Sữa mẹ bé uống thừa để được bao lâu

0463 289 308 Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7 Giờ làm việc 8:00 - 17:00

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bé phát triển và tăng sức miễn dịch. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con bú trực tiếp mà cần vắt sữa cho con. Vậy sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Bảo quản sữa mẹ như thế nào để giữ nguyên dưỡng chất?

1. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Trong sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Trong đó có khá nhiều đường, gồm cả dạng đường đơn và đường đôi. Đường trong sữa mẹ giúp trẻ dễ hấp thu hơn, song cũng dễ lên men, nhanh bị biến chất khi để ngoài môi trường.

Đạm cũng là thành phần chứa nhiều sữa sữa mẹ, gồm đa dạng các loại acid amin. Loại đạm này cũng rất phù hợp, dễ hấp thụ với cơ thể trẻ, song cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Sữa mẹ để ngoài môi trường quá lâu có nguy cơ bị biến chất, mất chất, nếu bé uống vào có thể bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Theo WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến cáo về việc lưu giữ sữa mẹ sau khi vắt như sau:

- Nếu sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C giữ được 6 giờ đến 8 giờ.

- Nếu để ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 4 độ C giữ được từ 3 đến 5 ngày, nếu để ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng.

- Khi lưu trữ trong tủ đông lạnh riêng biệt ở tủ đông chuyên biệt < -18 độ C, có thể bảo quản đến tận 6 tháng.

Trước khi cho trẻ ăn làm ấm sữa, không đun sôi, không dùng lò vi sóng,...

Trữ sữa đông là cách bảo quản sữa mẹ khá phổ biến

Như vậy, sữa mẹ có thể bảo quản sử dụng được khá lâu nếu biết bảo quản đúng cách.

2. Hướng dẫn vắt sữa mẹ và bảo quản đúng cách

2.1. Cách vắt sữa mẹ để lưu trữ

Trữ sữa mẹ nên được thực hiện trong các túi lưu trữ hoặc chai làm từ thủy tinh, nhựa không chứa BPA. Khi vắt sữa mẹ để trữ cần lưu ý:

- Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng sữa, tay và bầu vú mẹ trước khi vắt.

- Nên vắt thành các chai nhỏ đủ một bữa uống của trẻ, tránh lãng phí.

- Sữa vắt ra cần làm lạnh ngay.

- Không trữ đông lại phần sữa trẻ uống dư.

- Không hòa chung sữa đã trữ đông với sữa mới vắt.

Việc vắt sữa trữ nhiều mỗi ngày có thể khiến mẹ thiếu sữa, không đủ cung cấp cho trẻ bú. Vì thế, mẹ không nên cố ép sữa, cần nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tạo sữa tự nhiên, an toàn.

2.2. Cách vệ sinh dụng cụ hút sữa và đựng sữa

Trước mỗi lần sử dụng, mẹ đều phải vệ sinh sạch sẽ cả dụng cụ hút sữa lẫn đựng sữa như sau:

- Dùng chổi và miếng cọ rửa chuyên dụng vệ sinh sạch.

- Rửa qua dụng cụ hút sữa và đựng sữa bằng nước lạnh.

- Lau rửa kỹ lại phần đáy và các góc kẽ nhỏ.

- Để ráo tự nhiên.

- Tiệt trùng lại bằng nước sôi.

2.3. Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Thông thường, mẹ sẽ vắt sữa thành nhiều bình mỗi lần trữ trong tủ lạnh dùng dần. Do đó, mẹ nên dán nhãn cho mỗi chai sữa để tiện quản lý, theo dõi dễ dàng hơn, bao gồm các thông tin như:

- Ngày vắt.

- Đánh số thứ tự sử dụng.

- Bao nhiêu ml.

- Có thể có hướng dẫn rã đông nếu cần thiết.

Nên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ trước khi hút sữa

3. Hướng dẫn rã đông và sử dụng sữa mẹ đúng cách

3.1. Sử dụng sữa mẹ sau khi vắt

Nếu vắt sữa mẹ để bé sử dụng trong 1 vài giờ thì không nhất thiết phải bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Mẹ nên trữ sữa vào các chai sạch, có thể thấy sữa sẽ tự tách thành các lớp khác nhau. Trước khi dùng, bạn xoay chai nhẹ nhàng để trộn đều các lớp, không khuấy hoặc lắc mạnh.

Sau đó có thể cho trẻ uống từ cốc hoặc bình, dùng đủ lượng bé uống một bữa. Nếu dư, không sử dụng lại mà vứt bỏ vì có thể vi khuẩn từ miệng trẻ đã xâm nhập vào sữa.

3.2. Cách rã đông sữa mẹ

Nếu sữa mẹ được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần bỏ ra ngoài để nguội ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm trong nước ấm là có thể sử dụng được.

Nếu trữ sữa mẹ trong ngăn đá thì đầu tiên mẹ để sữa xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông, sau đó mới cho ra ngoài hâm nóng ở 40oC. Nên hâm bằng máy hâm sữa hoặc ngâm trong nước nóng.

Hâm sữa từ từ để rã đông

Lưu ý hâm sữa từ từ, không thay đổi nhiệt độ sữa đột ngột làm biến chất các chất dinh dưỡng trong sữa. Nếu không có máy hâm sữa, bạn xả nước ấm làm ấm chai sữa từ từ, sau đó mới tăng nhiệt độ của nước lên cho tới khi nhiệt độ sữa phù hợp.

Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hoặc đun sữa trực tiếp để hâm nóng vì việc tăng nhiệt đột ngột, làm nóng không đều sẽ gây phá hủy một số chất và kháng thể trong sữa.

Sữa mẹ trữ đông nếu quá ngày sử dụng không nên cố dùng cho trẻ uống vì một số chất trong sữa có thể đã biến đổi.

4. Sữa mẹ trữ đông đổi màu có sao không?

Thông thường, sữa trữ lạnh sau khi rã đông sử dụng có thể có màu khác so với sữa tươi vừa vắt ra. Màu sữa có thể là hơi vàng, hơi xanh hoặc nâu nhẹ, có thể bị tách thành các lớp như sữa chua. Sữa rã đông có thể xuất hiện mùi như xà phòng do sự phân tán của các chất béo.

Nếu sữa mẹ được trữ đông đúng cách, còn thời gian dùng thì mẹ cứ yên tâm cho bé uống, sữa này vẫn an toàn nhé.

Màu sắc sữa rã đông có thể hơi khác sữa vừa vắt

Như vậy, MEDLATEC đã trả lời thắc mắc sữa mẹ vắt ra để được bao lâu và hướng dẫn trữ sữa, rã đông đúng cách. Mẹ hãy áp dụng để chăm sóc trẻ tiện lợi và dễ dàng hơn nhé. Nếu cần hỗ trợ tư vấn thêm, hãy liên hệ với bệnh viện đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp.

Một người mẹ hỏi: ‘Bé nhà tôi thường không bú hết sữa trong bình. Liệu tôi có thể tận dụng phần sữa thừa để cho bé bú sau?’.

Bạn không nên dùng sữa bình thừa cho bé bú lại sau 1 tiếng đồng hồ. Nếu bé không bú hết sữa trong bình thì sau 1 tiếng, bạn nên đổ bỏ phần sữa thừa đi. Đừng lo lãng phí bởi như thế mới an toàn cho bé. Sữa còn thừa trong bình có thể bị hỏng vì vi khuẩn có hại [vi khuẩn phát triển và sinh sôi mạnh trong môi trường sữa ấm]. Các vi khuẩn này có thể bắt nguồn từ nước bọt của bé, đi qua núm vú và vào sữa trong bình. Ngoài ra, còn có vi khuẩn trong không khí, vi khuẩn từ núm vú, từ bình sữa do khâu khử trùng không sạch. Tất cả các loại vi khuẩn này sẽ nhân lên gấp bội sau 1 tiếng đồng hồ.

Với sữa mẹ được vắt ra rồi cho vào bình thì quá thời hạn 1 tiếng, bạn cũng nên vứt bỏ

Thời hạn này cũng được áp dụng cho các loại bột ăn dặm của bé sau khi đã pha [nấu].

Đừng tiếc vì phải bỏ đi chỗ sữa đắt tiền hay phần bột thừa mà bạn đã dày công chuẩn bị [nếu tiếc, bạn có thể ăn hộ bé]. Nếu cứ cố tận dụng, em bé nhà bạn sẽ có nguy cơ bị nôn hay mắc tiêu chảy.

Mỗi lần pha sữa cho con, bạn nên phán đoán xem bé sẽ ăn hết bao nhiêu. Từ đó sẽ pha sữa được chính xác, hạn chế sữa thừa.

[Theo bác sĩ]

Hỏi: Sữa mẹ còn dư sau khi rã đông, hâm nóng và cho con bú có nên đổ đi ngay [như sữa công thức] hay để dành và cho bé uống sau đó? 

Đáp: Có thể an toàn để dành phần sữa thừa để sử dụng cho lần bú tiếp theo, nhưng chưa có nghiên cứu nào được công bố điều tra về vấn đề này.

“Khi một đứa trẻ bắt đầu uống sữa mẹ đã vắt ra, một số vi khuẩn nhiễm vào sữa từ miệng của đứa trẻ. Khoảng thời gian sữa có thể được giữ ở nhiệt độ phòng sau khi trẻ đã bú một phần từ cốc hoặc bình về mặt lí thuyết sẽ phụ thuộc vào lượng vi khuẩn ban đầu trong sữa, thời gian sữa đã được rã đông và nhiệt độ môi trường. Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đưa ra các khuyến nghị về vấn đề này. Dựa trên các bằng chứng liên quan cho đến nay, có vẻ hợp lí nếu loại bỏ phần sữa còn lại trong vòng 1-2 giờ sau khi trẻ bú xong.” Theo một tài liệu nước ngoài [Tháng 3 năm 2010].

Do thiếu thông tin, các hướng dẫn về bảo quản sữa khuyến nghị rằng sữa mẹ nên được vứt bỏ khi kết thúc cữ bú. Hãy xem thông tin mà chúng tôi đã chắt lọc dựa trên những thông tin và cách làm phổ biến được khuyến nghị hiện nay:

Bảo quản sữa thừa là một vấn đề khác với bảo quản sữa tươi vì vi khuẩn từ miệng trẻ thường xâm nhập vào sữa khi trẻ bắt đầu uống từ bình sữa hay cốc, thìa. Sữa tươi mới được vắt ra có chứa các tế bào sống có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, và một nghiên cứu [năm 1994] đã phát hiện ra rằng một số loại sữa được để trong tủ lạnh trong 8 ngày thực sự có lượng vi khuẩn thấp hơn so với sữa trong ngày đầu tiên được vắt ra. Nhiều bà mẹ có con khỏe mạnh đã để dành sữa còn lại hơn hai giờ [đôi khi kéo dài 24-48 giờ] mà không gặp vấn đề gì, nhưng sữa có an toàn hay không phụ thuộc vào một số yếu tố khác đi kèm.

Sữa mẹ tươi – mới vắt ra có khả năng chống vi khuẩn cao nhất, tiếp theo là sữa để trong tủ lạnh, sau đó là sữa đã được đông lạnh trước đó. Sữa được đông lạnh trong thời gian ngắn hơn sẽ có nhiều đặc tính chống nhiễm khuẩn hơn sữa được đông lạnh trong thời gian dài hơn. Vi khuẩn phát triển chậm hơn trong bất kì loại sữa mẹ nào so với trong sữa công thức. Đây là một trong những ưu điểm vô cùng tuyệt vời của sữa mẹ.

Kĩ thuật vắt sữa sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh [rửa tay, vệ sinh bộ phận máy hút sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất, rửa bình chứa trong nước xà phòng nóng, khử trùng,…] cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng vi khuẩn trong sữa mẹ được vắt hút ra mà mang đi lưu trữ.

Nếu em bé bị ốm hoặc có vấn đề về miễn dịch, con sẽ ít có khả năng xử lý lượng vi khuẩn “bình thường”. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần tuân theo các nguyên tắc nghiêm ngặt hơn.

Nếu bạn tiết kiệm sữa để sử dụng sau này, một số bà mẹ lại để sữa trong tủ lạnh và những người khác để ở nhiệt độ phòng – chưa có nghiên cứu nào được thực hiện, vì vậy chúng tôi không dám khẳng định cũng như không khuyến khích các bà mẹ tái sử dụng lại sữa mà em bé bú thừa.

Hỏi: Nếu tôi hâm nóng bình sữa và con tôi không uống sữa ngay, tôi có thể cho con uống sữa sau không? Sữa mẹ giữ được bao lâu sau khi hâm nóng?

Đáp: Đúng. Bạn có thể cho con ăn lại nó trong vòng hai giờ tới. Sau khi sữa mẹ được để đến nhiệt độ phòng hoặc làm ấm sau khi bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông, sữa mẹ nên được sử dụng trong vòng 2 giờ sau đó. Như câu hỏi trên, hâm lại hoặc bỏ ra ngoài đều được, miễn là bạn cho em bé ăn trong vòng 2 giờ.

Hỏi: Tôi có thể lấy sữa mẹ ra khỏi tủ lạnh và để ở nhiệt độ phòng không? hay Tôi có thể lấy sữa mẹ ra khỏi tủ lạnh và để sữa tan dần thay vì sử dụng máy hâm sữa không?

Đáp: Có, bạn có thể. Tuy nhiên, có một giới hạn về thời gian mà bạn có thể được khuyến nghị như sau:

Sau khi sữa mẹ được để đến nhiệt độ phòng hoặc làm ấm sau khi bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông, sữa mẹ nên được sử dụng trong vòng 2 giờ. Vì vậy, bạn có 2 giờ khi sữa của bạn ở nhiệt độ phòng để cho bé bú. Mất bao lâu để sữa mẹ ấm đến nhiệt độ phòng sẽ phụ thuộc vào lượng sữa trong bình, nhiệt độ môi trường xung quanh và thành phần của sữa. Tuy nhiên, 2 giờ là một phương án tốt bạn nên làm theo.

Hỏi: Tôi có thể để sữa mẹ đã giữ lạnh trước đó ra và cho con tôi ăn vào nửa đêm không?

Đáp: Bạn có thể làm điều này, miễn là cho ăn diễn ra trong vòng 4 giờ. Vì vậy, nếu con bạn đi ngủ lúc 8 giờ tối, bạn lấy sữa ra và đi ngủ lúc 11 giờ tối, nếu như trẻ thường thức dậy bú sữa trước 3 giờ sáng được cho là mức an toàn và có thể thực hiện.

* Lưu ý: Các hướng dẫn về thời gian sữa mẹ mới hút có thể để ra ngoài an toàn ở nhiệt độ phòng cũng sẽ khác nhau, nhưng thường là với 3-4 giờ là lí tưởng.

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Có thể vắt sữa và bảo quản sữa mẹ ở cùng một túi không?

Cách rã đông sữa mẹ và sử dụng sữa mẹ dự trữ an toàn

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Video liên quan

Chủ Đề