Bài tập nâng cao vật lý 10 chương 4 năm 2024

Upload - Home - Sách - Tải Video - Download - Mới đăng

Bản quyền (c) 2006 - 2024 Thư Viện Vật Lý

Các tài liệu thuộc bản quyền của tác giả hoặc người đăng tải.

Các hình ảnh, nội dung của các nhãn hàng hoặc các shop thuộc bản quyền các nhãn hàng và các shop đó.

Các Liên kết đại lý trỏ về các website bán hàng có bản quyền thuộc về các sàn mà nó trỏ đến. Chúng tôi từ chối trách nhiệm liên quan đến các nội dung này.

Chất lượng sản phẩm do nhãn hàng công bố và chịu trách nhiệm.

Các đánh giá, hình ảnh đánh giá, review, các gọi ý trong tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, không mang thêm ý nghĩa gì khác

Giải bài IV.1, IV.2, IV.3, IV.4 trang 63 sách bài tập vật lý 10. Xác định lực đẩy trung bình của hơi thuốc súng tác dụng lên một đầu đạn ở trong nòng súng trường, biết rằng đầu viên đạn có khối lượng 10 g, chuyển động trong nòng súng nằm ngang trong khoảng thời gian 0,001 s, với vận tốc đầu bằng không và vận tốc tại đầu nòng súng là 865 m/s.

Xem lời giải

Upload - Home - Sách - Tải Video - Download - Mới đăng

Bản quyền (c) 2006 - 2024 Thư Viện Vật Lý

Các tài liệu thuộc bản quyền của tác giả hoặc người đăng tải.

Các hình ảnh, nội dung của các nhãn hàng hoặc các shop thuộc bản quyền các nhãn hàng và các shop đó.

Các Liên kết đại lý trỏ về các website bán hàng có bản quyền thuộc về các sàn mà nó trỏ đến. Chúng tôi từ chối trách nhiệm liên quan đến các nội dung này.

Chất lượng sản phẩm do nhãn hàng công bố và chịu trách nhiệm.

Các đánh giá, hình ảnh đánh giá, review, các gọi ý trong tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, không mang thêm ý nghĩa gì khác

Với 300 bài tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Chương 4 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Vật Lí 10 Chương 4. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Vật Lí 10 Chương 4 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Quảng cáo

  • (Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Vật Lí 10 Chương 4: Năng lượng, công, công suất Xem chi tiết
  • (Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Vật Lí 10 Chương 4: Ba định luật Newton. Một số lực trong thực tiễn Xem chi tiết
  • (Cánh diều) Trắc nghiệm Vật Lí 10 Chủ đề 4: Động lượng Xem chi tiết



Lưu trữ: Trắc nghiệm Vật Lí 10 Chương 4: Các định luật bảo toàn (sách cũ)

Quảng cáo

  • 27 câu trắc nghiệm Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng cực hay có đáp án (phần 1)
  • 27 câu trắc nghiệm Động lượng - Định luật bảo toàn động lượng cực hay có đáp án (phần 2)
  • 25 câu trắc nghiệm Công và công suất cực hay có đáp án (phần 1)
  • 25 câu trắc nghiệm Công và công suất cực hay có đáp án (phần 2)
  • 15 câu trắc nghiệm Động năng cực hay có đáp án
  • 15 câu trắc nghiệm Thế năng cực hay có đáp án
  • 15 câu trắc nghiệm Cơ năng cực hay có đáp án
  • 25 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 4 cực hay có đáp án (phần 1)
  • 25 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 4 cực hay có đáp án (phần 2)

Trắc nghiệm Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng (có đáp án)

Câu 1: Hình nào biểu diễn đúng quan hệ giữa v→ và p→ của một chất điểm?

Hiển thị đáp án

Chọn C

p→ cùng hướng vsv→.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
  1. Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.
  1. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng.
  1. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

Hiển thị đáp án

Chọn C.

Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v→ là đại lượng được xác định bởi công thức:

p→ \= mv→

Động lượng là một đại lượng vectơ cùng hướng với vận tốc của vật.

Động lượng có đơn vị đo là kilôgam mét trên giây (kg.m/s)

Câu 3: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng

  1. 9 kg.m/s.
  1. 2,5 kg.m/s.
  1. 6 kg.m/s.
  1. 4,5 kg.m/s.

Hiển thị đáp án

Chọn B.

Ta có: m = 500 g = 0,5 kg, v = 18 km/h = 5 m/s.

Động lượng của vật bằng: p = m.v = 0,5.5 = 2,5 kg.m/s.

Câu 4: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?

  1. Vật chuyển động tròn đều.
  1. Vật được ném ngang.
  1. Vật đang rơi tự do.
  1. Vật chuyển động thẳng đều.

Hiển thị đáp án

Chọn D

Động lượng của một vật không đổi nếu v→ không đổi.

Câu 5: Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F→. Động lượng chất điểm ở thời điểm t là:

Hiển thị đáp án

Chọn B

Do vật chuyển động không vận tốc đầu nên Δp→ \= p→ – 0 = p→.

Câu 6: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là

  1. 30 kg.m/s.
  1. 3 kg.m/s.
  1. 0,3 kg.m/s.
  1. 0,03 kg.m/s.

Hiển thị đáp án

Chọn C.

Ta có: ∆p = p2 – p1 = F.∆t

p1 = 0 nên ∆p = p2 = F.∆t = 0,1.3 = 0,3 kg.m/s

Câu 7: Trên hình 23.2 là đồ thị tọa độ – thời gian của một vật có khối lượng 3 kg. Động lượng của vật tại thời điểm t1 = 1s và thời điểm t2 = 5 s lần lượt bằng:

  1. p1 = 4 kg.m/s và p2 = 0.
  1. p1 = 0 và p2 = 0.
  1. p1 = 0 và p2 = - 4 kg.m/s.
  1. p1 = 4 kg.m/s và p2 = - 4 kg.m/s.

Hiển thị đáp án

Chọn A

Thời điểm t = 0 đến thời điểm t = 3 s, vật chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng 4/3 m/s. Từ thời điểm t = 3 s vật không chuyển động.

Tại thời điểm t1 = 1 s ⇒ p1 = mv1 = 4 kg.m/s.

Tại thời điểm t2 = 5 s ⇒ p2 = mv2 = 0 kg.m/s.

Câu 8: Một vật 3 kg rơi tự do rơi xuống đất trong khoảng thời gian 2 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là (lấy g = 9,8 m/s2).

  1. 60 kg.m/s.
  1. 61,5 kg.m/s.
  1. 57,5 kg.m/s.
  1. 58,8 kg.m/s.

Hiển thị đáp án

Chọn D

Xung lượng của trọng lực bằng độ biến thiên động lượng của vật

Δp = mgt = 58,8 kg.m/s.

Câu 9: Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 5 m/s và bật ngược trở lại với tốc độ v2 = 3 m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bằng

  1. 2 kg.m/s.
  1. 5 kg.m/s.
  1. 1,25 kg.m/s.
  1. 0,75 kg.m/s.

Hiển thị đáp án

Chọn A.

Độ biến thiên động lượng của vật sau va chạm là:

∆p→ \= mv2→ - mv1→.

Do v2→ ↑↓v1→, chọn chiều dương là chiều của v1→.

\=> ∆p = mv2 – (–mv1) = m(v2 + v1) = 2 kg.m/s.

Câu 10: Một vật khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với tốc độ 10 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật sau 1/4 chu kì kể từ lúc bắt đầu chuyển động bằng

  1. 20 kg.m/s.
  1. 0 kg.m/s.
  1. 10√2 kg.m/s.
  1. 5√2 kg.m/s.

Hiển thị đáp án

Chọn C.

Khi chất điểm chuyển động trên đường tròn thì vectơ vận tốc tại mỗi vị trí có phương tiếp tuyến với quỹ đạo.

Sau ¼ chu kì kể từ lúc bắt đầu chuyển động thì góc quay của bán kính là π/2 nên v2→⊥v1→.

Biến thiên động lượng của vật ∆p→ \= mv2→ - mv1→.

Trắc nghiệm Công và Công suất (có đáp án)

Câu 1: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi

  1. lực vuông góc với gia tốc của vật.
  1. lực ngược chiều với gia tốc của vật.
  1. lực hợp với phương của vận tốc với góc α.
  1. lực cùng phương với phương chuyển động của vật.

Hiển thị đáp án

Chọn A.

Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi lực vuông góc với đường đi. Mà gia tốc luôn có phương trùng với đường đi trong chuyển động thẳng do đó lực vuông góc với gia tốc của vật thì lực đó không sinh công.

Câu 2: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là

  1. N.m/s.
  1. W.
  1. J.s.
  1. HP.

Hiển thị đáp án

Chọn C.

Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính công suất: P = A/t

Trong hệ SI, công suất đo bằng oát, kí hiệu là oát (W).

1W = 1J/s = 1N.m/s

Ngoài ra còn dùng đơn vị KW = 1000 W; MW = 1000 KW

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.
  1. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.
  1. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.
  1. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.

Hiển thị đáp án

Chọn D.

Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. Do đó máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh.

Câu 4: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là

  1. 260 J.
  1. 150 J.
  1. 0 J.
  1. 300 J.

Hiển thị đáp án

Chọn A.

Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là:

A = F.s.cosα = 50.6.cos30° = 259,81 J ≈ 260 J.

Câu 5: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2)

  1. 60 J.
  1. 1,5 J.
  1. 210 J.
  1. 2,1 J.

Hiển thị đáp án

D

A = Fs.cosα = Ps.cos0o = mg(h + d) = 2,1 J.

Câu 6: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Trong thời gian 1,2 s kể từ lúc bắt đầu thả vật, trọng lực thực hiện một công bằng

  1. 196 J.
  1. 138,3 J.
  1. 69,15 J.
  1. 34,75J.

Hiển thị đáp án

Chọn B.

Thời gian để vật rơi xuống đất bằng

Vì t = 1,43 s > 1,2 s nên trong thời gian 1,2 s kể từ lúc bắt đầu thả vật, vật vẫn đang rơi và trọng lực thực hiện một công bằng:

Câu 7: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng bằng 0,2 lần trọng lượng của vật. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng bằng

  1. – 95 J.
  1. – 100 J.
  1. – 105 J.
  1. – 98 J.

Hiển thị đáp án

Chọn B.

Độ lớn của lực ma sát: Fms = 0,2P = 0,2mg.

Vì lực ma sát ngược hướng với vectơ đường đi s nên công của lực ma sát khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng bằng:

A = Fms .s.cos180° = 0,2.5.10.10.cos180° = - 100J.

Câu 8: Một vật 5 kg được đặt trên mặt phẳng ngiêng. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10 m, chiều cao 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Công của trọng lực khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là

  1. 220 J.
  1. 270 J.
  1. 250 J.
  1. 260 J.

Hiển thị đáp án

Chọn C.

Công của trọng lực khi vật trượt từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng có độ lớn là

A = P.s.cos(P→, s→) = P.s.h/s = P.h = mgh = 5.10.5 = 250 J.

Câu 9: Một thang máy khối lượng 1 tấn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Công của động cơ thực hiện trong 5s đầu tiên là

  1. 250 kJ.
  1. 50 kJ.
  1. 200 kJ.
  1. 300 kJ.

Hiển thị đáp án

Chọn D.

Do vật chuyển động có gia tốc nên theo định luật II Niu-tơn: F – P = ma

Câu 10: Một vật khối lượng 1500 kg được cần cẩu nâng đều lên độ cao 20 m trong khoảng thời gian 15 s. Lấy g = 10 m/s2. Công suất trung bình của lực nâng của cần cẩu là

  1. 15000 W.
  1. 22500 W.
  1. 20000 W.
  1. 1000 W.

Hiển thị đáp án

Chọn C

Do nâng đều nên F = P = mg

Xem thêm các Bài tập & Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án hay khác:

  • Chương 1: Động học chất điểm
  • Chương 2: Động lực học chất điểm
  • Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn
  • Chương 5: Chất khí
  • Chương 6: Cơ sở của nhiệt động lực học
  • Chương 7: Chất rắn, chất lỏng. Sự chuyển thể

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
  • Bài tập nâng cao vật lý 10 chương 4 năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài tập nâng cao vật lý 10 chương 4 năm 2024

Bài tập nâng cao vật lý 10 chương 4 năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.