Bắn các vì sao sẽ trúng mặt trăng

Vấn đề tình dục của con người trong không gian không hề là chuyện phù phiếm, do các sứ mệnh trên Trạm không gian quốc tế có thể kéo dài suốt nhiều tháng, chưa kể đến các chuyến bay tương lai đến mặt trăng và sao Hỏa.

Xét về kỹ thuật, có nhiều yếu tố khiến các phi hành gia không tìm được cảm hứng, từ chuyện lịch trình khá bận rộn cho đến việc khó tìm được “đối tượng” thích hợp, chưa kể đến định luật vạn vật hấp dẫn của Newton trong điều kiện vi trọng lực.

Các phi hành gia luôn kín miệng về vấn đề này, dù nhiều người thắc mắc rằng, nếu đã cân nhắc tất cả các yếu tố về vệ sinh cá nhân cũng như nghi thức xã hội, liệu “chuyện ấy” có thực sự khả thi trong không gian hay không.

Có thể quan hệ mọi nơi ?

“Vâng, điều đó là có thể. Con người đã có mối quan hệ về tình dục tại mọi địa điểm kỳ lạ, tuyệt vời và độc đáo, kể từ thời ban sơ của nhân loại”, theo Sputnik dẫn lời nhà vật lý học Kira Bacal, chuyên gia tham vấn về bệnh lý cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ [NASA].

Với những người chưa có kinh nghiệm, cần phải nắm vững cách “hành sự” trong điều kiện vi trọng lực, vì môi trường này là một thách thức về hình học và vật lý.

“Rõ ràng là trong tình trạng vi trọng lực, nếu tôi đẩy bạn, cả 2 chúng ta sẽ tách ra theo chiều hướng ngược lại. Còn trên trái đất, tùy thuộc vào trọng lượng của tôi so với bạn, và nếu chúng ta ở trên giường hay trên ghế sofa, bạn và tôi đều không bị đẩy ra xa”, bà Bacak phân tích.

Các chuyên gia kiểm tra đồ vũ trụ của phi hành gia NASA Anne McClian

Ảnh chụp màn hình Sputnik

Chuyên gia này cho biết một khi con người thoải mái với tình trạng vô trọng lực, họ có thể nghĩ ra nhiều tư thế khác nhau, nhưng sẽ cần thời gian và nỗ lực.

Một vấn đề nữa có thể khiến tình dục trong vũ trụ trở nên hỗn loạn là các chất lỏng liên quan đến “quy trình”, cũng như hành vi trong môi trường vi trọng lực.

Chưa hết, cơ thể các phi hành gia trong không gian cũng bị biến đổi, theo chuyên gia sinh học sinh sản Adam Watkins tại Đại học Nottingham [Anh], người có những nghiên cứu sâu về đề tài nhạy cảm này và đã có nhiều bài viết chuyên sâu về tình dục trong không gian.

“Nghiên cứu gần đây cho thấy tim của các phi hành gia thực ra nhỏ hơn so với khi ở trái đất. Bên cạnh đó, mạch máu, cơ bắp cũng thay đổi”, ông phân tích và cho rằng những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến “bản lĩnh đàn ông”, khi “trên bảo dưới không nghe” hoặc “nghe” không được lâu đủ để “xong việc”.

Theo giới khoa học, thông thường, các phi hành gia không có nhiều thời gian tự do để tán tỉnh nhau trên chuyến bay, chưa kể chuyện có gặp được người phù hợp hay không.

“Tôi nghĩ rằng ham muốn sẽ bị giảm bởi nhiều yếu tố như xa nhà và có lịch làm việc bận rộn. Bạn có ánh trăng, nhưng nó không phải là ánh nến. Do đó, không phải là một bối cảnh lãng mạn lắm. Và đơn thuần là bạn có thể không tiếp cận được ứng viên hợp nhau”, theo bà Bacal.

Hình ảnh mô phỏng con người thám hiểm để định cư trên mặt trăng

Ảnh chụp màn hình Sputnik

Bên cạnh đó, chuyên gia này còn lưu ý về vấn đề riêng tư, vì phi hành đoàn ít nhất cho đến tương lai gần là khó có khả năng có chốn riêng tư, nên nhiều người “mất lửa” khi trong không gian.

Trong tình huống xấu nhất, khi điều đó thôi thúc quá nhiều, các phi hành gia có thể “tự tay xử lý mọi việc”, bà nhận định. Tuy nhiên, điều này khó có thể xảy ra do khi lên quỹ đạo, thói quen của các phi hành gia cũng thay đổi.

Chẳng hạn như, một số người chán ăn suốt thời gian thực hiện sứ mệnh, nên nhiều chuyên gia cho rằng ham muốn tình dục cũng có thể thay đổi tương tự như sự thèm ăn.

Phần lớn các phi hành gia chỉ ở trong không gian một thời gian ngắn, có lẽ là vài tháng, nên giới chuyên môn cho rằng họ có thể khôi phục lại đời sống tình dục một khi trở về trái đất.

Tuy nhiên, nếu các phi hành gia bị kẹt lại ở mặt trăng hoặc sao Hỏa trong các chuyến thám hiểm tương lai, giới khoa học đồng ý rằng việc thỏa mãn nhu cầu tình dục trở nên quan trọng. “Đó có lẽ là điều mà NASA phải cân nhắc vì điều đó chưa từng xảy ra”, theo ông Watkins.

Sinh sản trong không gian

Vấn đề tình dục trong không gian dễ dẫn đến câu hỏi về một chuyện quan trọng khác là sinh sản trong không gian. Ông Adam Watkisn cho rằng nếu con người định cư bên ngoài trái đất trong tương lai, rõ ràng sinh sản là chuyện phải tính, và NASA cũng như một số cơ quan khác đã nghĩ đến. Các thử nghiệm cho chuột sinh sản trong không gian do NASA tiến hành trong năm 2010 và 2011 đã không có kết quả.

Hơn nữa, một số chuột cái ngưng rụng trứng trong không gian, còn một số khác mất thể vàng - khối tế bào phụ trách sản sinh hormone progesterone trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Thử nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm của NASA cho kết quả tích cực hơn, dù các phôi phát triển chậm hơn so với ở trái đất. Các chuyên gia còn lo ngại về việc mang thai trong không gian sẽ chịu ảnh hưởng từ tia phóng xạ từ mặt trời. Tuy nhiên, họ cho rằng việc gửi tinh trùng và trứng đến các hành tinh khác và thụ tinh nhân tạo ở đó sẽ khả quan hơn.

Tin liên quan

Tên lửa đẩy SLS trên bệ phóng ở mũi Canaveral, bang Florida

Các đội ngũ của NASA ở Trung tâm Không gian Kennedy thuộc bang Florida đã hoàn tất khâu chuẩn bị cho sứ mệnh Artemis 1, theo đó tên lửa khổng lồ thế hệ mới của NASA là SLS rời khỏi bệ phóng trong chuyến bay đầu tiên đến mặt trăng vào ngày 29.8.

Với chiều cao 98 m, SLS là tên lửa đẩy uy lực nhất từng được NASA chế tạo. Trong lần phóng đầu tiên, SLS sẽ mang theo khoang tàu vũ trụ Orion, lần này không có phi hành gia, đến mặt trăng.

Đây là sự kiện khởi động chương trình Artemis, theo đó quay lại mặt trăng và đến sao Hỏa, sau 50 năm kể khi NASA chấm dứt chương trình Apollo.

Dự kiến các phi hành gia có thể quay lại mặt trăng trong vài năm nữa nếu sứ mệnh Artemis 1 thành công. Tuy nhiên, NASA cũng cảnh báo nguy cơ cao cho sứ mệnh này và cuộc hành trình có thể bị cắt ngắn.

Ở chỗ ngồi của các phi hành gia trong khoang tàu Orion, phía NASA đặt vào 3 hình nộm để đo đạc độ rung, gia tốc và bức xạ. Trong đó bức xạ là một trong những mối đe dọa lớn nhất cho con người trong các sứ mệnh vũ trụ dài ngày.

Hôm 28.8, NASA xác nhận tên lửa đẩy và khoang tàu Orion không bị hư hại sau khi trải qua cơn giông vào ngày hôm trước. Tổng cộng 5 đợt sét đã đánh trúng các tháp cao 183 m bao xung quanh tên lửa trên bệ phóng.

Dự kiến sẽ tiếp tục có bão tại khu vực trong ngày phóng. Dù các nhà dự báo thời tiết cho hay xác suất thời tiết tốt, phù hợp cho việc phóng là 80% vào sáng 29.8, nhưng tình hình có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thời tiết vào thời điểm khai hỏa.

Nếu không thể phóng SLS vào ngày 29.8, ngày phóng kế tiếp dự kiến rơi vào 2.9.

Hiếm có: Bụi mặt trăng lấy từ bụng gián được đem ra đấu giá

Theo sau sứ mệnh Artemis 1, sớm nhất là vào năm 2024 NASA có thể đưa 4 phi hành gia đến mặt trăng và bay quanh vệ tinh tự nhiên của trái đất. Một vụ đổ bộ sẽ có thể được thực hiện vào năm 2025, và NASA đang hướng đến vùng cực nam chưa khai phá của mặt trăng.

Tin liên quan

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ [NASA] có kế hoạch đưa các phi hành gia lên mặt trăng vào năm 2025. Mục đích của chương trình là thiết lập cơ sở hạ tầng lâu dài trên Mặt trăng, từ đó tạo bàn đạp cho các chuyến du hành tham vọng hơn trong tương lai là đưa con người lên sao Hỏa.

NASA cho biết vụ phóng đầu tiên sẽ được thực hiện vào ngày mai 29/8 ở Florida với Hệ thống Phóng Không gian. Tàu vũ trụ SLS-Orion đã sẵn sàng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, và sẽ quay trở lại Trái đất trong chuyến bay thử nghiệm kéo dài sáu tuần có tên Artemis I.

Ông MIKE SARAFIN - Người phụ trách sứ mệnh Artemis: “Chúng tôi có cảm giác mong đợi và phấn khích cao độ. Đây là một chuyến bay thử nghiệm. Đó là một tên lửa mới và một tàu vũ trụ mới để đưa con người tới lên mặt trăng trong chuyến bay tiếp theo. Đây là điều chưa từng được thực hiện trong hơn 50 năm. Chúng tôi sẽ học được rất nhiều điều từ chuyến bay thử nghiệm Artemis-1 và thông qua trải nghiệm này, chúng tôi sẽ thay đổi và sửa đổi bất cứ điều gì cần thiết để chuẩn bị tinh thần cho chuyến bay của phi hành đoàn trong nhiệm vụ tiếp theo."

Tàu vũ trụ SLS-Orion được coi là tên lửa phức tạp và mạnh nhất thế giới, đã phải trải qua một cuộc kiểm tra căng thẳng nghiêm ngặt trước khi nó được coi là sẵn sàng chở các phi hành gia. Thiết bị này đại diện cho hệ thống phóng thẳng đứng mới lớn nhất mà NASA đã chế tạo kể từ khi tên lửa Saturn V bay trong chương trình mặt trăng Apollo những năm 1960 và 1970.

Hơn một thập kỷ phát triển với nhiều năm trì hoãn và chi phí vượt quá hàng tỷ đô la, tàu vũ trụ SLS-Orion cho đến nay đã tiêu tốn của NASA ít nhất 37 tỷ đô la, bao gồm thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và cơ sở vật chất trên mặt đất. 
 

Thực hiện : Quỳnh Hoa

Video liên quan

Chủ Đề