Bảng giá sữa th true milk 2023

Mới đây Hiệp hội sữa Việt Nam có công văn gửi Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiến nghị về các chính sách liên quan đến đường nhập khẩu. Theo công văn này, Hiệp hội sữa Việt Nam cho biết, để đảm bảo nhu cầu sữa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các doanh nghiệp chế biến sữa Việt Nam có nhu cầu lớn về đường nhằm đáp ứng sản xuất.

Công văn cũng cho biết, trong khi tổng nhu cầu sử dụng nguyên liệu đường trên cả nước ước đạt gần 2 triệu tấn thì tổng nguồn cung đường trong nước sản xuất lại không đủ đáp ứng. Để bù đắp lượng đường thiếu hụt, Hiệp hội sữa kiến nghị bổ sung lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường thêm 600-800 tấn nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng nguyên liệu đường trên cả nước [tỷ lệ phân bổ 70% đường thô và 30% đường tinh luyện].

Sản xuất đường tại một nhà máy. Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề cung- cầu của ngành mía đường trong nước cũng như nhận định “đường nội không đủ cung”, ông Nguyễn Văn Lộc - Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam [VSSA] khẳng định: Việt Nam không thiếu đường mà chỉ thiếu đường giá rẻ.

Dẫn chứng cụ thể, ông Lộc cho biết, VSSA ước tính tổng cung đường năm 2022 hơn 2,6 triệu tấn lớn hơn tổng cầu trong khoảng 2,1 - 2,3 triệu tấn, chưa kể lượng đường nhạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO 113.400 tấn nên cân đối cung cầu đường sẽ là thừa cung cho cả năm 2022.

Nguồn VSSA

Trên thực tế, ông Lộc cho biết, Hiệp hội sữa Việt Nam đang kiến nghị được nhập khẩu đường từ Thái Lan, trong khi đó đường của nước này lại đang bị áp thuế chống bán phá giá. Cụ thể, ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1578/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức lần lượt là 42,99% và 4,65%.

Đến đầu tháng 8 năm nay, Bộ Công Thương tiếp tục quyết định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar trên cơ sở mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp được quy định tại Quyết định 1578.

Lý giải việc áp thuế chống bán phá giá và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại này, trong nhiều báo cáo gần đây VSSA đều chỉ ra rằng việc đánh thuế là biện pháp cần thiết để bảo vệ ngành mía đường Việt Nam. Cụ thể, ngành mía đường luôn được Thái Lan bảo hộ một cách triệt để. Mỗi năm, Chính phủ Thái Lan chi 2-3 triệu USD cho công tác nghiên cứu giống mía để bàn giao miễn phí cho nhà máy và nông dân. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng hỗ trợ 1-2% lãi suất để nông dân đầu tư máy móc sản xuất, triển khai chính sách miễn thuế nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu… Hằng năm, trong ít nhất 1,3 tỷ USD mà Chính phủ Thái Lan dành ra để hỗ trợ ngành mía đường thì có hơn 775 triệu USD được sử dụng cho mục đích trợ giá, bù đắp mỗi khi giá đường trên thế giới sụt giảm. Thái Lan cũng kiểm soát chặt chẽ hạn ngạch nhập khẩu, theo đó đơn vị nào muốn nhập khẩu đường vào Thái Lan thì phải trực tiếp đi xin giấy phép, song thực tế việc này hiếm khi xảy ra. Đây là những nguyên nhân khiến giá thành sản xuất đường của nước này luôn ở mức thấp hơn các nước trong khu vực.

Đối với đường Việt Nam, dù gần đây có biện pháp phòng vệ thương mại và giá đường trong nước đã tăng nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với các nước trong khu vực [đặc biệt chỉ khoảng 50% so với giá đường tại Philippines]. Chính vì thế mà đường Thái Lan đã liên tục tràn vào Việt Nam, đe dọa ngành sản xuất đường nội địa, khiến nhiều nhà máy đường lao đao, đóng cửa. Việc các nhà máy đường làm ăn thua lỗ cũng dẫn tới khó lòng thu mua mía cho nông dân với giá cao, dẫn tới cảnh trồng - chặt ở nhiều nơi.

Theo bảng so sánh của VSSA thì giá đường Việt Nam hiện vẫn thấp hơn nhiều nước.

“Việc Bộ Công Thương áp dụng phòng vệ thương mại với mía đường là cần thiết để bảo vệ ngành sản xuất trong nước theo thông lệ quốc tế. Đồng thời tạo sân chơi để doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp nước ngoài”- đại diện của VSSA nhìn nhận.

Theo ghi nhận ý kiến của một số doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, sữa ở TP. Hồ Chí Minh- cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng “kêu” thiếu đường. Chẳng hạn TH True Milk cho biết do có nhà mày sản xuất đường nên không thiếu, còn Công ty CP ABC Việt Nam thì khẳng định đã có nguồn đường dự trữ đến hết năm nên không cần phải nhập.

Tập đoàn TH sẽ đầu tư nhiều dự án kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn tại Tây Nguyên

twitter zalo mail printer

22/11/2022 | 10:36

ĐỖ KHUÊ

Facebook Youtube Bình luận Trở lại Xã hội

0:00 / 0:00

0:00

Nam miền Bắc

  • Nam miền Bắc

  • Nữ miền Bắc

  • Nữ miền Nam

  • Nam miền Nam

[PLO]- Tham gia Hội nghị triển khai phương hướng phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030, Anh hùng Lao động Thái Hương cho biết Tập đoàn TH dự kiến đầu tư các dự án công nghệ cao theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở 4 lĩnh vực mà TH đánh giá có tiềm năng lớn.

Ông Vijay Kumar Pandey, Đại diện HĐQT Tập đoàn TH và ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông trao biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác.

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu phát triển vùng Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hoá dân tộc, điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.

Cần những doanh nghiệp đủ tâm và tầm

Phát biểu trước Thủ tướng Chính phủ, Anh hùng Lao động Thái Hương, Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH cho biết rất đồng lòng, ủng hộ với mong muốn, kỳ vọng to lớn của Nghị quyết 23, để Tây Nguyên trở thành vùng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Đặc biệt tận dụng tối đa toàn bộ nguồn lực của Tây Nguyên như đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, đất đỏ bazan.

Theo nhận định của bà Thái Hương, Tây Nguyên chưa phát triển đúng tầm cỡ. Ở đây chưa có những doanh nghiệp [DN], tập đoàn đủ lớn.

“Chính phủ cần có những chính sách phù hợp với thực tiễn để lôi kéo tầng lớp này. Với nguy cơ biến đổi khí hậu và mực nước biển tăng hàng năm, Tây Nguyên sẽ là chỗ dựa vững chắc cho tương lai con cháu đời sau, cần được giữ vững bằng con đường phát triển bền vững, với mô hình kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn. Bởi vậy, phải có những DN có tâm và tầm, sử dụng nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý, hiệu quả và đưa nông dân địa phương vào chuỗi mắt xích sản xuất”- bà khẳng định.

Nhắc đến vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên đất, bà Thái Hương bày tỏ những lo ngại xuất phát từ thực tiễn mà DN đã trải qua: “Có những nguồn đất đai từ những nông lâm trường trả về cho địa phương thì đang bị lấn chiếm và phát triển kinh tế tự phát. Sản phẩm không trở thành hàng hóa và không đi theo quy chuẩn nào hết. Khi chúng tôi làm đề xuất phát triển kinh tế xanh, cần diện tích lâm nghiệp, chính quyền vẫn không dám đưa ra quyết định dù đó là khu vực người dân đã canh tác hàng chục năm rồi, nhưng lý do là đó “vẫn là đất rừng, không được động chạm đến”. Tôi mong muốn Chính phủ có nguồn kinh phí cùng với địa phương lập lại bản đồ hiện trạng đất đai Tây Nguyên, từ đó có bộ chính sách ứng xử phù hợp”.

4 đề xuất phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn vùng Tây Nguyên

Cũng tại Hội nghị, Anh hùng Lao động Thái Hương đưa ra 4 định hướng, dưới lăng kính của một nhà tư vấn và đầu tư của nhiều dự án trong nước và quốc tế.

Thứ nhất, bà Thái Hương cho rằng Tây Nguyên đủ điều kiện để phát triển mạnh về chăn nuôi đại công nghiệp. Là đơn vị đang vận hành nhiều dự án sản xuất kinh doanh, trong đó nổi bật là “Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao”, sản xuất sữa tươi sạch mang thương hiệu TH true MILK. TH dự kiến phát triển chăn nuôi bò sữa tập trung tại Đắk Nông, đồng thời liên kết với người nông dân nhằm đưa họ tham gia vào như một mắt xích của chuỗi chăn nuôi, sản xuất.

Thứ hai, bà Thái Hương nhấn mạnh về khai thác khoáng sản bền vững, cần đưa khoa học công nghệ vào để phát triển kinh tế xanh và không để lại hệ lụy về môi trường cho các thế hệ con cháu sau này. Đồng thời cần khai thác một cách hiệu quả hơn những vùng đất có khoáng sản nhưng trữ lượng không đủ lớn, thay vào đó có thể trồng cây, trồng thảo dược, tạo ra nhiều giá trị hơn...

“Tây Nguyên có nguồn nước ngầm tốt do có hệ sinh thái của núi lửa để lại. Thế nên tôi đã tư vấn Tập đoàn TH vào khai thác nước ngầm tại Đắk Nông. Người tiêu dùng Việt xứng đáng được hưởng nguồn nước tinh khiết tốt nhất” – bà Thái Hương chia sẻ lĩnh vực thứ ba mà TH quan tâm tại Tây Nguyên.

Lĩnh vực thứ tư, về du lịch nghỉ dưỡng, dưỡng lão, Nhà sáng lập Tập đoàn TH nêu ý kiến rằng Việt Nam có đủ điều kiện phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề. Nhưng cần quy hoạch để tạo ra một công viên du lịch cộng đồng có sự đa dạng.

Tại sự kiện, Tập đoàn TH ký kết hai biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Đắk Nông và UBND tỉnh Lâm Đồng về phát triển các dự án tại đây. Trong đó, TH dự kiến phát triển bò sữa tại Đắk Nông và tiếp tục phát triển dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, trồng cây ăn quả và các loại thảo dược tại tỉnh Lâm Đồng.

ĐỖ KHUÊ

Tin liên quan

F5 năng lượng mỗi ngày với bộ đôi Nước uống sữa trái cây mới của TH true JUICE milk

TH true MILK GOLD: Sản phẩm ‘vàng’ cho sức khỏe người lớn tuổi

Hơn 300 nghìn vỏ hộp sữa và chiến dịch lan tỏa sống xanh của TH true MILK

Từ khóa

Vijay Kumar Pandey Thái Hương Tập đoàn TH UBND tỉnh Đắk Nông Nghị quyết 23 Hồ Văn Mười Tuần hoàn Bò sữa Tây nguyên

Chủ Đề