Bài tập tính công suất điện 3 pha

Khi sử dụng điện năng, chắc hẳn bạn đã từng nghe về khái niệm điện 1 pha, điện 3 pha, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về khái niệm của 2 loại điện này và công thức tính công suất điện của mỗi dòng điện đó. Vậy điện 1 pha điện 3 pha là gì? Công thức tính công suất điện 1 pha 3 pha là như thế nào? Hãy cùng TAHICO tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Công suất điện là gì?

Trong một mạch điện khép kín, để đo được hiệu năng tiêu thụ điện của đoạn mạch hoặc máy móc nào đó người ta sẽ dùng đến đại lượng công suất điện. Một cách hiểu khác của công suất điện là nó đại lượng đại diện cho khả năng thực hiện công của máy móc, thiết bị nào đó trong một đơn vị thời gian. Nói một cách dễ hiểu, công suất điện thể hiện tốc độ tiêu thụ năng lượng điện của mạch điện hay máy móc.

Công suất tiêu thụ được in trên sản phẩm

Đơn vị đo công suất điện

Công thức tính công suất điện quy định đơn vị đo của công suất điện là Watt [W] được đặt theo tên của nhà vật lý người Scotland Jame Watt người đã đặt nền móng cho cuộc cách mạng công nghiệp.

Ngoài ra, đơn vị bạn thường xuyên thấy trên các đồng hồ điện dân dụng là kW – được sử dụng phổ biến hơn với 1kW = 1000W.

Ảnh minh hoạ

Công thức tính công suất điện

Công thức tính công suất điện đối với các dòng điện khác nhau thì sẽ sử dụng các công thức khác nhau. Trong bài viết này, TAHICO sẽ đề cập đến công thức tính của 2 dòng điện được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam là dòng điện 1 pha và dòng điện 3 pha.

Điện 1 pha

Khái niệm

Điện 1 pha là dòng điện mà trong mạch của nó chỉ có 2 dây dẫn bao gồm 1 dây nóng và 1 dây lạnh. Điện 1 pha tại Việt Nam sử dụng hiệu điện thế 220V. Đây là dòng điện có công suất thấp phù hợp những thiết bị có công suất hoạt động thấp không quá 100W, không tiêu hao quá nhiều điện năng như tại các hộ gia đình.

Công thức tính công suất điện 1 pha

Dòng điện 1 pha có công thức tính công suất khá đơn giản bạn có thể tự tính được chỉ với những công thức đơn giản.

Công suất điện 1 pha: P = A/t hoặc P = U.I

Trong đó:

  • P: là công suất của mạch điện [W]
  • A: là điện năng tiêu thụ của dòng điện đi qua mạch đó [J]
  • t: là thời gian mạch điện sử dụng điện [h]
  • U: là hiệu điện thể sử dụng [V]
  • I: là cường độ dòng điện đi qua mạch [A]

Điện 3 pha

Khái niệm

Dòng điện 3 pha là dòng điện có công suất mạnh hơn nhiều so với dòng điện 1 pha. Có thể hiểu đơn giản, dòng điện 3 pha là sự hợp thành của 3 dòng điện 1 pha nhưng nó lại sử dụng chung 1 dây lạnh. Vậy tức là điện 3 pha sẽ bao gồm 3 dây nóng và 1 dây lạnh.

Điện 3 pha phù hợp sử dụng và truyền tải cho các thiết bị có công suất lớn, sử dụng trong công nghiệp. Tuy nhiên gần đây vẫn có rất nhiều hộ gia đình sử dụng điện 3 pha cho mạng lưới điện gia đình.

Điện 3 pha

Công thức tính công suất điện 3 pha

Công thức tính công suất điện của động cơ 3 pha có phần phức tạp hơn so với công suất điện 1 pha. Cụ thể:

Công suất điện 3 pha: P = [U1xI1 + U2xI2 + U3I3] x H hoặc P = U.I.cosφ

Trong đó:

  • P: là công suất của mạch điện [W]
  • U: là hiệu điện thế mạch điện sử dụng [V]
  • I: cường độ dòng điện đi qua mạch điện [A]
  • H: Thời gian sử dụng điện [giờ]
  • cos φ: hệ số công suất của mạch điện đó

Trên đây là thông tin TAHICO mang đến về công thức tính công suất dòng điện 1 pha và 3 pha, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối vơi bạn.

>>>>>> Công thức tính điện trở mạch gia đình và 3 cách mắc điện trở

Công nghiệp đang trên đà phát triển với cường độ mạnh mẽ và liên tục kéo theo đến 99% các thiết bị, máy móc công nghiệp sử dụng nguồn điện 3 pha. Chỉ có nguồn điện nặng đô như vậy mới có thể tải điện một cách an toàn và hiệu quả trong những môi trường này. Vậy làm cách nào để ta có thể tính được công suất tiêu thụ điện 3 pha để đánh giá xem thiết bị đó tiêu tốn điện năng bao nhiêu? Rất nhiều người còn lạ lẫm với vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thông tỏ mọi thắc mắc có liên quan.

Công suất điện là tốc độ tiêu thụ điện, là thông số hiển thị cho người sử dụng biết được chính xác lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu hay sẽ tiêu tốn bao nhiêu số điện trong thời gian 1 tháng theo đồng hồ đo để làm căn cứ tính toán số tiền điện cần phải chi trả. Công suất điện được ký hiệu là P với đơn vị như HP, KW, W, …

Dựa theo từng nguồn điện như điện 1 pha, điện 3 pha mà chúng ta sẽ có cách tính toán công suất tiêu thụ điện của từng nguồn điện để xác định mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị đó đến đâu.

Công thức tính công suất tiêu thụ điện 3 pha

Điện 3 pha là điện gồm 3 dây nóng và 1 dây lạnh, thường được sử dụng cho việc truyền tải, sản xuất công nghiệp sử dụng thiết bị điện có công suất lớn để giải quyết vấn đề tổn hao điện năng như hệ thống nhà xưởng, khu công nghiệp hoạt động với cường độ cao. Việc xác định được công suất tiêu thụ điện 3 pha trong những môi trường này giúp cho:

  • Chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp hạch toán được chi phí tiền điện hàng tháng, khả năng chi trả có hợp lý hay không để linh hoạt điều chỉnh. 
  • Không những vậy, nó còn giúp ta biết được điện năng tiêu thụ bao nhiêu công suất, tránh việc sử dụng điện áp quá mức dẫn đến chập cháy, cháy nổ nguy hiểm, đặc biệt là ngành công nghiệp luôn tồn tại những tác nhân gây cháy nổ.

Công suất tiêu thụ điện là một thông số quan trọng nhất thể hiện khả năng hoạt động của thiết bị và khả năng tối ưu chi phí cho người dùng. Do vậy, trước khi mua bất cứ thiết bị điện nào, bạn nên chú ý xem trên nhãn sản phẩm để tìm được công suất hoạt động tối đa của quạt từ đó có thể tính toán, cân nhắc sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

Mỗi một thiết bị công nghiệp sử dụng điện đều có tem dán kiểm định cùng các thông số mức tiêu thụ điện ngay ở thân máy. Mỗi dòng máy khác nhau đều có thông số khác nhau nên để có thể tính toán công suất tiêu thụ điện 3 pha, ta làm theo 2 cách như sau:

Áp dụng công thức tính như sau:

P = [U1xI1 + U2xI2 + U3I3] x H

Trong đó:

H: thời gian sử dụng điện, tính theo giờ.

U: là mức điện áp. U1, U2, U3 là mức điện áp của các mức dòng điện 1 pha, 2 pha, 3 pha. 

I là cường độ dòng điện.

Áp dụng công thức tính sau:

P = U.I.cosφ

Trong đó:

I là Cường độ dòng điện hiệu dụng cho mỗi tải

Cosφ là hệ số công suất trên mỗi tải.

Tuỳ vào từng thông số được đề cập đến trên nhãn dán mà chúng ta có thể linh hoạt lựa chọn 1 trong 2 cách kể trên để áp dụng tính công suất tiêu thụ điện 3 pha. Là một bước quan trọng quyết định chi phí đầu tư của bạn có thực sự có lợi hay không, đừng bỏ qua bước tính toán này để lựa chọn thiết bị công nghiệp phù hợp nhất cả về giá cả cho đến những chi phí phát sinh sau này.

Xem thêm:

  • RPM là gì? 1 RPM bằng bao nhiêu vòng/phút?

Video liên quan

Chủ Đề