Hợp đồng nguyên tắc có giá trị trong thời gian bao lâu

Mục lục bài viết

  • 1. Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ của hai bên
  • 1.1 Hợp đồng dịch vụ là gì ?
  • 1.2Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
  • 2. Thời gian thực hiện hợp đồng:
  • 3. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ
  • 4. Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo luật ?

Bắt đầu từ 01/01/2017, theo quy định mới của bộ tài chính, dịch vụ công ty tôi cung cấp bị loại khỏi danh mục tính phí nqkt của bộ. Do đó, chi nhánh tôi không thực hiện thanh toán theo chỉ đạo của công ty. Mãi đến tháng 3/2018, tổng công ty bên tôi và bên a mới thống nhất tính phí nqkt bắt đầu từ 01/01/2017 theo mức giá của 2016.

Như vậy, bây giờ nếu hai bên ký hđ mới với ngày ký là 01/05/2018, nội dung là thực hiện nqkt và tính phí từ 01/01/2017 đến 31/12/2018. Như vậy thì việc thực hiện dịch vụ từ 01/01/2017 đến ngày ký được đưa vào hđ như thế nào để thực hiện thanh toán phần chi phí này [vì theo tôi tìm hiểu thời gian thực hiện hđ phải nằm trong thời hạn hiệu lực của hđ]. Bên cạnh đó, tôi thấy bên A đang gặp khó khăn về mặt tài chính, tôi cần làm gì để có thể bảo đảm quyền và lợi ích của bên tôi trong trường hợp bên A không có khả năng thanh tóan.

Chân thành cảm ơn luật sư đã lắng nghe.

Người gửi: D.X.P

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ của hai bên

1.1 Hợp đồng dịch vụ là gì ?

Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015có định nghĩa về hợp đồng:

"Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự."

Trong trường hợp trên, có thể thấy hợp đồng nhượng quyền khai thác của công ty bạn và bên A là loại hơp đồng dịch vụ "là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ".

1.2Căn cứ phát sinh nghĩa vụ

Điều 274 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

" Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể [sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ] phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác [sau đây gọi chung là bên có quyền]."

Bên cạnh đó, Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ quy định:

"Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:

1. Hợp đồng.

2. Hành vi pháp lý đơn phương.

3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.

4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

6. Căn cứ khác do pháp luật quy định."

Như vậy, trong trường hợp này, công ty bạn và bên A cùng phát sinh nghĩa vụ với nhau thông qua hợp đồng nhượng quyền khai thác.

2. Thời gian thực hiện hợp đồng:

Thời gian thực hiện hợp đồng có thể hiểu là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng.

Điều 401 Luật Dân sự năm 2015 về hiệu lực của hợp đồng quy định :

"Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác."

Về nguyên tắc, hơp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết nhưng trong một số trường hợp hai bên có thỏa thuận khác thì vẫn có thể thay đổi thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Trong trường hợp của công ty bạn và bên A nếu như hai bên cùng nhau thỏa thuận và đồng ý về việc hiệu lực của hợp đồng sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2017 chứ không phải ngày giao kết hợp đồng lao động ngày 1/5/2018.

3. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ

Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

" Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác."

Đối với thời hạn có hiệu lực của hợp đồng [ thời hạn thực hiện nghĩa vụ] có thể hiểu là khoảng thời gian các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận tại hợp đồng đã được hai bên giao kết.

"Điều 278. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ

1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.

3. Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý."

Về bản chất, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chính là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu thỏa thuận thời hạn hợp đồng trước thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ ảnh hướng tới vấn đề thanh quyết toán. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cũng là bắt đầu thời hạn thực hiện của hợp đồng. Bởi lẽ, hợp đồng phát sinh hiệu lực từ thời điểm nào thì các vấn đề phát sinh của hai bên mới bắt đầu được giải quyết.

Căn cứ vào quy định trên chúng ta có thể thấy rằng giới hạn thời gian để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình thông thường do các bên chủ thể thỏa thuận. Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật quy định hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền ấn định khoảng thời gian này, các bên chủ thể sẽ phải thực hiện theo. Ví dụ, Luật nhà ở 2014 quy định việc bảo hành, bảo trì các công trình xây dựng nhà ở chung cư đối với chủ thể xây dựng tối thiểu là 60 tháng kể từ thời điểm hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng. Hoặc khoảng thời gian Tòa án ấn định để các bên hoàn thiện quy định về hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật là khoảng thời hạn do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ấn định qua đó yêu cầu các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình trong quan hệ nghĩa vụ đã xác lập.

Xét về nguyên tắc, bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác hoặc luật khác có liên quan quy định khác. Điều này được giải thích, khi pháp luật quy định bên có nghĩa vụ phải thực hiện trước hoặc sau thời hạn nhất định thì lúc đó các bên trong quan hệ nghĩa vụ phải thực hiện theo ngụyên tắc này.

Khi các bên không thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định về thời hạn thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.

Như vậy, thời gian thực hiện hợp đồng và thời hạn thực hiện hợp đồng [theo cách bạn nói là "thời hạn hiệu lực hợp đồng"] cùng bắt đầu được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Hợp đồng các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ mà các bên đạt được hoặc phải thực hiện [tức trước đó chưa phát sinh việc thực hiện nghĩa vụ của một bên tương ứng với quyền của bên kia], khoản 2 Điều 278 có đoạn "Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn..." tức là trước thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng, không phải trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực như suy nghĩ của bạn.

Có thể bạn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm: thời gian thực hiện hợp đồng và thực hiện nghĩa vụ cho thời gian nào. Theo tình huống bạn đưa ra, thời gian từ 01/01/2017 đến 01/5/2018 công ty bạn chưa thanh toán với bên nhận nhượng quyền khai thác. Đến 01/5/2018, hai bên mới ký hợp đồng để quy định về nghĩa vụ thanh toán từ 01/01/2017 đến 31/12/2018. Thời điểm hợp đồng có hiệu lực là 01/5/2018, thời điểm này không ảnh hưởng đến việc bạn thực hiện nghĩa vụ cho khoảng thời gian nào, mà thời điểm 01/5/2018 chỉ là yếu tố xác định điểm bắt đầu thời hạn bạn phải thực hiện nghĩa vụ. Do đó, bạn hoàn toàn có thể đưa điều khoản "tính phí dịch vụ từ 01/01/2017 đến ngày ký theo mức giá năm 2016] vào hợp đồng.

4. Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo luật ?

Căn cứ điều 292 Bộ luật Dân sư 2015 quy định ác biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản; Thế chấp tài sản; Đặt cọc; Ký cược; Ký quỹ; Bảo lưu quyền sở hữu; Bảo lãnh;Tín chấp; Cầm giữ tài sản.

Điều 293. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm

"1. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

2. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.

3. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Điều 294. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

"1. Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó."

Điều 295. Tài sản bảo đảm

"1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai."

Như vậy, trong một số trường hợp, bên công ty bạn lo lắng công ty A không có đủ khả năng chi trả thì có thể sử dụng môt số các biện pháp bảo đảm nêu trên.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề