Bài tập nghiệm pháp dung nạp glucose

Nghiệm pháp dung nạp glucose là một phương pháp kiểm tra việc sử dụng đường glucose – một chất cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động sống của cơ thể. Là một trong các xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường rất hiệu quả, đặc biệt là đối với những phụ nữ đang mang thai giúp phát hiện sớm tình trạng đái tháo đường thai kỳ.

Nghiệm pháp dung nạp glucose có thể thực hiện theo 2 phương pháp: Phương pháp 1 bước [one-step strategy] hoặc Phương pháp 2 bước [two-step strategy].

Phương pháp 1 hiện đang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cho cả phụ nữ có thai và người không mang thai [bằng cách uống 75gr glucose pha trong nước, định lượng glucose huyết tương trước và sau khi uống nước đường].

  • Đối với người không mang thai: khi lượng glucose huyết tương đói trong khoảng từ 5,5 đến 6,9 mmol/L.
  • Đối với phụ nữ mang thai: nghiệm pháp dung nạp glucose được khuyến cáo để sàng lọc đái tháo đường thai kỳ cho tất cả các mẹ bầu [không bị đái tháo đường từ trước] và được thực hiện trong khoảng tuổi thai từ 24-28 tuần.

>>> Thời điểm sàng lọc đái tháo đường thai kỳ với người có nguy cơ cao

Lưu ý: Không thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose ở những người sau:

  • Người đã được xác định có mức glucose máu tăng rõ ràng và có các triệu chứng điển hình của tăng glucose máu hoặc có 2 mẫu glucose máu lúc đói ≥7 mmol/L.
  • Người suy dinh dưỡng mãn tính, người đang ốm nặng, nằm liệt giường từ 3 ngày trở lên.

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống được sử dụng ở phụ nữ mang thai giúp sàng lọc đái tháo đường thai kỳ

Để có được kết quả tốt nhất, cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Vài ngày trước khi làm nghiệm pháp, nên ăn uống bình thường và không dùng các thuốc nhóm glucocorticoid, lợi tiểuchẹn beta giao cảm, estrogen.
  • Trước khi tiến hành nghiệm pháp, cần phải nhịn ăn trong khoảng 10 – 12 tiếng, hạn chế vận động mạnh và tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Thời gian tốt nhất để thực hiện nghiệm pháp là vào buổi sáng sau khi đã được ngủ và nhịn ăn qua đêm. Trong khoảng thời gian nhịn ăn, vẫn uống nước như bình thường [chỉ nên uống nước lọc, nước đun sôi để nguội].
  • Khi đến cơ sở y tế để làm nghiệm pháp, nên ngồi nghỉ 30 phút trước khi làm nghiệm pháp.

Một mẫu máu tĩnh mạch sẽ được lấy trước khi uống nước đường để định lượng nồng độ glucose máu lúc đói [sau đây gọi là Glucose máu lần 1].

Ngay sau khi lấy mẫu máu lần 1, uống 75g glucose [hoặc 1,75 g/kg cân nặng cho đến 75g ở trẻ em] hòa tan trong 250-300ml nước, uống trong 5 phút và được yêu cầu ngồi hoặc nằm nghỉ 2 giờ.

[Điều này là quan trọng, trong thời gian 2 giờ làm nghiệm pháp, nếu như cơ thể không trong trạng thái nghỉ, sự tiêu thụ/chuyển hóa glucose sẽ rất thay đổi phụ thuộc vào mức năng lượng cần thiết cho hoạt động thể lực mà bạn thực hiện khi đó, do vậy kết quả xét nghiệm glucose máu được lấy tại các mốc thời gian trong nghiệm pháp sẽ không phản ánh đúng tình trạng “cơ bản” của cơ thể bạn.

Chính vì vậy, người bệnh hãy thu xếp thời gian để chỉ làm nghiệm pháp, không nên tranh thủ trong lúc chờ đợi lấy máu để đi khám, di chuyển hoặc làm các việc cần tiêu thụ năng lượng]; không ăn, có thể uống nước [nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội];

Lấy máu xét nghiệm glucose sau khi uống nước đường: sẽ khác nhau giữa phụ nữ mang thai và người không mang thai:

  • Đối với phụ nữ mang thai: 02 mẫu máu tĩnh mạch sẽ được lấy tại thời điểm 1h [glucose máu lần 2] và 2h [glucose máu lần 3]
  • Đối với người không có thai: 01 mẫu máu tĩnh mạch sẽ được lấy tại thời điểm 2h [Glucose máu lần 2].

Máu ngoại vi sẽ được sử dụng làm xét nghiệm đường máu

  • Chẩn đoán đái tháo đường khi nồng độ glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp lớn hơn 200 mg/dL [hay 11,1 mmol/L]
  • Chẩn đoán tiền đái tháo đường [Rối loạn dung nạp glucose]: nồng độ glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ từ 140-199 mg/dL [hay 7,8- 11,1 mmol/L]

Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi có từ 1 nồng độ glucose huyết tương ở mức như sau:

  • Glucose lần 1 [Lúc đói] ≥ 5.3 mmol/L
  • Glucose lần 2 [sau 1 h] ≥ 10.1 mmol/L
  • Glucose lần 3 [sau 1 h] ≥ 8.6 mmol/L

Cần tư vấn liên hệ qua số hotline 096.3761115 – 0978805115 của bệnh viện để được tư vấn tốt nhất.

     

NGHIỆM PHÁP TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT GIÚP ÍCH ĐIỀU GÌ CHO BẠN? Nguồn: BS Lê Thị Hạnh

-----------------------------------

Bệnh viện ĐA KHOA THÀNH PHỐ sẽ triển khai làm nghiệm pháp GLUCOSE từ ngày 6/10/2020. Hãy đến với chúng tôi để được bảo vệ một cách tối ưu.

Nghiệm pháp dung nạp Glucose là gì?

- Nghiệm pháp dung nạp glucose là một xét nghiệm hữu ích và quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Đặc biệt là đối với những phụ nữ đang mang thai, giúp phát hiện sớm tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Qua đó hạn chế tối đa những nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa có tốc độ gia tăng rất nhanh. Biến chứng của bệnh đến rất sớm ngay cả trước thời điểm chẩn đoán. Bệnh cần được chẩn đoán sớm, điều trị sớm để hạn chế biến chứng, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Nghiệm pháp tăng đường huyết là nghiệm pháp an toàn, dễ thực hiện giúp người bệnh sớm được phát hiện bệnh đặc biệt là phụ nữ có thai có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ.

Những đối tượng cần làm nghiệm pháp:

Có một trong các yếu tố nguy cơ sau:

1. BMI ≥ 25 Kg/m2, hoặc vòng eo ≥ 90 cm ở nam; ≥ 80 cm ở nữ

2. Tiền sử gia đình thế hệ thứ nhất bị đái tháo đường: bố, me, anh, chị, em ruột.

3. Thuộc chủng tộc có nguy cơ cao: châu Á

4. Có tiền sử đái tháo đường thai kỳ hoặc tiền sử sinh con cân nặng ≥ 4 kg

6. HDL-c < 0,9 mmol/l; và hoặc Triglycerit > 2,82 mol/l.

7. Hội chứng buồng trứng đa nang

8. Ở lần khám trước có rối loạn dung nạp glucose sau làm nghiệm pháp, rối loạn dung nạp Glucose lúc đói.

9. Có tiền sử mắc bệnh lý tim mạch

Phương pháp làm nghiệm pháp

1. Để có kết quả tốt cần tôn trọng các điều kiện sau đây:

- Trong 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp bệnh nhân phải ăn một khẩu phần giàu carbonhydrat [ khoảng 150-200 gram mối ngày]. Sau đó nhịn ăn ít nhất 8- 14 giờ trước khi làm nghiệm pháp. Không uống rượu và hút thuốc lá trước 3 ngày và trong quá trình tiến hành nghiệm pháp.

- Nếu đái tháo đường đã đạt đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bằng đường huyết đói thì không cần làm thêm nghiệm pháp này.

- Không thực hiện nghiêm pháp khi có bệnh cấp tính: nhiễm trùng, hôn mê, stress.

- Kết quả có thể bị dương tính giả khi dùng các loại thuốc như: glucocorticoid, thiazid, ức chế bêta, bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, bị nhiễm trùng, bị chấn thương tâm lý.

- Không vận động quá sức trước khi thực hiện nghiệm pháp.

2. Các bước tiến hành nghiệm pháp:

2.1. Với người bình thường:

a. Bước 1: làm đường huyết tĩnh mạch khi đói [ M0]

b. Bước 2: Cho bệnh nhân uống cốc nước đã pha 75g Glucose + 250ml nước đun sôi để nguội, uống trong vòng 5 phút

c. Bước 3: Làm đường huyết tĩnh mạch lần 2 sau uống 2giờ [M2]

2.2. Đối với phụ nữ có thai [Nghiệp pháp với 75g đường Glucose]

d. Bước 1: làm đường huyết tĩnh mạch khi đói

e. Bước 2: uống 75 g Glucose + 250 ml nước

f. Bước 3: làm đường huyết tĩnh mạch sau uống Glucose 1 giờ và 2 giờ

3. Đánh giá kết quả nghiệm pháp

- Bình thường khi Glucose máu 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp < 7,8 mmol/l.

- Rối loạn dung nạp glucose khi 7,8 ≤ Glucose 2 giờ sau làm NP < 11,1 mmol/l.

- Chẩn đoán đái tháo đường khi: Glucose 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp ≥ 11,1 mmol/l.

- Chẩn đoán ĐTĐ khi có trên 2 trong 3 giá trị sau:

- Chẩn đoán rối loạn dụng nạp glucose khi có 1 trong 3 giá trị trên

Những lưu ý khi làm nghiệm pháp

Các tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình làm nghiệm pháp: Khi làm nghiệm pháp có thể gặp các tác dụng phụ như đau đầu, đau dạ dày, buồn nôn kể từ khi uống cốc nước đường. Các triệu chứng này sẽ dịu dần trong quá trình làm nghiệm pháp.

----------------------------

Bệnh viện ĐA KHOA THÀNH PHỐ THANH HÓA

Địa chỉ: Số 140- Trường Thi- P.Trường Thi- TPTH

Website: benhviendktpthanhhoa.vn

Video liên quan

Chủ Đề