Bánh chưng để tủ lạnh được bảo lâu

Tại sao bánh chưng là món ăn truyền thống vào dịp Tết?

Ở nước ta, bánh chưng là món ăn không thể thiếu vào dịp Tết Nguyên đán. Đây là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông với đất trời. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết của dân tộc Việt Nam, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương.

Bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh đúng cách. Hình minh họa.

Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân bên trong ruột tượng trưng cho công ơn sinh thành, tình cha mẹ luôn yêu thương và đùm bọc con cái. 

Cách bảo quản bánh chưng đúng cách trong tủ lạnh

Do dịp Tết Nguyên đán nhà nào cũng gói bánh chưng nên thường xảy ra tình trạng gói nhiều, ăn không hết nên mọi người phải có cách bảo quản, thông thường là để trong ngăn mát tủ lạnh để bánh không bị thiu mốc.

Bởi lẽ, bánh chưng mốc nhưng nhiều người vẫn cố gắng tận dụng bằng cách rán hoặc hấp lại nhưng đều có những nguy hiểm nhất định đến sức khỏe. Theo các chuyên gia, một số loại vi khuẩn, nấm mốc sau khi chết vẫn tiết ra độc tố gây ra ngộ độc cho người sử dụng, nguy hiểm hơn là ung thư. Ngoài bánh chưng, tất cả những loại thực phẩm khác như lạc, đỗ, gạo bị mốc nếu ăn vào đều nguy hiểm.

Trả lời trên báo chí trước đó, TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cũng đã từng khuyến cáo trước truyền thông tốt nhất không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc như vậy vì tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm.

Do vậy, bảo quản bánh chưng đúng cách là việc làm cực kỳ cần thiết, nhất là trong không khí nồm ẩm như miền Bắc hiện tại.

Bánh chưng có thể bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh đều được. Nếu để ở ngăn mát tủ lạnh, ăn tới đâu cắt tới đó, phần còn lại chúng ta nên sử dụng màng bọc thực phẩm bọc kín lại thì bánh có thể để được 1-2 ngày. Và nhiệt độ thích hợp khi bảo quản bánh ở ngăn này là 5-10 độ C.

Nếu chúng ta bảo quản bánh chưng trong ngăn đá tủ lạnh thì thời gian bánh sử dụng vẫn an toàn là khoảng 15-20 ngày, thời gian thích hợp là dưới 3 độ C. Tuy nhiên, khi để bánh lâu trong ngăn đá, bánh khi lấy ra sẽ bị cứng, sượng [người ta gọi là hiện tượng lại gạo] nên bạn phải đem luộc lại bánh thì mới có thể sử dụng. 

Lưu ý: Bánh chưng nên được để riêng biệt với các loại đồ ăn sống có trong tủ lạnh để tránh bị nhiễm khuẩn.

Hồng Hạnh [tổng hợp]

Bánh chưng, bánh tét là món ăn ngon truyền thống trong dịp Tết của người Việt Nam. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị ôi thiu, lên mốc nếu không bảo quản đúng cách. Những lưu ý sau sẽ giúp bạn bảo quản loại thực phẩm này khỏi mốc, hỏng. 

;

Nếu muốn bảo quản bánh chưng, bánh tét lâu hơn bạn nên cho bánh vào tủ lạnh. Với cách bảo quản này, bánh sẽ bị sượng [lại gạo] nên khi dùng, bạn cần hấp lại hoặc chiên.

Bạn vẫn có thể bảo quản được khoảng 7 đến 10 ngày ở điều kiện bên ngoài tùy thuộc vào khâu gói bánh buộc lạt có chặt hay không, môi trường, nhiệt độ không khí như thế nào,..  Nếu muốn tăng thời gian bảo quản, bạn nên đặt chúng trong ngăn mát tủ lạnh. Trong suốt thời gian bảo quản, cần thường xuyên kiểm tra xem bánh có bị nấm mốc hay không. Mỗi lần ăn bạn cho vào lò vi sóng hoặc hấp và cũng có thể chiên bánh.

Mẹo bảo quản bánh chưng trong ngày Tết. Đồ họa: Tường Vân.

Để bánh được bảo quản được khoảng 15 đến 20 ngày, bạn cất giữ bánh trong ngăn đá tủ lạnh. Bạn cần để bánh còn nguyên vẹn lá gói khi cho ngăn đá tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó. Sau khi cắt bạn dùng màng bọc thực phẩm bao kín bánh lại và đặt lại vào tủ.

Lưu ý khi bảo quản bánh chưng và bánh tét

-  Trước khi tiến hành gói bánh, bạn cần phải rửa kĩ lá gói bánh bằng nước sạch, trụng lá 1 lượt nhanh qua nước nóng để loại bỏ vi khuẩn, như vậy bánh sẽ giữ được lâu hơn.

- Chất bẩm từ thực phẩm khác dính vào bánh, dễ gây ra nấm mốc, ôi thiu. Do đó, bạn nên dùng dao sạch để cắt bánh, tránh tình trạng dao còn bám thực phẩm hay bụi. 

- Trong khi gói bánh, bạn không nên gói bánh quá chặt tay hoặc quá lỏng. Nếu gói bánh quá chặt sẽ làm bánh dễ bị lại gạo. Còn nếu gói bánh quá lỏng, thì bánh khi nấu sẽ rời rạc và dễ bị hỏng hơn.

- Sau khi nấu chín bánh chưng, dùng nước sạch rửa lại bánh, để loại bỏ các chất nhựa có trong lá. Sau đó, treo bánh tại nơi thoáng mát, giúp bánh khô ráo hoàn toàn. Cuối cùng bạn đặt bánh lên một tấm bìa và dùng vật nặng ép bánh chặt lại hơn.

- Nếu bánh xuất hiện nấm mốc nhẹ ở bên ngoài lá gói, bạn có thể hơ bánh trên lửa nhằm loại bỏ nấm mốc, sau đó dùng màng bọc thực phẩm gói bánh lại và tiếp tục bảo quản.

- Bánh cần được luộc chín thật kỹ để gạo nếp nở thật đều, bánh mềm ngon và bảo quản được lâu. Sau khi luộc bánh chín bạn nên lấy bánh ra để bánh hơi nguội, rồi cho bánh vào một chậu nước sạch và rửa cho bánh hết lớp mỡ bên ngoài lá gói, giúp giữ bánh được lâu hơn.

- Nếu bánh có tình trạng khô cứng [lại gạo], bạn có thể mang bánh đi luộc nếu chưa bóc bỏ lớp vỏ hay hấp lại bánh để bánh được mềm dẻo, thơm ngon.

Bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh được không? Bánh chưng để ngăn đá được bao lâu là câu hỏi nhiều người quan tâm để khi làm bánh chưng dịp Tết.
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu của các gia đình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền. Nhiều gia đình thường gói bánh để cúng biếu nhưng không thể ăn hết ngay được, bởi ăn nhiều bánh sẽ nhanh chóng trở nên ngán. Nhưng bánh chưng để lâu bánh sẽ bị ẩm mốc, bị lại gạo và làm thay đổi màu sắc, hương vị của bánh.  Nếu bạn đang chưa biết cách làm thế nào để giữ bánh chưng bánh tét được lâu thì hãy tham khảo các mẹo sau đây nhé!

​Có nên bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh? Thực chất không nên cất bánh chưng vào tủ lạnh bởi sẽ khiến bánh cứng hay còn gọi là bị lại gạo. Tuy nhiên nếu thời tiết nóng khiến vi khuẩn sinh sôi làm bánh dễ thiu và nhanh bị ẩm mốc thì có thể bảo quản bằng tủ lạnh. Bạn bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh thì ăn đến đâu cắt tới đó, còn phần dư dùng màng che thực phẩm bọc kín lại nếu ăn bánh từ 1-2 ngày.Còn nếu bạn muốn bảo quản dài ngày thì nên để trong ngăn đá tủ lạnh. Bánh chưng để ngăn đá tủ lạnh được 15 – 20 ngày. Khi lấy bánh ra có thể bánh đã bị sượng, lại gạo và cứng nên bạn cần luộc lại bánh để có thể sử dụng. Khi lấy bánh ra bạn cũng có thể hấp hoặc rán trước khi ăn.Đối với những chiếc bánh bị mốc trắng, bị lên men mùi chua ở phần góc bánh do phần này khi gói hay bị rách hay ở lớp vỏ bánh bên ngoài thì phải cắt bỏ phần bị lên men và mốc đi, các phần còn lại không bị hỏng còn giữ nguyên mùi thơm của bánh vẫn sử dụng được an toàn.

​Do thời tiết ở nước ta nóng ẩm và dịp Tết thường có nắng nên bánh rất nhanh thiu và mốc. Nếu bảo quản trong tủ lạnh bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn mát ở nhiệt độ 5-10 độ C và bảo quản trong ngăn đá dưới 3 độ C.Lưu ý khi làm bánh chưng: Không làm quá nhiều bánh hay gói bánh với số lượng nhiều, việc gói nhiều nhưng không ăn hết và để dài ngày trong dịp Tết rất dễ bị mốc và lãng phí. Khi bánh đã bị mốc nhiều không nên ăn bánh, ăn bánh như vậy rất dễ bị đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Nên luộc lại bánh, hấp lại hoặc chiên lên đối với bánh chưng bảo quản bên ngoài từ 3-5 ngày.Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc bánh chưng để ngăn đá được bao lâu.

Bài viết sau sẽ chia sẻ cho các bạn cách bảo quản bánh chưng, bánh tét trong ngăn đá tủ lạnh đúng cách và giữ chất lượng bánh ngon được lâu nhất mà không lo bị hỏng hay khô cứng khi ăn.

Bánh chưng, bánh tét là món ăn không thể thiếu mỗi dịp năm mới. Trước ngày Tết cổ truyền, rất nhiều gia đình chọn mua hoặc tự làm bánh với số lượng lớn để ăn dần trong những ngày xuân tới. Để bảo quản món ngon này lâu hỏng, nhiều gia đình đã chọn cách bảo quản bánh chưng trong ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, bảo quản làm sao để bánh không bị hỏng, cứng, mốc hay dậy mùi sau khi lấy ra sử dụng thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu ngay cách bảo quản bánh chưng trong ngăn đá tủ lạnh trong phần dưới đây để tránh lãng phí và có được món ăn ngon trong ngày Tết.

Bọc kín bánh chưng trước khi bỏ vào ngăn tủ: Để bánh được bảo quản lâu trong ngăn đá tủ lạnh, bạn cần để bánh còn nguyên vẹn lá gói, không hở phần bên trong rồi mới cho vào bảo quản. Nếu bánh đã bị cắt ra, hãy dùng màng bọc thực phẩm bao kín bánh lại và đặt vào tủ. Cách này có thể giúp bạn bảo quản bánh trong khoảng từ 15 ngày đến 20 ngày.

Nguồn: Bachhoaxanh

Hút chân không trước khi bỏ vào tủ: Tương tự như cách bọc kín, phương pháp hút chân không sẽ giúp bánh để được lâu và giữ chất lượng bánh tốt hơn khi bỏ trong ngăn đá tủ lạnh. Hút chân không sẽ khiến bánh khó tiếp xúc với không khí, từ đó giảm tình trạng hư hỏng, oxy hóa của thực phẩm. Sau khi hút chân không, bánh chưng có thể bảo quản từ 15 đến 20 ngày khi để trong ngăn đá.

Nguồn: 2dep

Lưu ý, khi lấy bánh ra khỏi tủ, để tránh bánh bị sượng, không ngon và vẫn dẻo như trước thì bạn cần luộc lại bánh rồi mới sử dụng. Cách đơn giản nhất là bạn hấp lại bánh bằng nồi thổi xôi hoặc bỏ vào nồi cơm đã cạn nước và đậy vung lại. Khi cơm chín, mở vung ra thì bánh của bạn sẽ nóng và mềm trở lại.

Cách bảo quản bánh tét trong ngăn đá tủ lạnh để ăn được lâu

Bên cạnh cách bảo quản bánh chưng thì bảo quản bánh tét cũng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là dân miền Trung - nơi có đặc trưng gói bánh tét vào ngày Tết. Với cách bảo quản bánh tét thì có phần khác hơn bánh chưng.

Cụ thể, bánh tét sau khi luộc xong, bạn vớt ra và treo bánh ở những nơi thoáng mát cho đến khi bánh nguội. Tuyệt đối không cho bánh còn nóng vào túi kín hoặc và tủ, bởi cách làm này sẽ khiến bánh bị hầm hơi và nhanh thiu hơn. Lưu ý khi bảo quản bánh tét bằng tủ lạnh thì trước khi ăn, bạn cần đem bánh rã đông ở nhiệt độ thường rồi đem bánh luộc nóng lên. Với cách bảo quản trong tủ đá thì bạn có thể bảo quản bánh khoảng 15 ngày.

Nguồn: Vietgiaitri

Những lưu ý khi làm bánh chưng, bánh tét dịp Tết giúp bảo quản được lâu hơn

Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi làm bánh chưng dịp Tết để khi làm xong, bạn có thể bảo quản được bánh lâu hơn:

- Lá gói bánh chưng, bánh tét thường là lá dong, lá chuối. Trước khi tiến hành gói bánh, bạn cần phải rửa kỹ bằng nước sạch, trụng lá một lượt nhanh qua nước nóng để loại bỏ vi khuẩn, như vậy bánh sẽ giữ được lâu hơn.

- Trong khi gói bánh, bạn không nên gói bánh quá chặt tay hoặc quá lỏng. Nếu gói bánh quá chặt sẽ làm bánh dễ bị lại gạo ảnh hưởng đến chất lượng của bánh. Còn nếu gói bánh quá lỏng, thì bánh khi nấu sẽ rời rạc và dễ bị hỏng hơn.

Nguồn: 2dep

- Bánh cần được luộc chín thật kỹ để gạo nếp nở thật đều, bánh mềm ngon và giữ được lâu, tránh tình trạng ẩm mốc ngược từ phần nhân ra phần vỏ. Sau khi luộc bánh chín bạn nên lấy bánh ra để bánh hơi nguội, rồi cho bánh vào một chậu nước sạch và rửa cho bánh hết lớp mỡ bên ngoài lá gói, giúp giữ bánh được lâu hơn.

- Nếu bánh có tình trạng lại gạo [nếp bị khô, cứng], bạn có thể mang bánh đi luộc [nếu chưa bóc bỏ lớp vỏ] hay hấp lại bánh.

Video liên quan

Chủ Đề