Thuốc lutein là thuốc gì

Lutein là một chất chống oxy hoá, có trong thực phật màu đỏ, cam, vàng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV, ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử. Chất Lutein ngày nay được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm bổ mắt của Nhật, Mỹ, Úc. Nào cùng healthmart tìm hiểu nha.

Lutein là một trong các chất chống oxy hóa thuộc nhóm carotenoid. Carotenoid là một loại dinh dưỡng thực vật, hay hóa chất thực vật được tìm thấy trong tế bào của nhiều loại thực vật và chịu trách nhiệm tạo nên màu sắc rực rỡ như màu đỏ tươi, cam, vàng hoặc các màu sắc khác của các loại trái cây và rau quả khác nhau. Các sắc tố này ngoài việc đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thực vật, chúng cũng mang lại lợi ích sức khỏe cho những người tiêu thụ.

Cũng như zeaxanthin, lutein có cấu trúc tương tự và là một loại carotenoid quan trọng có thể bảo vệ cơ thể và đặc biệt là lợi ích cho sức khỏe, thị lực của mắt. Lutein và zeaxanthin là những carotenoid duy nhất được tìm thấy trong võng mạc và tập trung chủ yếu ở vùng hoàng điểm, nằm ở phía sau mắt. Do vậy, hai loại carotenoid này được gọi là sắc tố điểm vàng.

Lutein giúp bảo vệ mắt chống tật cận thị và trẻ sinh non trước những tác động của bệnh võng mạc ,…

Khi cùng sử dụng 1 hàm lượng nhất định, lutein hoạt động tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn khi kết hợp cùng zeaxanthin. Liều dùng lutein được xem là an toàn ngay cả với hàm lượng cao. Tùy thuộc vào mức độ căng thẳng mà cơ thể phải chịu đựng và trọng lượng cơ thể, hàm lượng lutein và zeaxanthin mà cơ thể cần sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Những người hút thuốc sẽ cần nhiều lutein và zeaxanthin hơn vì lượng carotenoid trong cơ thể thấp hơn so với những người không hút thuốc.
  • 1 kg trọng lượng cơ thể sử dụng 1 mg lutein và 0,75 mg zeaxanthin hàng ngày được xem là an toàn.

Lutein và zeaxanthin là những chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể chúng ta chống lại các phân tử không ổn định được gọi là các gốc tự do. Dư thừa các gốc tự do có thể làm hỏng các tế bào làm đẩy nhanh quá trình lão hóa và dẫn đến sự tiến triển của các bệnh như: bệnh tim, ung thư, tiểu đường loại 2 và bệnh Alzheimer. Các đặc tính chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do và stress oxy hóa, làm giảm tác động của cholesterol xấu LDL, giảm mảng bám tích tụ trong động mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, lutein và zeaxanthin bảo vệ protein, chất béo và DNA của cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây căng thẳng. Đồng thời, tái chế glutathione là một chất chống oxy hóa quan trọng khác trong cơ thể.

Hai chất chống oxy hóa này cũng tác động nhiều đến sức khỏe của mắt của chúng ta. Đôi mắt khi tiếp xúc với  oxy và ánh sáng sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh các gốc oxy tự do có hại. Hai loại carotenoid này loại bỏ các gốc tự do và ngăn cản chúng làm hỏng các tế bào mắt, bảo vệ đôi mắt của chúng ta khỏi tác hại của các gốc tự do. Khi bạn sử dụng 6 – 20 mg lutein trong chế độ ăn mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như:

  • Ngăn chặn tình trạng viêm
  • Nâng cao độ sắc nét của tầm nhìn, cải thiện độ nhạy tương phản thị giác, giảm độ chói.
  • Bảo vệ mô mắt của chúng ta khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời, ánh sáng xanh có hại.
  • Bảo vệ mắt chống lại tật cận thị và bảo vệ trẻ sinh non trước những tác động của bệnh võng mạc do sinh non [ROP]
  • Hỗ trợ mắt chuyển đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện trong võng mạc và truyền các tín hiệu đó đến vỏ thị giác trong não.

Ngoài ra, lutein và zeaxanthin cũng cải thiện các tình trạng bệnh của mắt như:

  • Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác [AMD]: ở các nước phát triển, AMD là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa và suy giảm thị lực vĩnh viễn. Lutein và zeaxanthin có thể bảo vệ chống lại sự tiến triển của AMD giai đoạn cuối dẫn đến mù lòa. Nghiên cứu cho thấy kết hợp 10 mg lutein và 2 mg zeaxanthin có hiệu quả trong việc giảm sự tiến triển bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác [AMD].
  • Bệnh võng mạc tiểu đường: đây là bệnh ảnh hưởng đến khoảng đến 1/3 số người mắc bệnh tiểu đường. Lutein và zeaxanthin có thể giúp giảm các dấu hiệu stress oxy hóa gây ra tổn thương mắt và mất thị lực của chúng ta.
  • Đục thủy tinh thể: là tình trạng những mảng đục phát triển trong thủy tinh thể của mắt. Những người ăn chế độ ăn ít lutein và zeaxanthin có thể làm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao hơn.
  • Bệnh khô mắt: hay còn được gọi là hội chứng khô mắt. Lutein giúp khắc phục tình trạng bệnh gây ra đỏ, ngứa, rát mắt, mờ mắt tạm thời và cảm giác như có cát trong mắt do mắt không tạo đủ dầu nhờn để phủ mắt.
  • Viêm màng bồ đào: lutein và zeaxanthin có thể giúp giảm quá trình viêm ở lớp giữa của mắt do bệnh gây ra.

Ngoài lợi ích nổi bật bảo vệ mắt, 2 loại carotenoid này còn có thể bảo vệ làn da của bạn. Tác dụng chống oxy hóa của chúng cho phép chúng bảo vệ làn da khỏi tia cực tím [UV] có hại của mặt trời, giúp da tránh khỏi lão hóa sớm và các khối u do tia UVB gây ra. Một nghiên cứu cho thấy những người có làn da khô từ nhẹ đến trung bình khi tiêu thụ 10 mg lutein và 2 mg zeaxanthin mỗi ngày đã cải thiện đáng kể nâng tông màu da và tăng cường sức sống cho làn da.

Các loại thực phẩm cung cấp luteinn như: cải xoăn, bông cải xanh, ớt đỏ, hạt hồ trăn, bí, nho, lúa mì

Nhiều loại thực phẩm cung cấp liều lượng lutein lành mạnh. Lượng lutein được tìm thấy với hàm lượng lớn hơn trong các loại rau lá màu xanh đậm như: cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, rau diếp, mùi tây, húng quế, tỏi tây, đậu hà lan,… Trong đó, cải xoăn là một trong những nguồn cung cấp lutein dồi dào nhất, mỗi gam cải xoăn cung cấp đến 48 – 115 mcg, cao hơn gấp nhiều lần so với một củ cà rốt chỉ có thể chứa 2,5 – 5,1 mcg. Lutein cũng có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác như: lòng đỏ trứng, ớt đỏ, ngô, lúa mì cứng, quả hồ trăn, nước cam, dưa mật, kiwi, ớt đỏ, bí và nho…

Lutein được hấp thụ tốt nhất khi được dùng cùng với thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, giúp tăng sự hấp thụ các chất dinh dưỡng này. Ngoài việc bổ sung lutein bằng chế độ ăn uống, bạn cũng có thể tăng lượng lutein bằng thực phẩm chức năng. Chất bổ sung lutein thường có nguồn gốc từ hoa cúc vạn thọ và trộn với dầu hoặc được sản xuất theo công thức tổng hợp.

Lutein có thể kết hợp với một số chất dinh dưỡng khác giúp hỗ trợ sức khỏe của mắt. Bao gồm:

  • Vitamin C là một chất chống oxy hóa hòa tan trong nước, giúp tái tạo các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể, chống lại các gốc tự do và hỗ trợ tính toàn vẹn của các mạch máu và mô liên kết của mắt.
  • Vitamin E là một chất chống oxy hóa hòa tan trong chất béo, hoạt động với lutein để bảo vệ các tế bào võng mạc của bạn khỏi quá trình oxy hóa.
  • Kẽm là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể bạn không thể tạo ra hoặc lưu trữ. Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc để tạo ra một sắc tốmelanin bảo vệ mắt.
  • Các axít béo thiết yếu: võng mạc của bạn có nồng độ cao axít docosahexaenoic [DHA] là một axít béo omega – 3 quan trọng có thể giúp bảo vệ thị lực, làm dịu tình trạng khô mắt và viêm mí mắt.

Bổ sung lutein và zeaxanthin có tính an toàn tuyệt vời cho chúng ta và hầu như không gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể. Tác dụng phụ duy nhất được xác định khi tiêu thụ lutein và zeaxanthin trong thời gian dài là tình trạng vàng da nhưng không gây nguy hại cho sức khỏe.

Tại Việt Nam, lutein rất phổ biến và dễ dàng tìm thấy trong các cửa hàng, nhà thuốc, siêu thị. Bạn nên chọn lựa những nơi bán hàng uy tín để đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, hiệu quả và an toàn khi sử dụng nhé!

Để duy trì sức khỏe và hình thể khỏe mạnh, ngoài việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể cần, bạn nên xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao khoa học.

Nguồn tham khảo

Lutein and Zeaxanthin: Benefits, Dosage and Food Sources //www.healthline.com/nutrition/lutein-and-zeaxanthin/ Ngày truy cập: 14/05/2021

Lutein for Eyes: Benefits for Vision and Eye Health //www.healthline.com/health/lutein-for-eyes/ Ngày truy cập: 14/05/2021

  • thuốc lutein-v giá bao nhiêu
  • Thuốc bổ mắt cho người già 2022 
  • thuốc bổ mắt của nhật 2021

Thuốc Lutein là gì? Thuốc Lutein được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu thật kĩ về thuốc Lutein trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: Lutein, Zeaxanthin, Vitamin C, Vitamin E, Selen, Kẽm.
Thuốc có thành phần tương tự: pms- Max- Golutein, Philotene, Chướng Nhãn Minh, Philute.

Thuốc bổ mắt Ocuvite Lutein

Lutein cũng được biết đến như một loại vitamin cho mắt bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích cho những người mắc các chứng bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng [AMD], đục thủy tinh thể, viêm sắc tố võng mạc.

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng thuốc này để phòng ngừa ung thư ruột kết, ung thư vú, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim vì nó chứa nhiều beta-caroten và vitamin A.

Thuốc bổ mắt Ocuvite Lutein giá bao nhiêu?

Vitamin Bổ Mắt Ocuvite Lutein 60 Viên có giá khoảng 204.000đ / Hộp , có thể thay đổi tùy thời điểm.

Thương hiệu: Bausch & LombXuất xứ thương hiệu: Hoa KỳQuy cách: Hộp 3 vỉ x 20 viên

Mã sản phẩm: 00005468

Cách dùng thuốc Lutein hiệu quả

Liều dùng thông thường cho người lớn để giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng:

Bạn nên uống 6 mg lutein mỗi ngày, có thể dùng thực phẩm bổ sung hoặc bổ sung thông qua chế độ ăn. Những người sử dụng liều lutein từ 6,9 đến 11,7 mg mỗi ngày được bổ sung bằng chế độ ăn có nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể thấp.

Liều dùng thông thường cho người lớn để giảm triệu chứng của thoái hóa điểm vàng:

Bạn nên uống 10 mg thực phẩm bổ sung lutein mỗi ngày.

Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung 44 mg lutein trong mỗi cốc cải xoăn nấu chín, 26 mg trong mỗi chén rau bina nấu chín và 3 mg trong mỗi chén bông cải xanh.

Liều lutein khuyến cáo cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên:

  • Bạn uống 2 viên nén 4 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Đối với Hội chứng ruột kích thích [IBS], bác sĩ có thể cho bạn sử dụng liều khởi đầu thấp 1 viên 3 lần mỗi ngày, sau đó tăng liều từ từ

Liều dùng thuốc Lutein cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ để giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng:

Bạn cho trẻ uống 6 mg lutein mỗi ngày, có thể dùng thực phẩm bổ sung hoặc bổ sung thông qua chế độ ăn. Những người sử dụng liều lutein từ 6,9 đến 11,7 mg mỗi ngày được bổ sung bằng chế độ ăn có nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể thấp.

Liều dùng thông thường cho trẻ để giảm triệu chứng của thoái hóa điểm vàng:

Bạn cho trẻ uống 10 mg thực phẩm bổ sung lutein mỗi ngày.

Tác dụng phụ

Theo một nghiên cứu, thuốc lutein khá an toàn nếu được sử dụng hợp lý. Liều lutein từ 6,9–11,7 mg mỗi ngày được xem như liều an toàn không gây tác dụng phụ. Thực phẩm bổ sung lutein được sử dụng trong nghiên cứu một cách an toàn có liều lên đến 15 mg mỗi ngày trong 2 năm. Tuy nhiên, quá liều lutein có thể làm da hơi vàng. Nghiên cứu cho thấy liều lutein 20 mg mỗi ngày vẫn khá an toàn.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Lutein

Thuốc lutein có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng [bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng] và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng đến thuốc lutein không?

Thức ăn hoặc rượu có thể tương tác với lutein, làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc. Rượu bia làm tăng nguy cơ buồn ngủ khi dùng chung với lutein. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ của bạn hoặc dược sĩ về bất kỳ loại thực phẩm có khả năng gây tương tác thuốc trước khi sử dụng lutein.

Những lưu ý khi dùng thuốc Lutein

Trước khi dùng thuốc Lutein, bạn nên:

  • Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc hoặc bất kì loại tá dược trong chế phẩm mà bạn sử dụng. Những thành phần này được trình bày chi tiết trong tờ thông tin thuốc.
  • Báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kì thuốc nào, bao gồm thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản và động vật.
  • Tránh sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ;
  • Thận trọng khi dùng lutein cho người lớn tuổi;
  • Thận trọng khi dùng thuốc lutein cho những đối tượng mắc bất kì vấn đề về y khoa nào, phẫu thuật;
  • Thận trọng khi dùng thuốc lutein khi bạn đang sử dụng các thuốc khác.

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Xử trí khi quên một liều Lutein

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản

  • Để thuốc Lutein tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là > Xem thêm:

    Thuốc Viartril S và những điều bạn cần biết 

    Ung thư ruột non một căn bệnh không thể xem thường

    Video liên quan

Chủ Đề