Làm mũi bao lâu thì đẹp

Nâng mũi là kỹ thuật làm đẹp được nhiều người lựa chọn nhằm sở hữu chiếc mũi cân xứng, cao thẳng, cải thiện diện mạo. Thời gian nâng mũi được thực hiện trong bao lâu tùy thuộc vào từng dịch vụ phẫu thuật và cách bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc sau phẫu thuật.

1. Giải đáp: Phẫu thuật nâng mũi mất bao lâu?

Theo chia sẻ từ các bác sĩ thẩm mỹ thời gian nâng mũi kéo dài từ 60-150 phút tùy theo từng dịch vụ và kỹ thuật áp dụng. Sau khi kết thúc phẫu thuật, người bệnh sẽ có một chiếc mũi hoàn toàn khác biệt so với ban đầu, mang lại diện mạo xinh đẹp.

Với công nghệ hiện đại ngày nay, phẫu thuật mũi được tiến hành chính xác, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.

Thời gian nâng mũi kéo dài từ 6-150 phút tùy từng dịch vụ

2. Chi tiết thời gian phẫu thuật nâng mũi với từng dịch vụ

Dưới đây là thời gian phẫu thuật mũi cụ thể đối với từng dịch vụ:

2.1 Nâng mũi bọc sụn Hàn Quốc

Ca phẫu thuật nâng mũi bọc sụn sẽ tiến hành trong khoảng 60 phút. Kết quả, người bệnh được sở hữu dáng mũi thanh tú, thon gọn, hài hòa với đường nét gương mặt. Kỹ thuật này sử dụng chất liệu sụn sinh học định hình cao cấp để nâng cao sống mũi. Sau thời gian đo vẽ và cắt gọt, chất liệu độn cùng sụn nâng mũi sẽ được đưa vào bên trong khoang mũi, làm nhiệm vụ nâng cao sống mũi.

2.2 Thời gian nâng mũi bọc sụn

60 phút là thời gian thực hiện nâng mũi bọc sụn. Bác sĩ sẽ lấy sụn tự thân [thường là sụn vành tai], đóng kín vùng sụn, sau đó dùng sụn sinh học định hình để nâng cao sống mũi. Đồng thời, lấy sụn tự thân để bao bọc đầu mũi. Mũi không những cao xinh mà còn không lộ sống mũi và đỏ bóng đầu mũi.

2.3 Nâng mũi S line 3D

Nâng mũi S-line 3D có thời gian thực hiện từ 45-60 phút. Đây là phương pháp được nhiều chị em ưa chuộng hiện nay. Ứng dụng kỹ thuật 3D tiên tiến, mô phỏng dáng mũi mới, khách hàng được xem trước được kết quả thẩm mỹ, bác sĩ tiến hành chính xác, hạn chế cắt rạch và xâm lấn, tránh gây tổn thương không đáng có.

2.4 Nâng mũi cấu trúc 4D

Nâng mũi cấu trúc tiến hành trong thời gian từ 120-150 phút, giúp khắc phục những khuyết điểm của mũi như thấp, lệch, vẹo, đầu mũi to, cánh mũi rộng, mũi quá dài… đem lại dáng mũi hoàn mỹ đến từng chi tiết.

3. Các giai đoạn sau phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi

Nâng mũi là cả một quá trình, không phải chỉ ngày 1, ngày 2. Do đó, sau thẩm mỹ mũi, quá trình phục hồi sẽ kéo dài theo từng giai đoạn sau:

3.1 7 ngày sau nâng mũi

Lúc này mũi đã dần ổn định, vết mổ đã tương đối lành, tình trạng sưng bầm tím cũng chấm dứt. Người bệnh cần quay lại bệnh viện để cắt chỉ và tái khám.

3.2 Nâng mũi sau 10 ngày

Nâng mũi sau 10 ngày, mũi đã hết sưng và cảm giác đau hoàn toàn biến mất. Trong thời gian này, người bệnh cần chú ý chăm sóc cẩn thận theo chỉ dẫn của bác sĩ thẩm mỹ và kiêng cữ thật cẩn thận nhằm tránh biến chứng xảy ra trong quá trình phục hồi vết thương.

3.3 Nâng mũi sau 2 tuần

Thông thường khoảng 10 ngày sau nâng mũi, người bệnh đã cắt chỉ, tháo băng nẹp và có thể dừng uống các loại thuốc giảm sưng đau. Thế nhưng không phải vì thế mà người bệnh “bung lụa” hoàn toàn với chiếc mũi.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nằm ngủ trong tư thế đầu hướng lên trên. Không sờ nắn hoặc tác động mạnh lên vùng mũi, kiêng một số loại thực phẩm để lại sẹo: Thịt gà, rau muống, xôi… các đồ ăn cay nóng hay đồ uống có chứa cồn.

3.4 Thời gian nâng mũi 1 tháng đã ổn định chưa

Nâng mũi sau 1 tháng, dáng mũi đã tương đối ổn định và vào form. Tuy nhiên, tùy từng cơ địa của mỗi người và tác động từ nhiều yếu tố khác mà dáng mũi sau 1 tháng sẽ có sự khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần chọn đúng cơ sở thẩm mỹ uy tín và phương pháp phù hợp để tăng hiệu quả.

3.5 Nâng mũi 2 tháng đã ổn định chưa

Thời gian này mũi đang trong quá trình ổn định, sụn sống mũi bắt đầu làm quen được với các mô mềm trong mũi. Tuy nhiên, người bệnh cần kiêng khem đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về tránh va đập, vệ sinh, chế độ ăn uống phù hợp. Đừng quá lo lắng nâng mũi 2 tháng đã ổn định chưa?

3.6 Nâng mũi 3 tháng bị đỏ đầu mũi

Tình trạng nâng mũi 3 tháng bị đỏ đầu mũi là biến chứng thường gặp của những ca nâng mũi, nguyên nhân là do da bị căng quá mức [do đặt song] nên không đủ máu nuôi. Lúc này, cơ thể được bù đắp bằng cách tăng số lượng mạch máu đến vùng da đó, khiến da đầu mũi đỏ lên. Người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức để có phương pháp khắc phục phù hợp.

3.7 Nâng mũi 7 tháng đã ổn định chưa

Thời gian nâng mũi tính đến tháng thứ 7 chiếc mũi đã vào form tự nhiên và đẹp như mong muốn. Người bệnh có thể vặn vẹo mũi thoải mái như mũi thật mà không lo ảnh hưởng đến sống mũi.

Nâng mũi sau 7 tháng là thời gian đã ổn định

4. Ăn gì sau nâng mũi

Bên cạnh việc nghỉ dưỡng, uống thuốc theo đơn chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống để quá trình phục hồi nhanh hơn. Với thắc mắc ăn gì sau nâng mũi của đa số người bệnh, bác sĩ thẩm mỹ chỉ ra một số loại thực phẩm dưới đây:

4.1 Các loại ngũ cốc nâng cao sức khỏe

Yến mạch, đậu xanh, gạo lứt, đậu đỏ… là những thực phẩm cần bổ sung sau khi nâng mũi. Các loại ngũ cốc này rất tốt với vết thương hở, giúp vết thương nhanh lành và nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó, một số món ăn từ ngũ cốc có kết cấu khá mềm, dễ nhai và không gây ảnh hưởng đến vùng phẫu thuật.

4.2 Thực phẩm chứa vitamin C, E hạn chế thâm sẹo

Vitamin C có tác dụng thúc đẩy quá trình liền thương, hạn chế tình trạng thâm sẹo. Trong khi đó, vitamin E có tác dụng làm dịu sưng viêm, ngăn ngừa hình thành sẹo.

Một số loại thực phẩm giàu vitamin C, E được khuyên dùng như: rau cải xanh, hạt dẻ, dâu tây, cam, quýt, bưởi, quả bơ,…

4.3 Thịt lợn tăng tốc độ lành thương

Không chỉ lành tính, thịt lợn còn hỗ trợ quá trình tái tạo mô, tăng tốc độ lành vết thương. Thành phần sắt trong thịt lợn có tác dụng giúp sản sinh các tế bào mới. Ngoài ra, collagen có trong bì lợn còn là thành phần quan trọng trong quá trình ổn định cấu trúc mũi, hồi phục vết thương.

4.4 Các loại rau củ hỗ trợ quá trình đông máu

Trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật nâng mũi, người bệnh cần bổ sung thêm các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, củ cải trắng, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh, ớt chuông… vào chế độ ăn hằng ngày. Các loại thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ giúp vết thương nhanh lành, quá trình đông máu nhanh hơn.

4.5 Các loại quả mọng tốt cho quá trình phục hồi

Mâm xôi, nho, lựu, việt quất, dâu tây,… rất tốt cho quá trình phục hồi sau nâng mũi. Những loại quả này chứa axit amin, vitamin, nước và khoáng chất, cung cấp chất dinh dưỡng, kháng viêm, thúc đẩy quá trình lành thương, liền sẹo.

4.6 Thực phẩm lợi khuẩn giúp vết thương nhanh liền

Các loại thực phẩm chứa nhiều men vi sinh như sữa chua giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, phục hồi thể trạng của người bệnh, ngăn chặn vi khuẩn có hại và giúp vết thương nhanh liền.

4.7 Chất béo tốt tăng cường miễn dịch

Chất béo từ thực vật và dầu cá giúp thúc đẩy hấp thụ vitamin, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nhiễm trùng. Đây là những thực phẩm không thể thiếu với người bệnh sau nâng mũi.

4.8 Uống đủ tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày

Sau phẫu thuật nâng mũi, người bệnh cần bổ sung đầy đủ nước để thúc đẩy vết thương nhanh lành, giảm hiện tượng nóng rát, sưng đỏ ở vùng mũi.

Uống đủ 2 lít nước sau nâng mũi để nhanh hồi phục

Thời gian nâng mũi cho từng dịch vụ có sự khác nhau, người bệnh cần cân nhắc lựa chọn phù hợp và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để vết thương nhanh chóng lành lại, mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ tối đa, thay đổi diện mạo gương mặt.

CÁC TIN LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ Đề