Bài tập nâng cao vẽ điểm và đường thẳng lớp 6

Skip to content

Home   Giáo viên- Học Sinh   Bài giảng toán   Phiếu bài tập tuần 1 hình 6 điểm và đường thẳng

Phiếu bài tập tuần 1 hình 6 điểm và đường thẳng. Để giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với nội dung hình học trong sách giáo khoa và biết cách làm bài tập. Dưới đây là các dạng bài tập về điểm và đường thẳng cơ bản và nâng cao. Phần bài tập có hướng dẫn giải chi tiết, phiếu tải về có hình vẽ vui mắt giúp các em học sinh thích thú hơn.

Bài tập tuần 1 hình 6 cơ bản điểm và đường thẳng

Đề bài mẫu

Bài 1. Xem hình bên và trả lời câu hỏi bằng cách diễn đạt bằng lời và bằng kí hiệu:

bài tập tuần 1 hình 6

a] Điểm nào thuộc đường thẳng nào?

b] Điểm nào nằm ngoài đường thẳng nào?

Bài 2. Sử dụng hình vẽ bài 1 và trả lời câu hỏi: Mỗi đường thẳng trong hình vẽ trên đi qua những điểm nào và không đi qua những điểm nào?

Bài 3. a] Vẽ một hình thể hiện các kí hiệu A ∈ a, B ∈ a, A ∈ b và B ∉ b;

b] Phát biểu ý nghĩa của các kí hiệu đó bằng lời “đường thẳng … đi qua [hay không đi qua] điểm”.

Bài 4. Cho hình bên.

a] Hãy đặt tên cho đường thẳng và điểm chưa có tên trên hình;

b] Xác định: Điểm nào thuộc đường thẳng nào? Diễn đạt bằng hai cách.

Bài 5. Cho hình bên, hỏi:

a] Những điểm nào trong hình vẽ có 4 đường thẳng đi qua? Hãy kể tên các điểm đó cùng với các đường thẳng đi qua nó.

b] Những điểm nào trong hình vẽ có 3 đường thẳng đi qua? Hãy kể tên các điểm đó cùng với các đường thẳng đi qua nó.

c] Những điểm nào trong hình vẽ có 2 đường thẳng đi qua? Hãy kể tên các điểm đó cùng với các đường thẳng đi qua nó.

d] Những điểm nào trong hình vẽ có 1 đường thẳng đi qua? Hãy kể tên các điểm đó cùng với các đường thẳng đi qua nó.

Bài 1. Nhìn hình vẽ ta thấy:

a] Điểm M thuộc các đường thẳng m và n, tức là M ∈ m và M ∈ n;

Điểm N thuộc các đương thẳng n và p, tức là N ∈ n và N ∈ p;

Điểm P thuộc các đường thẳng m và p, tức là P ∈ m và P ∈ p.

b] Điểm M nằm ngoài đường thẳng p, tức là M ∉ p;

Điểm N nằm ngoài đường thẳng m, tức là N ∉ m;

Điểm P nằm ngoài đường thẳng n, tức là P ∉ n.

Bài 2. Đường thẳng m đi qua M và P, không đi qua N; đường thẳng n đi qua N và M, không đi qua P; đường thẳng p đi qua P và N, không đi qua M.

b] A ∈ a nghĩa là: đường thẳng a đi qua điểm A;

A ∈ b nghĩa là: đường thẳng b đi qua điểm A;

B ∈ a nghĩa là: đường thẳng a đi qua điểm B;

B ∉ b nghĩa là: đường thẳng b không đi qua điểm B.

Ta cũng có thể phát biểu gọn lại như sau:

Đường thẳng b đi qua điểm A nhưng không đi qua điểm B; đường thẳng a đi qua cả hai điểm A và B.

Bài 4. a] Có thể điền, chẳng hạn: c là tên đường thẳng, K là tên điểm.

b] Điểm H thuộc cả ba đường thẳng a, b và c hay ba đường thẳng a, b, c cùng đi qua H.

a] Bốn đường thẳng b, c, d, e đi qua điểm A.

b] Không có điểm nào có 3 đường thẳng đi qua.

c] a và b đi qua E, a và c đi qua D, a và d đi qua c, a và e đi qua B.

Xem thêm Bài tập tuần 2 hình học 6 – 3 điểm thẳng hàng

Bài viết cùng series:

Like share và ủng hộ chúng mình nhé:

Bài tập chuyên đề: Điểm – Đường thẳng – Tia

Bài tập chuyên đề: Điểm – Đường thẳng – Tia gồm 2 phần lý thuyết và bài tập. Giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập tốt hình học 6.

Các em ôn tập lý thuyết trước, sau đó mới làm bài tập.

Lý thuyết: Ôn tập dưới dạng bài tập trắc nghiệm

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ chấm:
1, Bất cứ hình nào cũng là một tập hợp ……….
2, Người ta dùng các chữ cái ………. để đặt tên cho điểm và các chữ cái thường để đặt tên cho……………….
3, Điểm A thuộc đường thẳng d ta kí hiệu ……., điểm B …….. …………………ta kí hiệu B ∉ d
4, Khi 3 điểm M, N, P cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng………………
5, 3 điểm A, B, C không thẳng hàng khi ………
6, Trong 3 điểm thẳng hàng, có……..và chỉ……. …….nằm giữa ……… …….còn lại
7, Có ……. …..và chỉ một đường thẳng đi qua 2………. Avà B
8, Hai đường thẳng cắt nhau khi chúng có…………… chumg
9, Hai đường thẳng song song khi chúng……………………………….. nào
10, Hai đường thẳng …………………………. còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt
11, Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của………………………
12, Hình tạo bởi điểm ……….. và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm A được gọi ………. ……..gốc A
13, Hình gồm điểm O và tất cả……………………………………………….gọi là tia OM
14, Nếu điểm A nằm giữa hai điểm B và C thì hai tia AB , AC ……………, hai tia BA, BC …………………….., hai tia CA, CB ……………………..

Bài tập tự luận

Bài 1: Cho hình vẽ. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a, Điểm M thuộc các đườngthẳng nào?
b, Điểm N nằm trên đường thẳng nào? Nằm ngoài ngoài đường thẳng nào?
c, Trong bốn điểm M, N, P, Q, ba điểm nào thẳng hàng? ba điểm nào không thẳng hàng? Điểm nào giữa hai điểm còn lại
d, Có bao nhiêu đường thẳng ở hình trên , mỗi đường thẳng đó có bao nhiêu cách gọi tên e, Hãy chỉ ra các tia phân biệt gốc P có ở hình trên?
f, Hãy chỉ ra 2 tia đối nhau gốc P?
h, Hãy kể tên giao điểm của các cặp đường thẳng ?
Bài 2:Cho ba điểm A,B,C nằm trên đường thẳng a, điểm M nằm ngoài đường thẳng a. Qua 2 điểm ta vẽ được 1 đường thẳng.
a] Hỏi vẽ được bao nhiêu đường thẳng
b] Tìm giao điểm của đường thẳng a và đường thẳng MA
c] Tìm giao điểm của đường thẳng MB và MC
Bài 3: Vẽ đường thẳng xy, lấy điểm O bất kỳ trên xy rồi lấy M ∈ Ox, N ∈ Oy
a] Kể tên các tia đối nhau gốc O
b] Kể tên các tia trùng nhau gốc N; gốc M
c] Hai tia MN và Ny có là hai tia trùng nhau không? Có là hai tia đối nhau không?
d] Trong 3 điểm M, N, O điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
e] Hãy chỉ ra 2 điểm nằm cùng phìa đối với điểm M
Bài 4:Cho 5 điểm A,B,C,M,N thẳng hàng sao cho điểm C nằm giữa hai điểm A và B, điểm M nằm giữa hai điểm A và C, điểm N nằm giữa hai điểm C và B. Khi đó:
a] Tia CM trùng với tia nào ? Tại sao?
b] Tia CN trùng với tia nào tại sao?
c] Vỡ sao điểm C nằm giữa hai điểm M và N
Bài 5: Cho 4 điểm A;B;C và O. Biết hai tia OA và OB đối nhau, hai tia OA và OC trùng nhau
a] Giải thớch vỡ sao 4 điểm A,BC và O thẳng hàng
b] Nếu điểm A nằm giữa C và O thì điểm A có nằm giữa B và C không ? Vì sao?
Bài 6: Cho n điểm A1,A2,….An [ n>3] trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng, cứ qua 2 điểm ta vẽ được một đường thẳng.
a] Kể tên các đường thẳng trên hình nếu n = 5
b] Tính số đường thẳng trên hình nếu n = 20
c] Tính số đường thẳng theo n
d] Tính n nếu biết số đường thẳng kẻ được là 210
Bài 7: a] Cho 3 đường thẳng cắt nhau đôi một. hỏi có thể có bao nhiêu giao điểm trong hình vẽ?
b]Vẽ ba đường thẳng sao cho số giao điểm của 2 hoặc của 3 đường thẳng lần lượt là 0,1,2,3 BTVN
Bài 8: Cho điểm O nằm giữa hai điểm A và B, điểm I nằm giữa hai điểm O và B.
a] Nêu tên các tia đối nhau gốc O, các tia trùng nhau gốc O
b] Giải thích vì sao: O nằm giữa A và I
c] Giải thích vì sao: I nằm giữa A và B
Bài 9: Cho ba đường thẳng xx, yy, zz đồng quy tại O.
a] Kể tên các cặp tia đối nhau
b] Vẽ điểm A,B,C sao cho A thuộc tia Ox, tia OA và OB đối nhau, tia OA và OC trùng nhau. Giải thích vì sao 4 điểm A,B,C,O thẳng hàng. Nếu điểm A nằm giữa hai điểm C và O thì điểm A có nằm giữa hai điểm B và C không vì sao?
Bài 10: a] Cho n điểm phân biệt trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Qua 2 điểm ta vẽ được một đường thẳng. Có tất cả 28 đường thẳng. Tìm n?
b] Cho n điểm phân biệt trong đó có 7 điểm thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. có tất cả 190 đường thẳng . Tìm n?
c] Cho 20 đường thẳng đôi một cắt nhau và không có ba đường thẳng nào đồng quy. Hỏi có bao nhiêu giao điểm tạo thành?

Hình học 6 - Tags: điểm, đường thẳng, tia
  • Vẽ thêm yếu tố phụ để giải bài toán Hình học 6

  • Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 6 THCS Ngô Gia Tự năm học 2017 – 2018

  • Bài tập chuyên đề: Điểm nằm giữa hai điểm – Hình học 6

  • 90 bài tập ôn về đoạn thẳng – Hình học lớp 6

  • Khái niệm tia phân giác, đường phân giác của góc

  • Tính chất cộng số đo góc, hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau

  • Khái niệm góc, điểm nằm trong góc

Video liên quan

Chủ Đề