên mình (26/12/2014)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào 2015[sửa | sửa mã nguồn]

  • Từ số tháng 1/2015 đến số 3/2015, chương trình được ghi hình ở trường quay BHD (hãng phim Việt), Thành phố Hồ Chí Minh. Riêng tháng 2/2015 vì phát sóng Gala vinh danh của GĐTH 2014 nên số tháng 2 không có.

Giai điệu tự hào tháng 1/2015: Cung đàn mùa xuân (30/1/2015)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Gala Giai điệu Tự hào 2014 (21/2/2015)[sửa | sửa mã nguồn]

Gala GĐTH 2014 được tổ chức tại nhà thi đấu Hoài Đức (Hà Nội), chương trình được chia làm 3 phần tương ứng với các giai đoạn lịch sử ra đời của các tác phẩm: Những ca khúc thời kì chống Pháp, những ca khúc thời kì chống Mỹ và những ca khúc thời kì hòa bình. Các tiết mục được dàn dựng giống như đã trình diễn trong các chương trình tháng với 22 ca khúc được lựa chọn, sân khấu được dàn dựng 3D và màn hình LED để chiếu phim lịch sử. Một số ca sĩ đã từng trình bày các tác phẩm trong chương trình tháng vì những lý do riêng đã không tham gia được Gala, BTC đã sắp xếp các ca sĩ khác để thay thế. Đặc biệt, bài hát "Người đi xây hồ Kẻ Gỗ" (bài hát được bình chọn nhiều nhất tháng 8) không được biểu diễn trong Gala, thay vào đó là bài hát "Chiến sĩ Việt Nam" (bài hát trong số tháng 12) được biểu diễn thay thế ở phần mở đầu chương trình. Gala GĐTH được phát sóng vào tối mùng 3 Tết Ất Mùi trên kênh VTV1.

Giai điệu tự hào tháng 3/2015: Đất nước lời ru (27/3/2015)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

  • Số tháng 4/2015 của GĐTH được ghi hình tại nhà thi đấu Nguyễn Du, Thành phố Hồ Chí Minh với một số điểm khác biệt về sân khấu, vị trí của hội đồng bình luận. MC Quỳnh Hoa sẽ thay thế MC Hà Thu Nga dẫn chương trình từ số tháng này.

Giai điệu tự hào tháng 4/2015: Người sống mãi trong lòng miền Nam (24/4/2015)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 5/2015: Bài ca đất phương Nam (29/5/2015)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

  • Từ số tháng 6/2015, GĐTH sẽ được ghi hình tại nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng, Thành phố Hồ Chí Minh. MC Phùng Huy Thịnh sẽ thay thế MC Hồng Thanh Quang dẫn chương trình cùng với MC Quỳnh Hoa từ số này.

Giai điệu tự hào tháng 6/2015: Hạt gạo làng ta (26/6/2015)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 7/2015: Tên anh đã thành tên đất nước (31/7/2015)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 8/2015: Đất nước tình yêu (29/8/2015)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 9/2015: Thời thanh niên sôi nổi (25/9/2015)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 10/2015: Hồi tưởng (29/10/2015)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Hai ca khúc Hà Nội - Huế - Sài Gòn (nhạc Hoàng Vân, ý thơ Lê Nguyên), Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ (nhạc Nguyễn Văn Thương, ý thơ Tố Hữu) được đưa vào chương trình, đã dàn dựng nhưng cắt bỏ vì thời lượng chương trình không cho phép.

Giai điệu tự hào tháng 11/2015: Bài ca xây dựng (27/11/2015)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 12/2015: Xuân chiến khu (25/12/2015)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào 2016[sửa | sửa mã nguồn]

Gala Giai điệu Tự hào 2015 (10/2/2016)[sửa | sửa mã nguồn]

Giai điệu tự hào năm 2016 được mở đầu bằng Gala tuyển chọn các bài hát đã được bình chọn nhiều nhất và được hội đồng chuyên môn lựa chọn, phát sóng lúc 20h00 tối mùng 3 Tết Bính Thân 2016. Gala Giai điệu tự hào 2015 không chỉ tập hợp những ca khúc đặc sắc nhất do chính các khán giả đã yêu mến và nhắn tin bình chọn mà còn có thêm những ca bài hát đặc sắc qua nhiều năm tháng do những chuyên gia âm nhạc chọn lựa. 26 bài hát sẽ được biểu diễn tương ứng với những mảng màu cuộc sống, sinh hoạt theo dòng thời gian bắt đầu với mùa Hạ -Thu - Đông và kết thúc bằng một mùa Xuân huy hoàng. Chương trình mở ra bức tranh lớn trong đó khắc họa từng lát cắt của sống trên khắp mọi miền đất nước, từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến nông thôn, sự gian khổ trong chiến tranh đến công cuộc xây dựng đất nước khi hòa bình. Với sự chuyển biến màu sắc trên sân khấu, từ sắc vàng tượng trưng cho mùa hè, với những cánh đồng lúa và sân thóc đầy ắp, chuyển sang sắc vàng - nâu đỏ của mùa thu Cách mạng, mùa đông có phần lạnh lẽo với gam màu xanh và trắng để rồi xuân đến bừng lên sắc hồng - vàng rực rỡ. Âm nhạc, ánh sáng, nghệ thuật dàn dựng sân khấu kết hợp cùng những phần trình diễn của các ca sĩ, nhóm múa đã biến sân khấu Giai điệu tự hào thành một bức tranh tứ bình Xuân - Hạ - Thu - Đông rồi lại Xuân của đời người, của lịch sử, của thăng trầm và hạnh phúc. Chương trình được diễn ra và ghi hình tại nhà thi đấu Quân khu 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Một số ca sĩ đã từng trình bày các tác phẩm trong chương trình tháng vì những lý do riêng đã không tham gia được Gala, BTC đã sắp xếp các ca sĩ khác để thay thế (Tùng Dương thay cho Trọng Tấn, Nhóm Ayor thay cho dàn hợp xướng giao hưởng Nhà hát nhạc Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh, Hiền Thục thay cho Phạm Thu Hà, Đức Tuấn thay cho nhóm Ayor, nhóm Mắt ngọc thay cho nhóm Bốn chị em và nhóm Mặt trời đỏ). Chính vì phát sóng Gala nên chương trình Giai điệu tự hào số tháng 1 và tháng 2 năm 2016 sẽ không có.

  • Năm thứ ba của Giai điệu tự hào toàn bộ sẽ được ghi hình ở Hà Nội.

Giai điệu tự hào tháng 05/2016: Khởi hành (28/05/2016)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 06/2016: Những trang viết còn lại (25/06/2016)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 07/2016: Chiều biên giới (31/07/2016)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 08/2016: Đi qua vùng cỏ non (27/08/2016)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 09/2016: Bám biển quê hương (25/09/2016)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 10/2016: Tình trong lá thiếp (29/10/2016)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên các hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 11/2016: Nỗi nhớ mùa đông (26/11/2016)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 12/2016: Xuân và tuổi trẻ (31/12/2016)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào 2017[sửa | sửa mã nguồn]

Gala Giai điệu Tự hào 2016 (28/01/2017)[sửa | sửa mã nguồn]

Giai điệu tự hào năm 2017 được mở đầu bằng Gala tuyển chọn các bài hát đã được bình chọn nhiều nhất và được hội đồng chuyên môn lựa chọn, phát sóng lúc 20h00 tối Mồng 1 Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017. Gala Giai điệu tự hào 2016 không chỉ tập hợp những ca khúc đặc sắc nhất do chính các khán giả đã yêu mến và nhắn tin bình chọn mà còn có thêm những ca bài hát đặc sắc qua nhiều năm tháng do những chuyên gia âm nhạc chọn lựa.

Giai điệu tự hào tháng 02/2017: Dấu ấn Giai điệu tự hào (25/02/2017)[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Gala Giai điệu tự hào, ê-kíp sản xuất tiếp tục giúp khán giả nhìn lại hành trình âm nhạc đáng nhớ trong 1 năm qua với chủ đề "Những câu chuyện chưa kể". Khán giả được theo dõi lại những hình ảnh của Giai điệu tự hào trong năm 2016 gắn liền với 8 chủ đề ý nghĩa: Khởi hành, Xuân và tuổi trẻ, Nỗi nhớ mùa đông, Tình trong lá thiếp, Những trang viết còn lại, Chiều biên giới, Đi qua vùng cỏ non và Bám biển quê hương.

Chương trình “Giai điệu tự hào” đặc biệt kỷ niệm 16 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dự kiến phát tháng 3 năm 2017 không thực hiện được.

Giai điệu tự hào tháng 04/2017: Gửi em chiếc nón bài thơ (29/04/2017)[sửa | sửa mã nguồn]

Sau 1 tháng tạm dừng phát sóng, Giai điệu tự hào sẽ trở lại vào cuối tháng 4 với chủ đề "Gửi em chiếc nón bài thơ", đó là câu chuyện âm nhạc về những ca khúc được phổ nhạc từ thơ suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Với âm hưởng chung là khí thế của những đoàn quân ra trận, tình yêu đất nước và niềm tin tất thắng

Giai điệu tự hào tháng 05/2017: Thuở trường chinh (27/05/2017)[sửa | sửa mã nguồn]

Với chủ đề "Thuở Trường Chinh", Giai điệu tự hào tháng 5 là câu chuyện âm nhạc về những ca khúc thời kỳ đầu sau độc lập và kháng chiến chống Pháp, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ.

Giai điệu tự hào tháng 5 theo dấu chân những người chiến sĩ kể từ khi họ lên đường tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp đến chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử thế giới như một mốc son chói lọi. Với 6 ca khúc Đoàn quân đi, Niềm thương mến, Làng tôi, Tình đồng chí, Đường lên Tây Bắc và Chiến thắng Điện Biên, chương trình đưa khán giả trở lại với những ký ức hào hùng.

Giai điệu tự hào tháng 06/2017: Khúc hát mùa hè (26/6/2017)[sửa | sửa mã nguồn]

Với chủ đề "Khúc hát mùa hè", Giai điệu tự hào tháng 6 là câu chuyện âm nhạc về những ca khúc thiếu nhi.

Giai điệu tự hào tháng 7/2017: Như những huyền thoại (29/7/2017)[sửa | sửa mã nguồn]

Với chủ đề "Như những huyền thoại", Giai điệu tự hào tháng 7 sẽ là một cuộc hành trình bằng âm nhạc tri ân những huyền thoại trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.

Danh sách bài hát

Danh sách những thành viên hội đồng bình luận và khách mời nhân chứng

Giai điệu tự hào tháng 8/2017: Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn (26/8/2017)[sửa | sửa mã nguồn]

Hòa trong không khí hai nước cùng kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt – Lào. Giai điệu tự hào tháng 8 - Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn sẽ là những bài ca được vang lên từ tiếng lòng của những người tri âm dành cho nhau, những bài hát mà ranh giới địa lý hay rào cản ngôn ngữ đã hoàn toàn bị xoá nhoà bởi tinh thần dân tộc tuy hai mà một.

Danh sách bài hát

Giai điệu tự hào tháng 9/2017: Mồ hôi đá (23/9/2017)[sửa | sửa mã nguồn]

Giai điệu tự hào tháng 9 là cuộc hành trình tới một mảnh đất Quảng Trị. Và mảnh đất ấy đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều ca khúc vang bóng của âm nhạc Việt Nam.

Danh sách bài hát

Giai điệu tự hào tháng 10/2017: Chín bậc tình yêu (28/10/2017)[sửa | sửa mã nguồn]

Chín bậc tình yêu - ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ An Thuyên - được chọn làm chủ đề cho câu chuyện âm nhạc của Giai điệu tự hào tháng 10. Với chủ đề "Chín bậc tình yêu", Giai điệu tự hào tháng 10 kể những câu chuyện âm nhạc về vẻ đẹp tâm hồn của những người phụ nữ Việt xưa và nay trong đời thường, trong tình yêu và trong chiến tranh.

Danh sách bài hát

Giai điệu tự hào tháng 11/2017: Thơ tình cuối mùa thu (25/11/2017)[sửa | sửa mã nguồn]

Giai điệu tự hào tháng 11 xoay quanh chủ đề mùa Thu, đưa khán giả qua nhiều miền ký ức của tình yêu và nỗi nhớ.

Danh sách bài hát

Giai điệu tự hào tháng 12/2017: Quê hương gọi (31/12/2017)[sửa | sửa mã nguồn]

Giai điệu tự hào tháng 12 đưa khán giả trở về với quê hương

Danh sách bài hát

Giai điệu tự hào 2018[sửa | sửa mã nguồn]

Giai điệu tự hào tháng 01/2018: Tình yêu mãi mãi (27/1/2018)[sửa | sửa mã nguồn]

Giai điệu tự hào tháng 1 giới thiệu 7 tác phẩm của 7 nhạc sĩ thuộc nhóm Những người bạn, những người mở đầu cho dòng nhạc trẻ Việt Nam thời kì mới

Giai điệu tự hào tháng 02/2018: Đón xuân (16/2/2018)[sửa | sửa mã nguồn]

Mong muốn mang đến cho khán giả những cảm xúc mới mẻ trong những ngày đầu năm mới. Chương trình lựa chọn những ca khúc của Tân nhạc Việt Nam giới thiệu đến khán giả

Giai điệu tự hào tháng 03/2018: Tháng Ba Tây Nguyên (31/3/2018)[sửa | sửa mã nguồn]

Là chương trình tập hợp các bài hát về vùng đất Tây Nguyên qua phần thể hiện của những giọng ca gắn bó với vùng đất đỏ bazan.

Giai điệu tự hào tháng 04/2018: Tháng tư về (28/4/2018)[sửa | sửa mã nguồn]

Với những giai điệu trong trẻo, vừa thân thuộc vừa tươi mới, Giai điệu tự hào tháng 4 là sự hoà quyện của các ca khúc mang âm hưởng mùa hè, gợi lên những cảm xúc tươi mới khi đất trời vào hè.

Giai điệu tự hào tháng 05/2018: Gala (26/5/2018)[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là số cuối cùng của chương trình. Gala gửi đến những ca khúc được yêu thích nhất trong năm qua, như một món quà cảm ơn của toàn thể êkip tới những khán giả đã dành tình yêu trọn vẹn cho chương trình.

Giai điệu tự hào tháng 11/2018: Những khoảnh khắc tạc vào năm tháng (10/11/2018)[sửa | sửa mã nguồn]

Sau một thời gian tạm ngưng phát sóng, chủ đề của chương trình lần này là những bản hòa ca hào hùng về lịch sử đầy thăng trầm của 2 dân tộc Việt - Nga, vừa là những giây phút lắng đọng về tình bạn bên nhau không rời dù khó khăn hay thiếu thốn và bây giờ là cùng nhau phát triển.

Danh sách hội đồng bình luận Xưa

  1. GS - TSKH Vũ Minh Giang
  2. Nhà báo Hồng Thanh Quang

Danh sách hội đồng bình luận Nay

  1. Nhà báo Trương Anh Ngọc
  2. Diễn viên Lan Phương

Danh sách nhân chứng

  1. Ông Bùi Thức Khiết - Giám đốc đầu tiên Thủy điện Hòa Bình
  2. Anh hùng LLVT, Trung tướng Phạm Tuân
  3. Phó Giáo sư, TSKH Nguyễn Tuyết Minh
  4. Ông Konstantin Vnukov - Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam

Giai điệu tự hào tháng 12/2018: Cây súng và hoa hồng (22/12/2018)[sửa | sửa mã nguồn]

Giai điệu tự hào tháng 12 với chủ đề "Cây súng và hoa hồng" được lấy cảm hứng từ những vần thơ khắc họa hình ảnh người chiến sĩ Cách mạng Việt Nam hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ. Hay nói cách khác đó chính là biểu tượng rõ nhất cho sức mạnh của niềm tin, cảm hứng lạc quan, khao khát hòa bình cháy bỏng.

Danh sách hội đồng bình luận Xưa

  1. Đại tá, Nhạc sĩ Doãn Nho
  2. Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha

Danh sách hội đồng bình luận Nay

  1. Nhà văn Phong Điệp
  2. Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp

Danh sách nhân chứng:

  1. Nhà thơ, nhà biên kịch Đoàn Tuấn

Giai điệu tự hào 2019[sửa | sửa mã nguồn]

Giai điệu tự hào tháng 3/2019: Trái tim người phụ nữ (2/3/2019)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách hội đồng bình luận Xưa

  1. Nhạc sĩ Phú Quang
  2. NSND Lan Hương

Danh sách hội đồng bình luận Nay

  1. Nhà báo, nhà văn Hoàng Anh Tú
  2. Ca sĩ Thái Thùy Linh

Danh sách nhân chứng

  1. Trung đội nữ lái xe Trường Sơn

Giai điệu tự hào tháng 5/2019: Ý chí và con đường (6/5/2019, ghi hình trước đó 4 ngày)[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tạm ngưng được 2 tháng, chương trình đã quay trở lại. Nhưng sau quốc tang Đại tướng Lê Đức Anh, số này chỉ ghi hình và phát sóng.

Danh sách hội đồng bình luận Xưa

  1. Nhà văn Chu Lai
  2. Nhà thơ Anh Ngọc

Danh sách hội đồng bình luận Nay

  1. Đạo diễn Đặng Thái Huyền
  2. Nhà báo Đỗ Thu Hà

Danh sách nhân chứng

  1. Thiếu tướng Phan Khắc Hy - Nguyên Phó tư lệnh Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn
  2. Thiếu tướng, Anh hùng LLVT Nguyễn Bá Tòng - Phó chủ tịch hội Truyền thống Trường Sơn, đường HCM Việt Nam
  3. Trung tướng Đinh Ngọc Duy - Nguyên Chủ nhiệm Khoa 23, Bệnh viện 211 Tây Nguyên, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  4. Ông Trần Văn Thân & bà Vũ Thị Liên - Cựu Thanh niên xung phong đường 20 Quyết thắng

Giai điệu tự hào tháng 6/2019: Những người con của biển (08/06/2019)[sửa | sửa mã nguồn]

Số này còn được phát lại trên VTV1 ngày 31/08/2019.

Danh sách hội đồng bình luận Xưa

  1. PSG.TS. Nguyễn Chu Hồi
  2. Nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha

Danh sách hội đồng bình luận Nay

  1. Ca sĩ Phương Thanh
  2. Nhà báo Nguyễn Kiều Trinh

Danh sách nhân chứng

  1. Gia đình 3 chiến sĩ hy sinh Ngô Văn An, Vũ Quang Chương, Lê Đức Hồng tại nhà giàn DK1/6 năm 1998
  2. Đại tá Nguyễn Bá Hiểu - Nguyên trưởng ban quản lý dự án DK1, Binh chủng Công binh
  3. Trung tá Dương Văn Hoan - Chỉ huy trưởng nhà giàn DK1/21 - Tiểu đoàn DK1 - Vùng 2 - Binh chủng Hải quân
  4. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng

Giai điệu tự hào tháng 7/2019: Người chiến sĩ ấy (27/07/2019)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách hội đồng bình luận Xưa

  1. Thiếu tướng, thầy thuốc nhân dân, TS.BS. Nguyễn Văn Hoàng Đạo
  2. Nhà văn Chu Lai

Danh sách hội đồng bình luận Nay

  1. Đại úy, bác sĩ Lê Thị Hồng Vân
  2. Tác giả Dũng Văn

Danh sách nhân chứng

  1. AHLLVTND Đinh Công Chấn
  2. GS. TS. BS. NGND. Trần Quán Anh
  3. Thiếu tướng, thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Sơn

Giai điệu tự hào tháng 10/2019: Đi giữa biển vàng (27/10/2019)[sửa | sửa mã nguồn]

Sau hai tháng tạm ngưng, Giai điệu tự hào trở lại với chủ đề "Đi giữa biển vàng". Lắng đọng trong những khúc ca đi cùng năm tháng, được hòa mình trong không gian bát ngát của những đồng lúa chín, cùng sự xuất hiện đặc biệt của những vị khách mời sẽ đem tới những câu chuyện hấp dẫn, mới lạ

Danh sách hội đồng bình luận Xưa

  1. Nhà báo Trịnh Bá Ninh
  2. GS. TS. Nguyễn Thị Lan

Danh sách hội đồng bình luận Nay

  1. Họa sĩ Lê Viết Cương
  2. Doanh nhân Nguyễn Ngọc Quỳnh

Danh sách nhân chứng

  1. Nhạc sĩ Ngọc Khuê
  2. Anh hùng lao động, kỹ sư Hồ Quang Cua
  3. TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Giai điệu tự hào tháng 11/2019: Bài học đầu tiên (16/11/2019)[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình Giai điệu tự hào tháng 11 truyền tải thông điệp về tinh thần học tập không ngừng, học tập sẽ mở rộng tri thức và kết nối những giá trị của quá khứ, hiện tại, tương lai đến với đông đảo khán giả.

Danh sách hội đồng bình luận Xưa

  1. PGS. TS. NGND. Nguyễn Võ Kỳ Anh
  2. GS. TS. Phạm Quang Minh

Danh sách hội đồng bình luận Nay

  1. Chuyên gia Đỗ Thùy Dương
  2. Nhạc sĩ Đức Trí

Danh sách nhân chứng

  1. Cô giáo Siu H'Jel
  2. Cô giáo Trần Thị Thúy

Giai điệu tự hào tháng 12/2019: Đoàn quân Việt Nam đi (21/12/2019)[sửa | sửa mã nguồn]

Giai điệu tự hào tháng 12/2019 mang đến cho khán giả những hình ảnh người lính.

Danh sách Hội đồng Bình luận Xưa:

1, Nhà báo Lê Minh Quốc

2, Nhà thơ Hữu Việt

Danh sách Hội đồng Bình luận Nay:

1, Đại tá Trịnh Tùng Lâm

2, Đạo diễn Bông Mai

Danh sách Khách mời:

1, Đinh Quang Tiến - Cựu chiến binh Sư đoàn PK 365

2, Trung tá Bùi Đức Thành - Giám đóc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1

Giai điệu tự hào 2020[sửa | sửa mã nguồn]

Giai điệu tự hào tháng 4/2020: Lớn lên cùng đất nước (05/04/2020)[sửa | sửa mã nguồn]

Đây cũng là số đầu tiên của chương trình trong năm 2020 (trước đó đã dừng phát sóng được gần 3 tháng do ảnh hưởng của dịch COVID-19). 2 số Giai điệu tự hào trong tháng 4/2020 vinh danh nhạc sĩ Phong Nhã với những đóng góp cho âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là âm nhạc thiếu nhi và nhà biên kịch Lưu Quang Vũ với những đóng góp cho sâu khấu Việt Nam.

Danh sách Khách mời:

1, Diễn viên Quốc Tuấn & Bôm

2, NSƯT Hồng Liên

3, NSƯT Xuân Bắc

4, Nhà báo Đỗ Bạch Dương

5, Phạm Hải Đăng - Đại biểu Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ 3

6, Bác sĩ Trần Văn Phúc - Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Giai điệu tự hào tháng 4/2020: Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi (19/04/2020)[sửa | sửa mã nguồn]

Giai điệu tự hào tháng 6/2020: Mặt đường khát vọng (28/6/2020)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách Khách mời

1. Đại tá Nguyễn Quý - Nguyên Cục Trưởng, Cục Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Công Binh

2. Viện Sĩ, GS.TSKH, AHLĐ Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện Lực Việt Nam

Giai điệu tự hào tháng 7/2020: Ngày Mai Bắt Đầu Từ Hôm Nay (25/7/2020)[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách Khách Mời:

1. Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha

2. Nghệ sĩ Mạnh Hà

3. Nhạc Sĩ Trần Thanh Tùng

Giai điệu tự hào tháng 8/2020: Vì bình yên Tổ quốc (08/8/2020) - Số cuối cùng[sửa | sửa mã nguồn]

- Giai điệu tự hào tháng 8 là những câu chuyện về sự hi sinh và đóng góp thầm lặng của người chiến sỹ công an nhân dân.

Danh sách Khách Mời:

1. Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Xuân Hà

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giai điệu tự hào” tháng 10 thay đổi thời gian phát sóng
  • “Giai điệu tự hào: "Những câu chuyện chưa kể" trong 1 năm qua”.
  • “Giai điệu tự hào trở lại với "Gửi em chiếc nón bài thơ"”.
  • “Giai điệu tự hào tháng 5: Trở lại những năm tháng hào hùng ở Điện Biên”.
  • “Giai điệu tự hào tháng 10 với chủ đề "Chín bậc tình yêu"”. Nguyên gốc của ca khúc là từ bài văn Chiếc cầu thang của nhà thơ Triệu Doanh, từ đó thành niềm cảm hứng để nhà thơ Trần Văn An sáng tác bài thơ Chín bậc cầu thang