Bài tập mẫu luật tốt tụng hành chính năm 2024

Sau khi tiến hành thanh tra, đầu tháng 9/2017, Cục Thuế Thành phố X đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế số 95/QĐ-CT và truy thu với số tiền hơn 66,68 tỷ đồng đối với Công ty Y (Hà Lan). Trong đó, phạt tiền về hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp gần 10,3 tỷ đồng, truy thu thuế với số tiền gần 51,48 tỷ đồng.

Ngoài ra, Công ty Y phải nộp thêm số tiền chậm nộp tính đến ngày 31/8 là hơn 4,9 tỷ đồng. Không đồng ý với QĐ xử phạt vi phạm hành chính trên, Công ty Y đã gửi đơn khiếu nại đến Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính với lý do Công ty Y không phải đóng thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam - Hà Lan. Sau khi xem xét khiếu nại của Công ty Y, tháng 12/2017, Bộ Tài chính cũng đã ban hành QĐ số 07/QĐ-BTC, theo đó bác khiếu nại của Công ty Y liên quan đến quyết định truy thu 66,68 tỷ đồng thuế của Cục Thuế Thành phố X áp dụng đối với Công ty Y. Với tư cách là 1 luật sư tư vấn để bảo vệ quyền và lợi ích của Công ty Y, anh/chị hãy cho biết:

Hãy xác định đối tượng khởi kiện trong vụ án trên?

1. Giả sử sau khi Tổng cục thuế - Bộ Tài chính giải quyết khiếu nại nhưng Công ty Y vẫn không chấp hành việc nộp 66, 8 tỷ đồng nên Cục Thuế Thành phố Xđã ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành thuế số 105/QĐ-CT. Quyết định này có được xem là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính hay không?Tại sao?

2. Giả sử Công ty Y có thể khởi kiện tại tòa án Việt Nam thì Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý giải quyết tranh chấp trên?

3. Giả sử Công ty Y vừa nộp đơn khởi kiện đến Tòa án vừa khiếu nại đến Bộ Tài chính thì sẽ giải quyết như thế nào?Tại sao?

1. Phân tích thủ tục “tiền tố tụng”. Cho một ví dụ về việc tòa án đã thụ lý vụ án sai do việc khởi kiện không đáp ứng điều kiện tố tụng.

2. Câu hỏi nhận định đúng hay sai. Giải thích.

  1. Tòa án có thể áp dụng pháp luật dân sự trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
  1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh không có thẩm quyền xét xử theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm.
  1. Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án có thể được quyết định áp dụng trước khi thụ lý vụ án.
  1. Nếu không đồng ý với quyết đinh trả lại đơn kiện của Tòa án, người khởi kiện có thể kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
  1. Tòa án chỉ áp dụng các quy định pháp luật đang có hiệu lực để giải quyuết vụ án.
  1. Trong mọi trường hợp, người tiến hành tố tụng bị thay đổi tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa để chờ chánh án tòa án hoặc viện trưởng viện kiểm sát cử người thay thế.

II. Bài tập:

1. Ông A là trưởng phòng văn hóa thông tin huyện, nhận được quyết định kỷ luât số 023/KL-VHTT buộc thôi việc đối với ông ngày 15/6/2006. Ngày 20/6/2006 ông khiếu nại. Ngày 28/6/2006 ông nhận được quyết định trả lời là giữ nguyên quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Ngày 20/7/2006 ông A khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền. Tòa án đã thụ lý ngày 25/7/2006. Ngày 30/7/2006 người bị kiện ra quyết định hủy bỏ quyết định số 023/KL-VHTT. Tòa án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì đối tượng khiếu kiện không còn. Sau đó, ông A đã kháng cáo,. Trong trường hợp này, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xử lý như thế nào? Vì sao?

2. Anh Nguyễn Văn Hoằng làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu được thay đổi tên. Yêu cầu của anh Hoằng bị từ chối. Anh Hoằng đã khởi kiện vụ án hành chính theo đúng thủ tục. Sau khi vụ án được thụ lý nhưng chưa được xét xử sơ thẩm, anh Hoằng qua đời. Bố của anh Hoằng làm đơn gửi tòa án yêu cầu được kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng. Tòa án sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp trên. Vì sao.

——————————————-

ĐỀ 2

——————————————-

ĐỀ 3

1. Anh chị hãy cho VD một vụ án hành chính và phân tích các điều kiện khởi kiện trong vụ án HC đó. (3 điểm)

2. Lý giải các nhận định đúng sai sau đây: (3 điểm) a/ Tất cả các quyết định kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống đều là đối tượng xét xử HC của tòa án nhân dân. b/ Xác minh thu thập chứng cứ là nghĩa vụ mà tòa án phải làm đối với bất cứ một vụ khiếu kiện hành HC nào. c/ Không phải trong mọi trường hợp, tòa án đều thụ lý vụ án HC vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

3. Pháp luật quy định cần giải quyết như thế nào trong trường hợp sau đây: (2 điểm)

Ngày 10.5.2007, Giám đốc sở thương mại X đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc ông A (là công chức công tác tại Sở). Ông A đã gữi đơn khiếu nại về hình thức kỷ luật tới giám đốc sở. Giám đốc Sở ra quyết định giải quyết định giải quyết định lần đầu với nội dung: Giữ nguyên hình thức kỷ luật nêu trên. Quyết định giải quyết khiếu nại được được gửi cho ông A ngày 10.7.2007. Ngày 20.7.2007, ông A gửi đơn khiếu nại lần hai đến chủ tịch UBND tỉnh X. Ngày 28.7.2007, ông A gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính tại TAND tỉnh X.

4. Việc giải quyết của người có thẩm quyền có đúng pháp luật không? Giải thích? (2 điểm).

1/ Ngày 10.9.2007, bà B (cư ngụ tại xã X, huyện Y, tỉnh Z) gửi đơn khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh Z về quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính. Chủ tịch Z quyết định giữ nguyên nội dung quyết định tạm giữ. Bà B đã khởi kiện vụ án HC tại TAND tỉnh Z. Trong phiên tòa sơ thẩm, chủ tọa phiên tòa đã xác định ông C ( thư ký tòa án) là em cùng cha khác mẹ với bà B. Hội đồng xét xử đã ra quyết định hoãn phiên tòa.

Đây là bài giải gợi ý:

Câu 1 : Theo các đk khởi kiện (tham khảo sách Đề cương t.241). Câu 2 : a/ S/ chỉ áp dụng KL buộc thôi việc ,K1Đ2PL or Đ55LKNTC. b/ S/ chỉ làm khi cần thiết ,K1Đ38PL. c/ Đ/ theo K2Đ32PL

Câu 3 : Theo K4Đ2PL ,thì A kg có quyền KK ra TA.Nhưng nêu chưa có QĐ gquyết KN2 thì TA sẽ thụ lý , điểm a K1Đ13PL và điểm a tiểu mục9.1 NĐ04. Câu 4 : Do C và B là có thân thích ,theo điểm a K1Đ16PL và điểm b2 tiểu mục 11.1 NQ04. Theo đó C,thư ký TA ,cần thay thế. Nếu trong phiên toà , kg có TKTA khác thay thế ,thì Toà có thể hoãn ,K2Đ45PL

——————————————-

ĐỀ 4

Câu 1 (3 điểm): Phân tích quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện trong vụ án hành chính.

Câu 2: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (3 điểm)

  1. Bản án sơ thẩm không thể bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.
  2. Đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại đến quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là người chưa thành niên, người bị tâm thần nếu không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án và có trách nhiệm cung cấp chứng cứ.
  3. Chánh toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao đã tham gia xét xử vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm thì không được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm.

Câu 3 (4 điểm)

  1. Bà A có hộ khẩu thường trú tại quận C thành phố H, là chủ doanh nghiệp tư nhân Molino chuyên sản xuất, kinh doanh xe đạp điện có trụ sở đặt tại quận D thành phố H. Trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 4 năm 2008, doanh nghiệp Molino phát hiện doanh nghiệp Rolet (là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên nhập khẩu kinh doanh xe đạp điện có trụ sở đóng trên địa bàn quận C thành phố H) bán xe đạp điện với giá thấp hơn giá sản xuất tại bất kỳ cơ sở sản xuất nào tại Việt Nam.

Bà A đã khiếu nại hành vi bán phá giá nói trên đến Cục quản lý cạnh tranh vào ngày 25 tháng 4 năm 2008, Cục quản lý cạnh tranh ra quyết định giải quyết khiếu nại của bà B trong đó xác nhận doanh nghi9ệp Rolet không bán phá giá. Bà B không đồng ý nên đã khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ thương mại. Bộ trưởng Bộ thương mại đã ra quyết định giải quyết khiếu nại theo đó tiếp tục khẳng định doanh nghiệp Rolet không vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Hỏi: Bà A có thể khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân quận D hay không? Vì sao?

  1. Bà B bị Chi cục trưởng Chi cục thuế quận X thành phố H xử phạt hành chính và bị truy thu thuế. Bà B được giải quyết khiếu nại lần hai nhưng không đồng ý nên đã khởi kiện vụ án hành chính. – Toà án nhân dân có quyền thụ lý để giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính hay không? Căn cứ pháp lý?

——————————————-

ĐỀ 5

Câu 1 (3điểm) : Trình bày vấn đề đình chỉ giải quyết VAHC. Cho 1 ví dụ và phân tích để làm rõ ràng TA đã đình chỉ giải quyết là đúng pháp luật.

Câu 2: các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích. (3điểm)

  1. Trong một số trường hợp, Một Thẩm phán có thể xét xử nhiều lần theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm với cùng một vụ án.
  2. Toà HC TAND cấp tỉnh chỉ xét xử các vụ án HC theo thủ tục sơ thẩm.
  3. Việc trả lại đơn kiện theo qui định tại Điều 31 PLTTGQCVAHC có thể thực hiện sau khi đã thụ lí vụ án.

Câu 3 (4điểm) :

  1. Công ty AK bị người có thẩm quyền ra quyết định số 100 xử phạt vì hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề đã đăng kí với nội dung: “Xử phạt công ty AK 1.000.000 đồng. Tước giấy phép kinh doanh trong thời hạn 01 năm.” Sau khi nộp phạt, không đồng ý về việc thu hồi giấy phép kinh doanh, lãnh đạo công ty đã làm đơn khiếu nại hợp lệ và khởi kiện VAHC theo đúng thủ tục. TA xét xử sơ thẩm đã tuyên: “Huỷ bỏ toàn bộ quyết định số 100; công ty đc kinh doanh theo giấy phép kể từ ngày bản án có hiệu lực PL.”

Anh /chị hãy nhận xét về việc giải quyết của TA.

  1. Ông Nguyễn Văn A., 30 tuổi, bị xử phạt VPHC. Sau khi đc giải quyết khiếu nại lần 2, ông A. đã hởi kiện vụ VAHC trong thời gian qui định nhưng TA lại trả lại đơn kiện vì lí do ông A. đã vi phạm điều kiện khởi kiện VAHC.