Những loại thuốc kháng sinh trị ho có đờm

Tôi bị ho có đờm cả tuần nay, sử dụng các loại mật ong chanh đào, tỏi, húng chanh… mà vẫn không khỏi. Vậy tôi phải dùng thuốc gì để điều trị ho có đờm cho hiệu quả? Và xin cho tôi biết đơn thuốc, tên thuốc cùng với liều lượng dùng với! Xin cảm ơn.

Chào bạn,

Để trả lời cho câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Ho có đờm là gì?

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống các dị vật trong đường hô hấp ra bên ngoài. Đờm là chất tiết của đường hô hấp bao gồm chất nhầy, dịch rỉ viêm, tế bào viêm, và các tác nhân gây bệnh như bụi bẩn, vi khuẩn, virus.... Các chất này được tiết ra từ các vị trí như hốc mũi, các xoang hàm trán, họng, phế nang, khí phế quản... khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Ho có đờm thường là biểu hiện, triệu chứng của các bệnh lý như viêm họng, viêm mũi, viêm  thanh quản, viêm phổi... thường gặp nhất là ở tình trạng viêm họng cấp. Nếu ho có đờm kéo dài trên 3 ngày hoặc bị kèm theo các triệu chứng như nôn mửa, tức ngực khó thở... thì người bệnh nên đi thăm khám và sử dụng thuốc điều trị để tránh các biến chứng xảy ra.

Việc xin đơn thuốc điều trị ho có đờm kéo dài không qua thăm khám

Với tình trạng bệnh ho có đờm kéo dài cả tuần nay của bạn thì việc điều trị bằng thuốc là cần thiết. Tuy nhiên nếu bạn tự mua đơn thuốc điều trị ho có đờm mà chưa qua thăm khám sẽ dẫn đến việc dùng không đúng thuốc, triệu chứng ho có đờm của bạn có thể không được điều trị triệt để mà còn gặp phải những tác dụng phụ như:

  • Kháng thuốc: bệnh nhân viêm họng lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc khiến cho việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Phải thay đổi thuốc mới đem lại hiệu quả.
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, nghiêm trọng hơn có thể là gây sốt, nước tiểu sẫm màu, lú lẫn,….
  • Rối loạn tiêu hóa: bất kỳ một loại thuốc đặc biệt là kháng sinh khi được đưa vào cơ thể đều gây ra sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại; gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này nhẹ thì có thể tự khỏi được; nhưng nếu nặng sẽ gây viêm đại tràng giả mạc, viêm kết tràng,… cần phải điều trị kịp thời.
  • Giảm sức đề kháng: khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng nhiềusẽ  khiến cho sức đề kháng của cơ thể ngày càng kém, dễ bị mắc bệnh.
  • Ảnh hưởng đến thai nhi: Trong thời gian thai kì, đặc biệt 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu bị bệnh thì tuyệt đối không được uống thuốc chữa viêm họng; tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như gây dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Chính vì vậy tuyệt đối không tự ý mua hoặc xin đơn thuốc của người khác để áp dụng cho bản thân. Mỗi người bệnh, mỗi triệu chứng và cơ địa của từng người khác nhau sẽ có những đơn thuốc khác nhau.

Ho có đờm kéo dài uống thuốc gì?

Đối với ho có đờm thường không nên dùng các loại thuốc điều trị ho mà nên dùng các loại thuốc long đờm, tiêu đờm để làm sạch đường thông khí. Các loại thuốc có thể có trong đơn kê của bác sĩ là:

Thuốc long đờm

Có tác dụng giúp làm tăng bài tiết dịch nhầy, loãng đờm, bảo vệ niêm mạc chống lại các tác nhân kích thích và cho phép loại trừ chúng được dễ dàng. Các thuốc long đờm thường sử dụng: guaifenesin, ammoni clorid, ipeca, terpin. Thuốc thường sử dụng dưới dạng siro, viên uống, cốm. Tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng các thuốc này bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, phát ban...

Thuốc tiêu đờm

Giúp phá vỡ, cắt đứt các cầu nối disulfit S-S của các sợi mucopolysaccharid, làm giảm độ quánh của đờm ở phổi giúp tạo thuận lợi để tống đờm ra ngoài bằng phản xạ ho. Ngoài ra, khi điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, thuốc làm tăng sự xâm nhập của một số kháng sinh vào dịch bài tiết phế quản, tăng đáp ứng với kháng sinh. Các thuốc tiêu đờm thường sử dụng như bromhexin, acetylcystein, ambroxol, carbocistein, erdostein. Tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng các thuốc này là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, phát ban, tức ngực.

Đọc thêm: Thuốc điều trị ho trong Tây y

Đơn thuốc điều trị ho có đờm tham khảo

Đây là đơn thuốc được kê dùng trong điều  trị ho có đờm. Tuy nhiên đơn thuốc này chỉ dùng để tham khảo, không dùng để mua tự ý sử dụng. Tất cả các đơn thuốc muốn được sử dụng cần qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

  • Amoxicillin 500 mg x 20 viên. Ngày uống 2 lần x 2 viên.
  • Acetycystein 200 mg x 20 viên. Ngày uống 2 lần x 2 viên.
  • Alphachimotrypsin 4200 IU x 30 viên. Ngày uống 3 lần x 2 viên.
  • Dorithricin x 30 viên. Ngày ngậm 3-4 viên.
  • Multivitamins x 10 viên. Ngày uống 1 viên [sau ăn].

Lưu ý khi dùng thuốc trị ho có đờm

Dưới đây là một số lưu ý cần thiết khi sử dụng thuốc điều trị ho có đờm:

  • Cần xác định nguyên nhân gây bệnh và loại trừ nguyên nhân. Các loại thuốc long đờm, tiêu đờm chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong điều trị ho có đờm, tránh lạm dụng và sử dụng bừa bãi.
  • Không nên dùng thuốc trong trường hợp ho mạn tính, trong trường hợp này việc tăng tiết dịch làm tăng phản xạ ho.
  • Tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà thời gian điều trị khác nhau. Thông thường từ 3 -5 ngày. Nếu ho kéo dài trên 1 tuần, tái phát hoặc đi kèm sốt, phát ban hoặc đau đầu dai dẳng cần thăm khám lại.
  • Không dùng phối hợp một thuốc giảm ho với một thuốc làm long đờm. Do tác dụng ức chế ho nên thuốc giảm ho gây khó khăn cho mục đích của thuốc long đờm.
  • Không nên dùng các thuốc kháng histamin vì chúng có khuynh hướng làm khô đờm và làm đờm đọng lại trong phổi có thể gây ho kéo dài và làm cho bệnh trầm trọng hơn.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ có thai khi muốn dùng thuốc cần theo chỉ định và đơn thuốc của bác sĩ.

Bên cạnh đó người bệnh có thể sử dụng các biện pháp như xông hơi, uống nhiều nước, tắm nước ấm để làm loãng đờm giúp ho dễ khạc đờm hơn. Tuyệt đối không nên hút thuốc khi bị ho.

Hi vọng với giải đáp trên đã giúp bạn hiểu được và gỡ được thắc mắc. Nếu bạn có câu hỏi hay bất kì thắc mắc nào, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ. Chúc bạn mau khỏe!

Bài viết tham khảo thêm:

  • Ăn gì tiêu đờm hết ho
  • Chữa ho có đờm về đêm
  • Ho có đờm ngậm chanh, muối 

Khi bị ho, nhiều người lập tức đi thuốc kháng sinh về sử dụng mà không biết rằng không phải trường hợp nào bị ho cũng cần dùng đến loại thuốc này. Thuốc kháng sinh trị ho nên dùng khi nào? Uống loại thuốc nào cho hiệu quả nhanh? Dưới đây là một số điều bạn cần biết khi điều trị ho bằng thuốc kháng sinh.

Ho là một phản xạ bình thường của cơ thể xảy ra một cách đột ngột khi niêm mạc họng bị kích thích. Hành động này có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, dị vật, các chất bài tiết hay vi khuẩn, virus bán trong đường hô hấp ra ngoài.

Bất cứ ai cũng có thể bị ho ít nhất một vài lần trong đời. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng triệu chứng ho kéo dài sẽ mang lại không ít sự khó chịu, thậm chí ho quá nhiều còn khiến cho cổ họng của bạn bị đau rát, cơ thể mệt mỏi, không thể tập trung làm việc. Đặc biệt, đây còn là triệu chứng cảnh báo rất nhiều vấn đề đang xảy ra với đường hô hấp của bạn, thường gặp nhất là các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm xoang hay viêm phổi…

Thuốc kháng sinh trị ho được sử dụng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn

Để trị ho, nhiều người tự ý mua thuốc kháng sinh về sử dụng một cách bừa bãi mà không biết rằng loại thuốc này chỉ có tác dụng đối với một số trường hợp nhất định. Về bản chất, thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nên chỉ được sử dụng cho các trường hợp bị ho có liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn ở đường hô hấp.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn ho như thay đổi thời tiết, niêm mạc họng khô, hít phải bụi bẩn hay khói thuốc hoặc ho do dị ứng, do nhiễm trùng virus, vi khuẩn ở đường hô hấp… Không phải trường hợp nào bị ho dùng thuốc kháng sinh cũng thuyên giảm. Loại thuốc này cũng không có tác dụng đối với người bị ho do virus.

Chính vì vậy, khi có dấu hiệu bị ho, bạn nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân gây ho. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả chẩn đoán để kê đơn thuốc điều trị hiệu quả cho bạn.

Các loại thuốc kháng sinh trị ho trên thị trường được phân thành nhiều nhóm khác nhau như thuốc nhóm Beta-lactam, Macrolid, Phenicol hay thuốc kháng sinh nhóm Aminoglycosid. Mỗi loại thuốc nhạy cảm với các loại vi khuẩn gây bệnh nhất định. Việc lựa chọn được loại thuốc kháng sinh phù hợp và sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn giảm ho nhanh hơn.

Thuốc kháng sinh trị ho được bào chế dưới nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể được chỉ định điều trị ho bằng thuốc uống hay thuốc tiêm tùy theo mức độ ho và nguyên nhân gây ho. Dưới đây là một số loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi.

Thuốc kháng sinh Penicillin thường được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bị ho do viêm họng hoặc ho gà. Thuốc có tác dụng ức chế tốt đối với nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp và chủ yếu được chỉ định cho người lớn bị ho nặng.

Penicillin là thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị ho

Penicillin được bào chế dưới hai hình thức gồm thuốc dạng tiêm là Penicillin.G và thuốc dạng uống là Penicillin.V. Chúng đều có tác dụng toàn thân nhưng thuốc dạng tiêm cho tác dụng nhanh và mạnh hơn.

Chống chỉ định dùng thuốc Penicillin để trị ho cho các trường hợp bị hen suyễn, mắc bệnh thận, có tiền sử bị rối loạn đông máu hoặc người bị dị ứng với thành phần của thuốc. Trong quá trình điều trị, bạn nên chú ý theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như đau bao tử, nổi mề đay, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn hoặc nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ.

Cách sử dụng thuốc:

  • Liều lượng : Uống 125-250mg mỗi lần
  • Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc nên cách nhau ít nhất từ 7 – 8 tiếng.

Amoxicillin nằm trong nhóm thuốc kháng sinh Penicillin. Loại thuốc này có thể giúp giảm ho, cải thiện các triệu chứng liên quan đến tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc Amoxicillin có thể được chỉ định cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên các trường hợp bị dị ứng với thành phần của thuốc hoặc quá mẫn với các thuốc thuộc nhóm Beta-lactam thì không nên dùng loại thuốc này.

Tương tự như nhiều loại thuốc kháng sinh trị ho khác, thuốc Amoxicillin cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Thường gặp nhất là tình trạng tiêu chảy, chóng mặt, nổi mề đay. Một số ít trường hợp bị buồn nôn, chóng mặt, viêm gan hoặc co giật.

Cách sử dụng:

Liều dùng thuốc Amoxicillin được tính toán dựa trên cân nặng của bệnh nhân. Cụ thể:

  • Trẻ em < 14kg: Mỗi ngày uống 20 – 50mg, chia 2 – 3 lần dùng
  • Trẻ > 40kg và người lớn: Mỗi ngày uống 750mg-3g, chia đều làm 2 – 3 lần uống tùy theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để giảm ho do nhiễm khuẩn, bạn cũng có thể dùng thuốc kháng sinh Azithromycin. Thuốc hoạt động mạnh mẽ trong việc ức chế quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp, qua đó kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, giảm ho và các triệu chứng khó chịu khác đi kèm.

Thuốc kháng sinh Azithromycin có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây ho

Thuốc Azithromycin có thể được chỉ định để trị ho do mắc các bệnh lý như viêm amidan, viêm phế quản cấp hay viêm phổi. Thuốc không thích hợp cho trẻ dưới 2 tuổi và chống chỉ định tuyệt đối với các trường hợp có tiền sử quá mẫn với thành phần thuốc.

 Trong thời gian điều trị ho bằng thuốc kháng sinh Azithromycin, bạn nên thận trọng bởi thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như giảm vị giác, chán ăn, chóng mặt, âm đạo ngứa ngáy, đau bụng, tăng nhịp tim… Cần ngưng uống thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ điều trị nếu bạn gặp bất cứ tác dụng phụ nào gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Liều dùng được khuyến cáo:

  • Trẻ em: Mỗi lần uống 12mg. Thời gian điều trị bằng thuốc tối đa là 5 ngày
  • Người trưởng thành: Liều dùng trong ngày đầu điều trị là 50mg. Bắt đầu từ ngày thứ 2 liều lượng giảm xuống còn 250mg.

Thuốc kháng sinh Erythromycin nhạy cảm với các loại vi khuẩn gram âm, khuẩn gram dương gây bệnh ở đường hô hấp. Chính vì vậy mà loại thuốc này thường được sử dụng trong đơn thuốc trị ho cho bệnh nhân.

Erythromycin được dùng phổ biến theo đường uống. Các trường hợp có biểu hiện thiếu máu, rối loạn điện giải hoặc đang mắc các bệnh lý về tim mạch không nên sử dụng. Một số báo cáo cho thấy, thuốc Erythromycin có thể gây ra các tác dụng phụ như mắc ói, tim đập nhanh, đại tiện lỏng, nổi mề đay mẩn ngứa, vàng da, khó thở.

Cách sử dụng thuốc:

  • Trẻ em: Mỗi ngày uống 20-50mg/kg trọng lượng cơ thể
  • Người trưởng thành: Mỗi ngày uống 250-800mg nếu bị ho nhẹ. Trường hợp bị ho do nhiễm trùng đường hô hấp nặng thì có thể tăng liều lên tối đa 1 – 4g mỗi ngày.

Clarithromycin là thuốc nhóm kháng sinh macrolide. Loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp bị ho do viêm họng cấp và mãn tính, viêm phổi hay viêm phế quản do nhiễm khuẩn.

Clarithromycin là thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn cho những người bị ho

Khi được hấp thu, thành phần của thuốc Clarithromycin sẽ phát huy tác dụng diệt khuẩn gây bệnh. Điều này có thể giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, phù nề, tiết dịch ở đường hô hấp, giúp người bệnh bớt ho, đau họng.

Thuốc kháng sinh trị ho Clarithromycin không an toàn đối với trẻ em dưới 6 tuổi, bà bầu, người đang cho con bú, bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim hoặc dị ứng với thành phần của thuốc. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi bạn điều trị bằng thuốc Clarithromycin như vàng da, đau vùng bụng phía trên hoặc nổi phát ban ngứa ngoài da.

Cách sử dụng:

  • Trẻ từ 6 – dưới 12 tuổi: Dùng 7,5mg/kg. Ngày uống 2 lần. Liệu trình điều trị khoảng 10 ngày
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần uống 25mg x 2 lần/ngày trong 10 ngày liên tục.

Cephalexin cũng nằm trong danh sách các loại thuốc kháng sinh trị ho thường được sử dụng. Loại thuốc này được xếp vào nhóm kháng sinh Beta-lactam. Thuốc hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây  nhiễm trùng đường hô hấp, qua đó giúp giảm ho và cải thiện dần các triệu chứng khác có liên quan.

Thuốc Cephalexin không được khuyến cáo sử dụng cho người có vấn đề về dạ dày, đường ruột, bệnh nhân bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm chức năng thận. Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng thuốc đúng theo liều lượng và thời gian được khuyến cáo trong đơn nhằm hạn chế phát sinh các tác dụng phụ ngoài ý muốn như đại tiện lỏng, chống mặt, nổi mề đay, sưng môi, lưỡi…

Liều dùng:

  • Trẻ < 5 tuổi: Mỗi lần uống 125mg x 3 lần/ngày
  • Trẻ từ 5 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 250mg x 3 lần/ngày
  • Trẻ > 12 tuổi và người lớn: Mỗi lần uống 500mg x 3 lần/ngày

Thuốc kháng sinh mặc dù đáp ứng tốt đối với các trường hợp bị ho do nhiễm khuẩn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe. Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng đồng thời có thể giết chết lợi khuẩn có ích sống trong đường ruột. Khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, bạn rất dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn hoặc thậm chí bị xuất huyết tiêu hóa và nhiều vấn đề khác ở đường ruột.

Dùng thuốc kháng sinh trị ho kéo dài có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Thêm vào đó, việc lạm dụng thuốc kháng sinh bừa bãi không không cần thiết hoặc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây suy giảm sức đề kháng và dẫn đến lờn thuốc. Việc kháng kháng sinh có thể gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh sau này.

Để nhanh hết ho và giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ ngoài ý muốn, khi dùng thuốc kháng sinh trị ho bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây ho trước khi dùng thuốc. Chỉ các trường hợp bị ho do nhiễm khuẩn mới cân nhắc điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Thuốc kháng sinh là thuốc kê đơn. Bạn chỉ nên dùng loại thuốc này khi được bác sĩ chỉ định. Tránh tự ý ra ngoài tiệm thuốc tây mua về uống theo đơn thuốc cũ.
  • Uống thuốc đúng liều lượng và đủ liệu trình được khuyến cáo. Không tự ý tăng, giảm liều hoặc ngừng uống kháng sinh khi chưa hết liệu trình dẫn đến hiện tượng lờn thuốc.
  • Hầu hết các loại thuốc kháng sinh trị ho đều được chỉ định dùng sau khi ăn no để hạn chế tác hại lên đường tiêu hóa. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trong đơn và uống thuốc đúng thời điểm được chỉ định.
  • Trong thời gian trị ho bằng thuốc kháng sinh, người bệnh nên bổ sung thêm men tiêu hóa hoặc ăn sữa chua để cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột. Tuy nhiên, cần dùng các sản phẩm này cách thời điểm uống thuốc kháng sinh ít nhất 2 tiếng.

Bạn nên tham khảo thêm

Video liên quan

Chủ Đề