Bài tập kế toán kinh doanh khách sạn năm 2024

  • 1. KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ Giảng viên: ………… Khoa: Kế toán Kiểm toán 1 KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN
  • 2. HỌC Sau khi học xong bài này, các bạn sẽ nắm được các vấn đề sau: • Hiểu được thế nào là hoạt động kinh doanh dịch vụ và đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ. • Biết phân loại các hoạt động kinh doanh dịch vụ và phương pháp tính giá phù hợp với từng loại hình kinh doanh dịch vụ. • Có kỹ năng hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến kế toán kinh doanh dịch vụ. 2 Chương: 4 Kế toán DNTMDV & KDXNK
  • 3. HỌC 3 4.1 Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng 4.2 4.3 Chương: 4 Kế toán DNTMDV & KDXNK Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
  • 4. trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng 4 4.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng 4.1.2 Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ nhà hàng 4.1.3 Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ nhà hàng 4.1.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh dịch vụ nhà hàng
  • 5. hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng Hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng là hoạt động vừa sản xuất vừa chế biến và tiêu thụ ngay sản phẩm sản xuất ra. Chu kỳ chế biến trong hoạt động trong nhà hàng thường ngắn, không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đồng thời, sản phẩm chế biến trong nhà hàng thực hiện theo yêu cầu của khách hàng thì được xem là đã tiêu thụ. Sản phẩm chế biến không giữ được lâu.
  • 6. trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng • Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ nhà hàng  Hoạt động kinh doanh vừa sản xuất chế biến vừa tiêu thụ sản phẩm chế biến ra và vừa có yếu tố phục vụ trong quá trình tiêu thụ;  Sản phẩm sản xuất theo yêu cầu của khách hàng;  Chu kỳ sản xuất ngắn, thường không có sản phẩm dở dang cuối kỳ  Nguyên vật liệu dùng trong chế biến có thể xuất dùng từ kho nhưng thông thường được mua và đưa vào chế biến ngay;  Sản phẩm kinh doanh của nhà hàng gồm có 2 dạng: Sản phẩm chế biến [các đồ ăn, thức uống…] và sản phẩm mua sẵn [bia, rượu, thuốc lá …]. 6
  • 7. chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ nhà hàng a. Nội dung chi phí kinh doanh dịch vụ nhà hàng Chi phí kinh doanh dịch vụ nhà hàng thường bao gồm những nội dung sau: • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các nguyên liệu để chế biến món ăn: cá, thịt, tôm, gạo mì rau, củ, quả…Và các loại phụ gia, gia vị như mắm, muối, bột ngọt, hạt nêm, tương, ớt… • Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên trực tiếp chế biến món ăn [đầu bếp, phụ bếp] • Chi phí sản xuất chung: Toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh tại bếp ngoài hai khoản trên và các chi phí phát sinh tại phòng đãi khách bao gồm:  Chi phí Tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý nhà hàng, nhân viên phục vụ bàn, nhân viên thu ngân, nhân viên vệ sinh…  Chi phí nhiên liệu: Điện, ga, than, củi nấu bếp  Chi phí công cụ dụng cụ: Nồi niêu, chén, đĩa, tủ kệ…phục vụ nấu ăn  Chi phí khấu hao nhà bếp, TSCĐ sử dụng trong nhà bếp: Tủ lạnh, lò nướng…  Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện thoại, điện, nước…và Các chi phí bằng tiền khác. 7
  • 8. tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ nhà hàng • Kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà hàng có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau như, phục vụ ăn điểm tâm, phục vụ tiệc cưới, hỏi, hội nghị…phục vụ khách lưu động, vãng lai. Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành có thể là toàn bộ hoạt động kinh doanh của nhà hàng hoặc theo suất ăn, món ăn hay hợp đồng • Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống nên chi phí NVL thường chiếm tỷ trong lớn và phương pháp tính giá thành thích hợp là phương pháp tính giá thành theo định mức hoặc theo đơn đặt hàng. 8 4.1.2 Kế toán chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ nhà hàng
  • 9. tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ nhà hàng • Chứng từ kế toán - Hóa đơn GTGT - Bảng kê thu mua thực phẩm [trường hợp DN mua hàng của người bán không có hóa đơn] - Phiếu xuất kho - Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có … 9 4.1.2 Kế toán chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ nhà hàng
  • 10. chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ nhà hàng c. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ nhà hàng • Tài khoản sử dụng Để phản ánh chi phí kinh doanh dịch vụ nhà hàng kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau: - Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; - Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp; - Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung; - Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 10
  • 11. chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ nhà hàng • Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 11 TK 133 [6] Chi phí DV mua ngoài [1] Mua NVL, CCDC [3] Mua NVL sử dụng ngay cho KDDV [2] Xuất NVL để chế biến [8] K/c chi phí tính giá thành sản phẩm [5] PB Khấu hao TSCĐ, chi phí CCDC TK 111, 112, 331 TK 152, 153, 1561 TK 621, 622, 627 TK 154 TK 334, 338 TK 214, 242 TK 133 TK 152 [7] Vật liệu chế biến còn thừa nhập kho [4] Tiền lương, các khoản trích theo lương TK 632 [9] Giá thành TT hoàn thành
  • 12. doanh thu cung cấp dịch vụ nhà hàng a. Chứng từ kế toán • Hóa đơn GTGT • Phiếu thanh toán hoặc phiếu order • Hợp đồng kinh tế • Thanh lý hợp đồng • Phiếu thu; • Giấy báo của ngân hàng… 12
  • 13. doanh thu cung cấp dịch vụ nhà hàng b. Tài khoản sử dụng • TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ • TK 632 - Giá vốn hàng bán • TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu • Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 111, 112, 131….
  • 14. doanh thu cung cấp dịch vụ nhà hàng c. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 14 [2b] Doanh thu DV hoàn thành TK 3331 TK 111, 112, 131 TK 5113 TK 3331 [2c]Chiết khấu TM, giảm giá TK 5113 [2a] Hoàn thành DV cho khách hàng TK 154 TK 632 TK 131 TK 111, 112 [1] Khách hàng ứng trước
  • 15. xác định kết quả kinh doanh dịch vụ nhà hàng a. Chứng từ kế toán • Phiếu kế toán • Chứng từ khác có liên quan khác b. Tài khoản sử dụng • Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh 15
  • 16. xác định kết quả kinh doanh dịch vụ nhà hàng c. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 16
  • 17. kinh doanh nhà hàng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng có tình hình sau [ĐVT: Đồng]: 1. Xuất kho NVL để chế biến tổng trị giá 2.500.0000 đồng. 2. Mua NVL mang chế biến luôn, giá chưa thuế 23.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, đã chuyển khoản thanh toán. 3. Tiền công phải trả cho bộ phận chế biến 10.000.000 đồng. 4. Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành. 17 Ví dụ 4.1
  • 18. chi phí sản xuất chung: - Phân bổ chi phí công cụ đã xuất tháng trước tính vào chi phí kỳ này: 500.000 đồng. - Mua công cụ về dùng ngay thuộc loại phân bổ một lần: 500.000 đồng, thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt. - Khấu hao TSCĐ: 950.000 đồng. - Các chi phí khác bằng tiền mặt: 3.700.000 đồng. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2. Tính giá thành chế biến trong tháng biết hoàn thành 200 đĩa A với giá thành định mức là 120.000 đồng/đĩa, 100 đĩa B với giá 90.000 đồng/đĩa, 160 đĩa C với giá 80.000 đồng/đĩa 18 Ví dụ 4.1
  • 19. trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn 19 4.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn 4.2.2 Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ khách sạn 4.2.3 Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ khách sạn 4.2.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh dịch vụ khách sạn
  • 20. hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn • Kinh doanh dịch vụ khách sạn là một trong những hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú trong một thời gian nhất định. Mặt khác việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh buồng sẽ quyết định việc mở quy mô các dịch vụ khác trong khách sạn như tour du lịch, karaoke, massa, giặt là, ăn uống.... • Hoạt động kinh doanh khách sạn vừa có tính thời vụ vừa phụ thuộc và điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế trong từng thời kỳ  Sản phẩm của hoạt động kinh doanh khách sạn không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể.  Chất lượng dịch vụ khách sạn được quyết định bởi các trang thiết bị, vật phẩm, đồ dùng, cách bài trí, trình độ phục vụ của nhân viên nên phân loại buồng thành nhiều loại khác nhau như loại buồng đặc biệt, buồng loại 1, buồng loại 2.. • Trong hoạt động kinh doanh khách sạn thì chi phí chung chiếm tỷ trọng lớn hơn so với chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Do đó, kế toán thường xác định các chi phí định mức cho từng loại phòng cho thuê tính cho từng ngày đêm cho thuê và chi phí định mức cho các hoạt động dịch vụ khác kèm theo. 20
  • 21. chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ khách sạn a. Nội dung chi phí dịch vụ khách sạn Chi phí kinh doanh dịch vụ khách sạn thường bao gồm những nội dung sau: • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí nguyên vật liệu trang bị cho phòng, buồng ngủ như xà phòng, trà, giấy vệ sinh, bàn chải đánh răng, nước phục vụ theo tiêu chuẩn, kem, dầu gội đầu,… • Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phục vụ phòng, dọn phòng. • Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí sau:  Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ quản lý khách sạn, nhân viên lễ tân, nhân viên vệ sinh chung, nhân viên bảo vệ…  Chi phí vật liệu: Mua báo, hoa tươi, nước uống chung tại phòng khách, phòng chờ.  Chi phí công cụ dụng cụ: Chăn, ga, gối, đệm, bàn ghế, giường tủ, bình nước nóng, máy sấy tóc, tivi…  Chi phí khấu hao TSCĐ: Nhà, dàn lạnh…  Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện thoại, nước, điện…  Chi phí bằng tiền khác: Chi phí vệ sinh, phòng cháy nổ… 21
  • 22. chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ khách sạn b. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ khách sạn • Đối tượng tập hợp chi phí là từng loại phòng như phòng đặc biệt, phòng loại I, phòng loại II, ... • Đối tượng tính giá thành thường là tính theo từng loại phòng, cũng có thể là tính giá thành cho một giường ngủ hoặc lượt phòng ngủ căn cứ vào từng loại phòng. • Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn, nên chi phí sản xuất chung thường chiếm tỷ trọng lớn và phương pháp tính giá thành thích hợp là Phương pháp giản đơn, Phương pháp hệ số, hoặc Phương pháp tỷ lệ để được giá thành từng cấp loại sản phẩm dịch vụ phòng. 22
  • 23. chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ khách sạn c. Kế toán chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ khách sạn • Chứng từ kế toán  Hóa đơn GTGT  Phiếu xuất kho  Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH  Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ  Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có … 23
  • 24. chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ khách sạn c. Kế toán chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ khách sạn • Tài khoản sử dụng  Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;  Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp;  Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung;  Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 24
  • 25. chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ khách sạn • Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 25 TK 133 [6] Chi phí DV mua ngoài [1] Mua NVL, CCDC [3] Mua NVL sử dụng ngay cho KDDV [2] Xuất NVL cho bộ phận khách sạn [7] K/c chi phí tính giá thành sản phẩm [5] PB Khấu hao TSCĐ, chi phí CCDC TK 111, 112, 331 TK 152, 153, 1561 TK 621, 622, 627 TK 154 TK 334, 338 TK 214, 242 TK 133 [4] Tiền lương, các khoản trích theo lương TK 632 [8] Giá thành TT hoàn thành
  • 26. doanh thu cung cấp dịch vụ khách sạn a. Chứng từ kế toán • Hóa đơn GTGT • Hợp đồng và quyết toán hợp đồng khách sạn • Phiếu thu; • Giấy báo của ngân hàng… 26
  • 27. doanh thu cung cấp dịch vụ khách sạn b. Tài khoản sử dụng • TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Chi tiết: 5113 doanh thu cung cấp dịch vụ • TK 632 - Giá vốn hàng bán • TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu • Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như TK 111, 112, 131…. 27
  • 28. doanh thu cung cấp dịch vụ khách sạn c. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 28 [2b] Doanh thu DV hoàn thành TK 3331 TK 111, 112, 131 TK 5113 TK 3331 [2c]Chiết khấu TM, giảm giá TK 5113 [2a] Hoàn thành DV cho khách hàng TK 154 TK 632 TK 131 TK 111, 112 [1] Khách hàng ứng trước
  • 29. xác đinh kết quả kinh doanh dịch vụ khách sạn a. Chứng từ kế toán • Phiếu kế toán • Các chứng từ khác có liên quan b. Tài khoản sử dụng • Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh 29
  • 30. xác đinh kết quả kinh doanh dịch vụ khách sạn c. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 30
  • 31. G hạch toán hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong kỳ có tài liệu như sau: [ĐVT: đồng] Trong kỳ, Khách sạn có hoạt động cho thuê buồng ngủ: - Tổng chi phí thực tế phát sinh: Chi phí NVLTT 12.000.000; chi phí NCTT 12.350.000; chi phí SXC 102.175.000 Yêu cầu: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của hoạt động cho thuê buồng ngủ theo phương pháp hệ số? Biết tổng số ngày đêm nghỉ thực tế của buồng ngủ loại 1 là 90, loại 2 là 350, loại 3 là 210. Hệ số quy đổi của buồng ngủ loại 1 = 1, loại 2 = 1,4, loại 3 = 2. 31 Ví dụ 4.2
  • 32. trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch 32 4.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch 4.3.2 Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ du lịch 4.3.3 Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ du lịch 4.3.4 Kế toán xác định kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch
  • 33. hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch • Hoạt động kinh doanh du lịch chủ yếu phục vụ nhu cầu tham quan các di tích lịch sử, công trình văn hóa, phong cảnh thiên nhiên,...nên mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội phong cảnh độc đáo, hấp dẫn. • Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể. Sản phẩm du lịch không có quá trình nhập kho, xuất kho và lưu trữ nên cũng không có sản phẩm dở dang • Kinh doanh du lịch là hoạt động dịch vụ và là ngành công nghiệp không khói, sử dụng chủ yếu là lao động của nhân viên phục vụ du lịch, cùng một số trang thiết bị tạo ra sản phẩm du lịch. • Doanh thu của hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành chủ yếu đến từ doanh thu cung cấp dịch vụ du lịch theo tour. Việc ghi nhận doanh thu dịch vụ cần đặc biệt lưu ý tới thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ghi nhận. 33
  • 34. chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ du lịch a. Nội dung chi phí Chi phí kinh doanh dịch vụ du lịch thường bao gồm những nội dung sau: • Chi phí vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí chi ra trong suốt chuyến đi phải chi trả cho khách theo các điều kiện đã ghi trên hợp đồng, bao gồm: Chi phí đi lại [Tiền thuê xe, tiền mua vé xe, vé tàu, vé máy bay… ] tiền ăn uống, tiền khách sạn, vé tham quan và Các chi phí mua vật dụng tặng cho khách [ khăn, mũ, nón, dù,…] • Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương và các chi phí đi lại, ăn ở của hướng dẫn viên du lịch. • Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí chi cho hướng dẫn viên du lịch nhằm giúp họ hoàn thành nhiệm vụ của mình, bao gồm: Các chi phí vật dụng sử dụng như micro, camera, giầy dép, gang tay… và các chi phí chung khác như tiền thuê hướng dẫn du lịch địa phương, dịch vụ mua ngoài dung cho bộ phận hướng dẫn viên du lịch… 34
  • 35. chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ du lịch b. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ du lịch • Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dịch vụ du lịch có thể là từng bộ phận kinh doanh, chương trình du lịch tour, hoặc từng loại tour du lịch trong nước hoặc ngoài nước….  Nếu đối tượng tính giá thành là các bộ phận kinh doanh dịch vụ du lịch thì kỳ tính giá thành sẽ là tháng, quý  Nếu đối tượng tính giá thành theo từng hợp đồng du lịch hoặc khối lượng công việc hoàn thành thì kỳ tính giá thành là khi hợp đồng hoặc đơn đặt hàng hoàn thành. • Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nên chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn và phương pháp tính giá thành thích hợp là phương pháp tổng cộng chi phí: 35 Tổng giá thành của dịch vụ hướng dẫn du lịch hoàn thành = Tổng chi phí thực tế phát sinh
  • 36. chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ du lịch c. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ du lịch • Chứng từ kế toán  Hóa đơn GTGT  Phiếu nhập kho;  Phiếu xuất kho;  Biên lai thu phí, lệ phí;  Giấy thanh toán tạm ứng  Bảng chấm công, bảng tính và thanh toán tiền lương, bảng tính và phân bổ tiền lương và BHXH  Bảng tính và phân bổ khấu hao  Các chứng từ thanh toán: Phiếu chi, giấy báo nợ, ... 36
  • 37. chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ du lịch c. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ du lịch • Tài khoản sử dụng  Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;  Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp;  Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung;  Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
  • 38. chi phí kinh doanh và tính giá thành dịch vụ du lịch • Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 38 TK 133 [6] Chi phí DV mua ngoài [1] Mua NVL, CCDC [3] Mua NVL sử dụng ngay cho KDDV [2] Xuất NVL để thực hiện dịch vụ [7] K/c chi phí tính giá thành sản phẩm [5] PB Khấu hao TSCĐ, chi phí CCDC TK 111, 112, 331 TK 152, 153, 1561 TK 621, 622, 627 TK 154 TK 334, 338 TK 214, 242 TK 133 [4] Tiền lương, các khoản trích theo lương TK 632 [8] Giá thành TT hoàn thành
  • 39. doanh thu cung cấp dịch vụ du lịch a. Chứng từ kế toán • Hóa đơn GTGT • Hợp đồng và quyết toán hợp đồng tour du lịch • Biên bản thanh lý hợp đồng • Phiếu thu; • Giấy báo của ngân hàng… 39
  • 40. doanh thu cung cấp dịch vụ du lịch b. Tài khoản sử dụng • TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ • TK 632 - Giá vốn hàng bán • TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu • Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 111, 112, 131….
  • 41. doanh thu cung cấp dịch vụ du lịch c. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 41 [2b] Doanh thu DV hoàn thành TK 3331 TK 111, 112, 131 TK 5113 TK 3331 [2c]Chiết khấu TM, giảm giá TK 5113 [2a] Hoàn thành DV cho khách hàng TK 154 TK 632 TK 131 TK 111, 112 [1] Khách hàng ứng trước
  • 42. xác định kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch a. Chứng từ kế toán • Phiếu kế toán • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh • Tờ khai thuế TNDN tạm nộp • Báo cáo quyết toán thuế TNDN hàng năm • Chứng từ khác có liên quan b. Tài khoản sử dụng • Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh 42
  • 43. xác định kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch c. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 43
  • 44. A kinh doanh du lịch, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 6/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: [ĐVT: đồng] 1. Ký hợp đồng một chuyến du lịch, tổng giá trị hợp đồng là 220.000.000 [bao gồm thuế GTGT 10%]. Khách hàng đã ứng trước bằng TGNH 150.000.000. 2. Tổng chi phí đã phát sinh trong đợt du lịch: - Chuyển khoản thanh toán tiền ăn cho khách giá chưa thuế 100.000.000, thuế GTGT 10%. - Thuê hướng dẫn viên địa phương hướng dẫn du lịch di tích 2.000.000, đã thanh toán bằng tiền mặt. - Chi phí khác bằng tiền mặt 3.000.000. 3. Khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý: 10.000.000. 44 Ví dụ 4.3
  • 45. Tiền lương phải trả trong tháng: - Bộ phận quản lý: 16.000.000 - Hướng dẫn du lịch: 7.000.000 5. Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định. 6. Chi phí dịch vụ mua ngoài trong tháng phải trả là: 5.000.000 chưa kể thuế GTGT 10%, trong đó: - Hướng dẫn du lịch: 500.000 - Bộ phận quản lý: 4.500.000 7. Kết thúc du lịch, khách hàng đã thanh toán hết bằng TGNH. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Xác định kết quả kinh doanh
  • 46. toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cần lưu ý những vẫn đề sau: • Đặc điểm của 3 loại hình kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, du lịch • Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành của từng loại hình kinh doanh dịch vụ • Các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm của 3 loại hình kinh doanh dịch vụ • Phương pháp hạch toán từ tập hợp chi phí, tính giá thành đến hạch toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của cả 3 loại hình kinh doanh dịch vụ là tương tự nhau. 46
  • 47. HUỐNG 47 Kế toán của công ty du lịch Thủ Đô sẽ xử lý nghiệp vụ ngày 2/8 • Mua vé máy bay: Nợ TK 621: 15 x 1.269.000 = 19.035.000 Nợ TK 133: 1.903.500 Có TK 112: 20.938.500 • Mua khăn để bán cho khách du lịch: Nợ TK 156: 5.000.000 Nợ TK 133: 500.000 Có TK 141: 5.500.000
  • 48. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Chọn đáp án đúng? ĐVT 1.000.000 đồng • Tại doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, mua tôm đưa ngay vào chế biến giá chưa thuế 25 [thuế GTGT 10%], thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán định khoản: • A. Nợ TK 152: 25, Nợ TK 133: 2,5 / Có TK 112: 27,5 • B. Nợ TK 621: 25, Nợ TK 133: 2,5 / Có TK 112: 27,5 • C. Nợ TK 627: 25, Nợ TK 133: 2,5 / Có TK 112: 27,5 • D. Nợ TK 153: 25, Nợ TK 133: 2,5 / Có TK 112: 27,5 48 Chương:4 Kế toán DNTMDV & KDXNK
  • 49. TRẮC NGHIỆM Câu 2: Chọn đáp án đúng? [ĐVT 1.000.000 đồng] • Chi tiền mặt sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ hệ thống điện tại các buồng của khách sạn là 15, thuế GTGT 10%, kế toán ghi: • A. Nợ TK 152: 15, Nợ TK 133: 1,5 / Có TK 111: 16,5 • B. Nợ TK 241: 15, Nợ TK 133: 1,5 / Có TK 111: 16,5 • C. Nợ TK 621: 15, Nợ TK 133: 1,5 / Có TK 111: 16,5 • D. Nợ TK 627: 15, Nợ TK 133: 1,5/ Có TK 111: 16,5 49 Chương: 4 Kế toán DNTMDV & KDXNK
  • 50. TRẮC NGHIỆM Câu 3: Chọn đáp án đúng? • Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, hoa hồng môi giới cho chuyến du lịch được kế toán phản ánh vào: • A. TK 641 • B. TK 621 • C. TK 627 • D. TK 642 50 Chương: 4 Kế toán DNTMDV & KDXNK
  • 51. toán DNTMDV & KDXNK 1. • Nội dung chi phí của từng hoạt động kinh doanh dịch vụ 2. • Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành của từng hoạt động kinh doanh dịch vụ. 3. • Chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ cơ bản phát sinh liên quan đến chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt đông kinh doanh dịch vụ.
  • 52. THEO • Tên bài: Tổng hợp kiến thức chương 4 • Các nội dung cần chuẩn bị:  Nội dung 1: Ôn lại các nội dung chương 4  Nội dung 2: Làm bài tập phần câu hỏi hướng dẫn ôn tập và bài tập ứng dụng [TLHT Kế toán DNTMDV và KDXNK] 52 Chương: 4 Kế toán DNTMDV & KDXNK
  • 53. HỌC TỐT ! 53 Chương: 4 Kế toán DNTMDV & KDXNK

Chủ Đề