Bầm tím mắt bao lâu thì hết

Như chúng ta đã thấy hiện tượng mắt bầm tím là máu tụ quanh mắt, đó là một sự tích tụ máu nằm trong các mô quanh, chứ không phải bên trong mắt. Nếu bạn muốn chữa mắt bị bầm tím hiệu quả thì hãy theo dõi ngay bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Mắt bầm đen có thể ảnh hưởng đến khu vực dưới mắt, hoặc nó có thể bao quanh mắt hoàn toàn.

Bất kỳ chấn thương lực lõm nào cho ổ mắt hoặc các khu vực xung quanh nó có thể làm hư các mạch máu nhỏ dưới da và làm chúng rò rỉ, dẫn đến sự phát triển của mắt đen hoặc “shiner”.

Bởi vì da mặt xung quanh ổ mắt tương đối mỏng và trong suốt, thậm chí một lượng nhỏ máu có thể dẫn đến sự đổi màu đáng chú ý. Ngoài ra, vì mô ở khu vực này tương đối lỏng lẻo, chất lỏng rò rỉ từ các mạch máu dễ dàng tích tụ xung quanh mắt, kết quả là mắt đen phồng lên.

chữa mắt bị bầm tím hiệu quả

Nguyên nhân gây ra mắt bầm tím?

Mắt bầm tím thường là kết quả của một tai nạn trong đó một vật xung quanh vùng mắt xung quanh. Những tai nạn xảy ra vì vô số lý do, từ chơi thể thao hoặc tại nạn va chạm…

Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn của mắt bầm tím bao gồm viêm tế bào [nhiễm trùng nghiêm trọng quanh mắt] và gãy xương sọ, có xu hướng dẫn đến hai cẳng chân mà đôi khi được mô tả là “mắt gấu trúc”.

Điều trị hiện tượng mắt bị bầm tím

Như chúng ta đã thấy trong hầu hết các trường hợp, mắt bầm tím cũng giống như các vết bầm tím khác và không phải là nguyên nhân gây ra mối quan tâm cực đoan.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có một bác sĩ mắt kiểm tra mắt đen trước khi tự mình điều trị. Để đánh giá mức độ nghiêm trọng của mắt đen, hãy tìm các triệu chứng sau, và nếu có trong số đó, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay:

  • Máu trong mắt [hyphema]
  • Máu chảy từ tai hoặc mũi
  • Chóng mặt, ngất xỉu hoặc mất ý thức
  • Thay đổi thị lực, bao gồm thị lực mờ, nhìn đôi, mất thị giác hoặc sự xuất hiện của đèn flash hoặc floaters
  • Nôn
  • Không thể cử động mắt
  • Thay đổi hành vi hoặc thờ ơ
  • Đau nặng
  • Nhổ lông quanh mắt
  • Nhức đầu liên tục
chữa mắt bị bầm tím như thế nào?

Các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như ấm áp, đỏ, mủ hoặc sốt
Sưng hoặc sưng quá mức không phải do chấn thương.

Không bao giờ dùng thịt sống trên mắt bị bầm, vì điều này có thể làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng.

Cách chữa mắt bị bầm tím hiệu quả ngay tại nhà đó là chườm Lạnh có thể được áp dụng cho khoảng 15 đến 20 phút một lần và có thể được áp dụng mỗi giờ. Điều này sẽ giúp làm co thắt mạch máu và hạn chế lượng sưng.

Đối với bầm mắt nghiêm trọng thì bạn hãy đến ngay đơn vị chuyên khoa mắt để được điều trị một cách tốt nhất.

mẹo chữa mắt bị bầm tím

Bệnh viện mắt Hà Đông là một trong những đơn vị chuyên thăm khám và chữa trị các bệnh về Mắt uy tín tại khu vực Hà Nội. Nếu bạn muốn chữa trị các bệnh về mắt hiệu quả thì hãy đến ngay với chúng tôi để được thăm khám, điều trị một cách tốt nhất.

Chúng tôi cam kết đem đến sự hài lòng, uy tín, chất lượng cho mọi khách hàng. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ:

Bệnh viện Mắt Hà Đông
Địa chỉ: 2D Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Tp Hà Nội
Điện thoại: 02433.825.059
Website: //mathadong.com/

Nếu như các bạn muốn biết cách làm tan máu bầm ở mí mắt hiệu quả và nhanh chóng sau khi cắt mí hay bấm mí mắt thì hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng bác sĩ Phùng Mạnh Cường nhé!

Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt Hiệu Quả Không Phải Ai Cũng Biết

Nguyên nhân gây ra hiện tượng máu bầm ở vùng mí mắt là do các mạch máu tại mí mắt bị tổn thương hoặc bị vỡ do ngoại lực mạnh tác động, hoặc do thực hiện các biện pháp tiểu phẫu/phẫu thuật thẩm mỹ vùng mắt như cắt mí, bấm mí, lấy mỡ mắt… Tình trạng này sẽ làm mất tính thẩm mỹ của đôi mắt cũng như cả khuôn mặt.

Bên cạnh đó, nó còn mang lại những khó chịu, đau đớn và bất tiện vì làm cản trở khả năng quan sát của bạn. Bác sĩ Phùng Mạnh Cường đã tổng hợp các cách làm tan máu bầm ở mí mắt nhanh nhất để bạn tham khảo.

Máu bầm ở mí mắt chính là tình trạng bạn có thể soi gương quan sát được tại vị trí mí mắt và quanh mí mắt có hiện tượng tụ máu, bầm tím lên.

Những vết bầm ở mí mắt có khi xuất hiện cục bộ tại một vài vị trí hoặc cũng có thể là bầm tím gần như toàn bộ khu vực mí mắt với mức độ đậm nhạt khác nhau.

Hiện tượng máu bầm tím ở mí mắt nhiều khi có thể đi kèm thêm biểu hiện sưng nề và đau nhức vùng mắt. Nếu tình trạng chuyển biến xấu như thị lực có xu hướng thay đổi hoặc cơn đau nhức ở mắt phát sinh liên tục thì bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để áp dụng các phương pháp chữa trị y tế.

Tuy nhiên với những trường hợp nhẹ, bạn có thể tự xoa dịu vết thương bằng nhiều cách làm tan máu bầm ở mí mắt hiệu quả tại nhà đơn giản.

Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt Hiệu Quả Tại Nhà

Có rất nhiều cách làm tan máu bầm ở mí mắt khác nhau đem lại mức độ hiệu quả tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng máu bầm ở mí mắt.

Sau khi cắt mí hoặc bấm mí, bác sĩ thường khuyên nên chườm lại từ 1-2 ngày đầu tiên để giảm sưng, bầm. Lý do là hơi lạnh sẽ làm co các tế bào và ức chế xuất huyết, nhờ đó làm giảm tình tại máu bầm ở mí mắt. Việc này còn tạo sự thư giãn, thoải mái hơn và không còn cảm giác khó chịu ở vùng mắt.

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau cắt mí/ bấm mí trở đi, bạn có thể thay thế việc chườm lạnh bằng chườm ấm để giảm tình trạng máu bầm mí mắt. Sức nóng có tác dụng đánh tan máu bầm tích tụ ở mí mắt một cách nhanh chóng – an toàn – hiệu quả. Lưu ý giữ nhiệt độ vừa phải, tránh chườm quá nóng.

Hướng dẫn chườm:

  • 1 lần chườm từ 5-15 phút, mỗi lần cách nhau vài tiếng, 1 ngày chườm 5-6 lần.
  • Chườm lạnh: Dùng khăn bông quấn đều những đá viên sau đó nhẹ nhàng áp khăn lên khu vực mắt bị bầm tím. Mặt khác, các chuyên gia hàng đầu cho biết cách làm tan máu bầm ở mí mắt này chỉ hữu hiệu trong vòng tối đa 2 ngày sau khi cắt mí/ bấm mí.
  • Chườm nóng: Bạn sẽ cần một chiếc khăn nhỏ ngâm vào tô hoặc chậu có chứa nước nóng [Lưu ý không sử dụng nước sôi], sau đó lấy khăn ra và vắt thật khô, tiếp tục gấp khăn làm bốn và nhẹ nhàng áp lên mắt.

Lưu ý: Hãy đảm bảo khăn bông bạn dùng đã được giặt sạch nhằm phòng ngừa nhiễm trùng mắt.

Xem thêm: Cách chỉnh 2 mắt không đều

Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt Hiệu Quả Nhất Là Chườm Lạnh/Ấm

Để làm tiêu máu bầm mí mắt, massage cũng là một cách làm tan máu bầm ở mí mắt hiệu quả khác. Trong quá trình massage, vùng mí mắt sẽ được làm ấm lên và qua đó còn xoa dịu cơn đau nhức bằng cách tăng cường lưu lượng máu đến khu vực mắt cũng như làm tan máu bầm.

Cách thực hiện:

  • Massage xung quanh mắt theo hình tròn cùng chiều kim đồng hồ quay, sau đó đổi lại chiều ngược kim đồng hồ quay;
  • Miết nhẹ nhàng từ vị trí mí mắt trên sang hướng thái dương, sau đó đổi vị trí mí mắt dưới sang hướng thái dương…
  • Có thể thực hiện massage vùng mắt khoảng 3 lần mỗi ngày, vào sáng – trưa – tối. 
  • Tuy nhiên, nếu các động tác massage khiến bạn cảm thấy đau hoặc tình trạng sưng vẫn chưa thuyên giảm đáng kể, bạn nên ngừng phương pháp này ngay lập tức.
Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt Hiệu Quả Nhất Là Xoa Bóp Nhẹ Nhàng

Đây là cách làm tan máu bầm ở mí mắt rất dễ thực hiện. Bạn chỉ cần một quả trứng gà hoặc trứng vịt đã được luộc chín, bóc vỏ [trứng luộc có thể bóc vỏ hoặc không, nhưng tốt nhất nên bóc vỏ để tạo cảm giác mềm mại] và đợi một lúc để sức nóng giảm bớt rồi lăn qua lăn lại tại vùng bị bầm tím cho đến khi nào trứng nguội dần thì thôi. Thực hiện mỗi ngày từ 1 đến 2 lần sẽ cho hiệu quả rõ rệt.

Vitamin C tuy là chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da, nhưng nó còn hữu ích đối với quá trình làm tan máu bầm, thâm tím tại mắt cũng như tất cả các vị trí khác trên cơ thể. Do đó, nếu mí mắt bị bầm tím, bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C cho cơ thể thông qua những loại trái cây có vị chua như: Bưởi, quýt, cam, ổi, dâu tây hay những loại rau có màu xanh đậm.

Cây kim sa [Cúc núi – Arnica] hoặc cây liên mộc [comfrey – Symphytum officinale], có tác dụng làm giảm sưng, chống viêm và tan máu bầm rất tốt, do đó chỉ cần giã nhỏ cây thảo dược rồi đắp trực tiếp lên vùng mí mắt tổn thương sẽ làm giảm máu bầm nhanh chóng, giúp kiểm soát tốt các cơn đau. Hãy cẩn thận và đảm bảo nó không dính vào mắt.

Trong trái dứa [thơm] và đu đủ có chứa một loại enzyme có tên Bromelain. Loại enzyme này có khả năng phá vỡ các protein – nguyên nhân làm tắc nghẽn máu ở các mô, dịch qua đó làm giảm dần tình trạng bầm tím. Bạn có thể ăn trực tiếp, chế biến thành món ăn hoặc ép nước để uống mỗi ngày đều được.

Ngoài là một nguyên liệu nấu ăn, cải bắp còn là một cách làm tan máu bầm ở mí mắt hiệu quả mà ít người biết. Bên cạnh đó nó còn có khả năng kháng viêm rất tốt.

Cách thực hiện: lấy cải bắp rồi tách lấy ít lá rồi xay nát ra vắt lấy nước cốt. Sau đó bạn có thể dùng tăm bông thấm nước ép cải bắp và bôi trực tiếp lên vùng mí mắt đang bị bầm tím.

Hướng Dẫn Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt

Khoai tây không chỉ thực phẩm mà còn được xem là vị thuốc làm tan máu bầm ở mí mắt hiệu quả. Bạn có thể rửa sạch khoai tây, gọt vỏ và thái thành từng lát mỏng, đem đắp lên vùng mắt.

Để làm mặt nạ khoai tây thì rửa sạch đất trước, sau đó hãy gọt vỏ, luộc chín và dằm nhuyễn và trộn với sữa tươi, sữa chua không đường hoặc mật ong rồi đắp trực tiếp lên vùng mí mắt trong vòng 30 phút rồi rửa lại với nước.

Đây là cách áp dụng đối với những trường hợp bị máu bầm ở mí mắt mức độ vừa và nặng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng theo kê đơn.

Thông thường sau khi kết thúc quá trình phẫu thuật cắt mí, bấm mí, lấy mỡ mắt…bác sĩ Phùng Mạnh Cường có kê đơn thuốc với rất nhiều loại khác nhau cho khách hàng sử dụng tại nhà, trong đó có loại thuốc làm tan máu bầm ở mí mắt.

Nếu hiện tượng thâm tím ở mắt không giảm bớt sau 2 tuần, bạn cần sắp xếp lại công việc để dành thời gian đến gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt. Bởi việc bầm tím ở mắt kéo dài mang ý nghĩa mắt bạn đang gặp vấn đề nào đó khá là nghiêm trọng cũng như cần chữa trị kịp thời.

Không chỉ cần đợi sau 2 tuần, nếu bạn thấy mắt có những biểu hiện sau thì bạn cũng cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ:

  • Sắc tố xanh tím ở vết bầm trở nên đậm hơn hoặc không có dấu hiệu nhạt dần.
  • Tình trạng sưng đỏ biến nặng hơn.
  • Cảm thấy đau nhức ở mắt quá nhiều.
  • Tầm nhìn có vấn đề.
  • Thường xuyên nhức đầu, chóng mặt.
  • Hay bị hoa mắt.
  • Đỏ mắt.
Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt Tốt Nhất Là Tái Khám Bác Sĩ

Thông thường, vết thâm, vết bầm tím xung quanh mắt sẽ giảm sau 3 đến 5 ngày ngày cũng như biến mất hoàn toàn trong 2 tuần. Trong khoảng thời gian này, màu sắc chỗ mắt bị bầm sẽ có sự chuyển biến như sau:

  • Tại thời điểm chấn thương do va chạm hoặc do tiểu phẫu thẩm mỹ mắt: máu bắt đầu tích lũy tại khu vực xung quanh vết thương khiến sưng đỏ lên.
  • Trong 1 đến 2 ngày đầu tiên sau khi có vết thương: huyết sắc tố – hemoglobin trong hồng cầu vỡ ra, khiến vùng da xung quanh vết thương từ đỏ chuyển sang màu xanh tím. Cùng thời điểm đó, bạn cũng sẽ cảm thấy hơi đau nhức.
  • Từ ngày 3 đến ngày 7 sau khi có vết thương: cơ thể bắt đầu khôi phục, nó sẽ tự động “dọn dẹp” phần máu tích tụ tại mắt. Qua đó sẽ làm tình trạng đau nhức thuyên giảm và chuyển màu da từ xanh tím thành vàng lục.
  • Ngày 7 đến 14: Vết thâm có màu vàng lục xung quanh mắt sẽ chuyển sang vệt nâu nhạt.
  • Sau ngày 14: Vết bầm tím ở mắt dường như biến mất hoàn toàn.

Xem thêm: Bấm mí và cắt mí cái nào tốt hơn?

Tuy rằng thời gian chữa lành của vết bầm tím ở mắt thường là kéo dài đến 2 tuần, nhưng nó vẫn có thể rút ngắn hoặc kéo dài thêm phụ thuộc vào 1 số yếu tố như:

  • Vết thương bị tổn thương quá nhiều, cần nhiều thời gian để hồi phục và ngược lại.
  • Tuổi tác, càng trẻ thì càng hồi phục nhanh.
  • Sức khỏe tổng thể tốt, không mắc các bệnh vặt, bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Cách thức chữa trị bầm tím ở mắt của bạn là gì? Thực hiện có đúng không?
  • Cơ địa của mỗi người, người có cơ địa khó, nhạy cảm, hay bị dị ứng sẽ lâu hồi phục hơn.
Bác Sĩ Cường Chia Sẻ Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho đôi mắt. Cách làm: có thể sử dụng tăm bông và nước muối sinh lý để vừa vệ sinh mắt, vừa sát khuẩn để tránh viêm nhiễm hiệu quả nhất. Thấm tăm bông vào nước muối sinh lý và lau nhẹ vùng mí mắt 1 ngày 2 lần, vào buổi sáng và buổi tối. Nước muối có độ lành tính cao và không gây tổn thương cho da mắt nhạy cảm sau khi sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.

Giữ cao đầu: cử chỉ vươn cao đầu có khả năng trợ giúp máu ở mắt trực tiếp lưu thông về tim thay vì tiếp tục “dồn lại” ở khu vực xung quanh vết thương.

Không chèn ép, tạo áp lực cho mắt: nếu bạn lựa chọn làm cách làm tan máu bầm ở mí mắt hiệu quả nhất là cách chườm đá hoặc chườm ấm, hãy chú ý không ấn, không đè mạnh khăn hoặc túi chườm lên chỗ bầm tìm mà hãy nhẹ nhàng di chuyển qua lại như massage vậy.

Chủ động nghỉ ngơi thư giãn: Trong khoảng thời gian này, bạn không nên chơi thể thao cũng như tập thể hình [gym] vì có thể làm tình trạng bầm tím nghiêm trọng hơn.

Tránh để va chạm mạnh đến mắt như sờ nắn bóp, gãi, dụi mắt,…

Tham khảo ý kiến cũng như tuân theo chế độ chăm sóc mà bác sĩ đã căn dặn để có kết quả tốt nhất.

Trên đây là chia sẻ về cách làm tan máu bầm ở mí mắt hiệu quả nhất tại nhà cũng như đang được nhiều người chọn dùng nhất hiện nay. Bạn đọc hãy lưu giữ thông tin mà bác sĩ Phùng Mạnh Cường đã tổng hợp và sử dụng cho bản thân hoặc người thân khi cần nhé!

Mời các bạn xem thêm 1 số hình ảnh khách hàng lột xác sau thẩm mỹ mắt tại cơ sở của bác sĩ Phùng Mạnh Cường:

Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt An Toàn
Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt Có Thể Thực Hiện Tại Nhà
Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt – Cách chữa tụ máu ở mắt
Không Lo Bầm Mắt Do Đã Có Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt
Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt Đơn Giản
Bác Sĩ Hướng Dẫn Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt
Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt Cụ Thể
Cách Làm Tan Máu Bầm Ở Mí Mắt Chi Tiết

Video liên quan

Chủ Đề