Bệnh va là gì

Viêm V.A là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 1 – 9 tuổi. Bệnh viêm V.A ở trẻ tuy không đe doạ tới tính mạng song thường tái phát và gây nhiều biến chứng. Vì thế, những kiến thức về bệnh viêm V.A dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời cho trẻ.

V.A [Vesgestation Adenoides] là một tổ chức lympho bao gồm nhiều tế bào bạch cầu, dày khoảng 4-5 mm, được xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng. V.A có vai trò nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập. Khi không khí chứa vi vào mũi, đi ngang qua V.A trước khi vào phổi. Vi khuẩn sẽ bám vào V.A dễ dàng nhờ diện tiếp xúc rộng của nó. Các tế bào bạch cầu chực sẵn, “bắt” vi khuẩn sau đó lôi chúng vào sâu để nhận diện và tạo kháng thể. Kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, chúng sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt ngay.

Nguyên nhân gây bệnh viêm V.A

  • Trẻ bị nhiễm lạnh hoặc có thói quen ăn uống đồ quá lạnh.
  • Do virus và vi khuẩn có sẵn trong mũi họng, khi có cơ hội chúng trở thành những tác nhân gây bệnh hoặc do sự bội nhiễm vi khuẩn.
  • Trẻ cũng có thể bị viêm V.A sau khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên như ho gà, sởi, cúm,…
  • Do ô nhiễm môi trường sống [khói thuốc lá, khói bụi,…]

Khi V.A bị viêm có biểu hiện gì?

Viêm V.A thường có 2 loại: Cấp tính và mạn tính. Viêm V.A cấp tính thường xảy ra ở trẻ ngay từ khi 6 – 7 tháng tuổi cho đến từ 4 – 7 tuổi [đôi khi gặp ở trẻ lớn hơn]. Trẻ thường có sốt cao trên 38 độ C kèm theo chảy nước mũi. Nước mũi ở những ngày đầu còn trong, lỏng sau đó đặc dần và có mủ. Trẻ thường bị ngẹt mũi nhất là lúc trẻ ngủ hoặc thể hiện rõ ở các trẻ đang bú mẹ [trẻ bú không được liên tục mà thỉnh thoảng phải nhè đầu ti ra để thở và khóc]. Hầu hết trẻ bị ho và nếu có biến chứng viêm phế quản thì càng khó thở hơn, nhất là dạng viêm phế quản co thắt ở một số trẻ. Sức khoẻ của trẻ giảm dần nên trẻ mệt mỏi, biếng ăn, ngủ kém hay quấy khóc, hơi thở hôi.

Viêm V.A cấp tính cũng có thể biểu hiện rất nhẹ chưa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và trẻ vẫn ăn uống, chơi, ngủ bình thường như các trẻ khác cho nên bố mẹ thường xem nhẹ hoặc bỏ qua.

Viêm V.A cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm rất dễ chuyển thành dạng viêm V.A mạn tính [V.A quá phát]. Viêm V.A mạn tính là dạng viêm kéo dài thường biểu hiện nghẹt mũi và chảy mũi mạn tính. Nước mũi đặc, có mủ và chảy ra suốt ngày, nếu V.A bị viêm bởi loại trực khuẩn mủ xanh [pseudomonas aeruginosa] thì nhầy mũi có màu xanh, vì vậy người ta thường nói là thò lò mũi xanh. Nghẹt mũi trong viêm V.A mạn tính thường cả ngày lẫn đêm làm cho trẻ khó thở, do đó thường thở bằng miệng. Kèm theo sự thở bằng miệng, trẻ thường ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngưng thở rất nguy hiểm.

Điều trị bệnh viêm V.A như thế nào?

Viêm V.A được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm trùng thường xuyên, bao gồm nhiễm trùng tai và xoang hoặc việc điều trị kháng sinh không có hiệu quả, hoặc nếu có các vấn đề về hô hấp thì cần thực hiện phẫu thuật nạo V.A. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh cần phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm như chảy máu từ miệng hoặc mũi để báo với bác sĩ vì đây có thể do giả mạc bong quá sớm hay vị trí phẫu thuật bị sưng phồng quá mức.

Khi nghi ngờ trẻ bị viêm V.A, cha mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám tại chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa nhi để được xác định bệnh chính xác. Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất nên tránh khi nghi ngờ trẻ bị viêm V.A là việc tự ý sử dụng kháng sinh vì có thể tình trạng của trẻ không cần dùng loại thuốc này nên dễ gây tình trạng kháng kháng sinh.

Cách phòng bệnh viêm V.A cho trẻ

  • Giữ vệ sinh mũi họng cho bé, thường xuyên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé.
  • Mùa lạnh cần cho trẻ mặc đủ ấm, đặc biệt phải giữ ấm vùng cổ và bàn chân, tuyệt đối không để trẻ đi chân trần.
  • Cải thiện môi trường sống cho trẻ bằng cách giữ nhà ở thoáng đãng khô ráo vào mùa hè, kín gió vào mùa đông, không cho trẻ sinh hoạt ở khu vực nhiều khói bụi hoặc có người hút thuốc lá.
  • Điều trị sớm và đúng cách mỗi khi trẻ bị viêm V.A cấp hoặc viêm mũi họng sẽ giúp đẩy lùi bệnh khỏi trẻ. Cần chủ động đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

CẤP CỨU[028] 54 11 35 00

  • Tìm Bác SÄ©
  • Đặt hẹn
    Khám Bệnh
  • Hỏi Đáp

Nạo VA là một thủ thuật thường được sử dụng để loại bỏ mô bạch huyết vòm họng. VA là khối mô bạch huyết [hình tam giác] nằm trên vòm miệng, phía sau vòm miệng nơi mũi nối với họng. Nhìn vào miệng sẽ không nhìn thấy được VA.

VA sàng lọc vi khuẩn và vi-rút xâm nhập vào mũi và tạo ra kháng thể [bạch cầu] giúp chống lại các mầm bệnh. VA thường giảm kích thước trong thời gian ở tuổi thiếu niên và có thể biến mất trong giai đoạn trưởng thành.

Nạo VA thường được thực hiện cùng với phẫu thuật cắt a-mi-đan. Viêm hô hấp và viêm họng mạn tính thường gây viêm và nhiễm trùng ở cả hai tuyến trên. Phẫu thuật kết hợp nạo VA và cắt a-mi-đan là phẫu thuật phổ biến thứ hai được thực hiện ở trẻ em.

Viêm họng thường xuyên có thể làm cho VA quá phát to lên gây bít đường thở và tắc vòi nhĩ ̣[Eustachian tube], là vòi nối tai giữa với mặt sau của mũi. Vòi nhĩ bị tắc gây nhiễm trùng tai, ảnh hưởng đến thính lực và tình trạng hô hấp của trẻ.

Triệu chứng viêm VA

Khi VA sưng to làm tắc nghẽn đường thở và có thể gây ra những triệu chứng sau:

  • Nhiá»…m trùng tai thường xuyên
  • Đau họng
  • Nuốt khó
  • Thở bằng mÅ©i khó
  • Thở bằng miệng thÆ°Æ¡Ì€ng xuyên
  • Chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở [ngừng thở ngắt quãng trong khi ngủ]

Nhiễm trùng tai giữa thường xuyên do sưng VA và tắc ống nhĩ sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như mất thính lực và cũng có thể gây ra những vấn đề về khả năng nói.

Bác sĩ có thể đề nghị nạo VA nếu trẻ bị viêm tai hoặc viêm họng mạn tính mà tình trạng này:

  • Không Ä‘áp ứng với Ä‘iều trị kháng sinh
  • Tái phát trên năm lần mỗi năm
  • Tái phát trên ba lần trong thời gian hai năm

Các bước chuẩn bị trước khi nạo VA

Miệng và họng dễ chảy máu nhiều hơn những bộ phận khác của cơ thể, do đó bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng máu đông và kiểm tra số lượng hồng cầu, bạch cầu. Xét nghiệm tiền phẫu giúp bác sĩ có thể xác định tình trạng chảy máu của bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật.

Vào tuần trước ngày phẫu thuật, không cho trẻ dùng bất cứ thuốc gì làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu, như thuốc ibuprofen hay aspirin. Thuốc giảm đau hạ sốt [Panadol] có thể được dùng để giảm đau, nhưng nếu bạn không biết chắc loại thuốc nào có thể dùng được, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Việc thăm khám với bác sĩ tiền mê trước khi nạo VA là rất cần thiết.

Một ngày trước phẫu thuật, trẻ không được ăn hay uống từ sau nửa đêm. Nếu bác sĩ kê thuốc uống trước khi phẫu thuật, hãy cho trẻ uống thuốc với một ngụm nước nhỏ.

Nạo VA được thực hiện như thế nào?

Nạo VA được thực hiện tại khu vực ngoại trú dưới gây mê [dùng thuốc làm cho bệnh nhân ngủ sâu], bệnh nhân có thể về nhà trong cùng ngày thực hiện phẫu thuật.

Nạo VA thường được thực hiện qua đường miệng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một dụng cụ nhỏ vào miệng của trẻ, để đỡ cho miệng mở rộng, sau đó nạo VA bằng cách rạch một đường nhỏ hoặc đốt nóng [dùng thiết bị để đốt nóng và bít khu vực nạo VA].

Đốt nóng và bít khu vực nạo VA với miếng gạc giúp kiểm soát chảy máu trong và sau phẫu thuật. Thủ thuật này không cần khâu vết thương.

Khi thủ thuật kết thúc, trẻ sẽ được đưa vào phòng hồi sức cho tới khi trẻ tỉnh lại. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm đau và sưng. Thông thường trẻ sẽ được xuất viện trong ngày. Thời gian hồi phục hoàn toàn sau nạo VA thường là từ một đến hai tuần.

Sau phẫu thuật nạo V.A

Sau khi nạo VA, đau họng thường sẽ kéo dài từ một đến hai tuần. Điều quan trọng là trẻ cần uống nhiều nước để tránh mất nước; cơ thể có đủ nước sẽ giúp giảm bớt cơn đau. Trong hai tuần sau phẫu thuật, không cho trẻ ăn thức ăn nóng hoặc cay hoặc thức ăn cứng và giòn. Nước mát và thức ăn nhẹ sẽ giúp họng của trẻ dễ chịu hơn.

Trong khi họng của trẻ còn đau, thì thực đơn và nước uống phù hợp gồm có:

  • NÆ°á»›c
  • NÆ°á»›c trái cây
  • NÆ°á»›c Gatorade
  • NÆ°á»›c Jell-O
  • Kem
  • NÆ°á»›c giải khát có gas
  • Sữa chua
  • Bánh pút-Ä‘inh
  • NÆ°á»›c xốt táo
  • NÆ°á»›c súp gà hoặc bò ấm
  • Thịt và rau chín mềm

Video liên quan

Chủ Đề