Nêu ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng bánh giầy

Trình bày ý nghĩa của văn bản “Bánh chưng bánh giầy”.

Qua đọc hiểu văn bản “Bánh chưng bánh giầy”, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

Qua đọc hiểu văn bản “Bánh chưng bánh giầy”, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

Hướng dẫn

Bánh chưng bánh giày là câu chuyện dân gian mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, đó không chỉ là những giá trị về lịch sử mà qua đó độc giả còn thấy được những giá trị văn hóa tốt đẹp được gây dựng từ nhiều đời. Em hãy nêu ý nghĩa của Truyền thuyết Bánh Chưng bánh Giày để thấy được truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Giới thiệu truyền thuyết và đề cập tới ý nghĩa của truyền thuyết bánh Chưng bánh Giày: Truyền thuyết bánh Chưng bánh Giày từ thời Vua Hùng đã để lại cho dân tộc ta cho tới ngày nay rất nhiều giá trị lịch sử và giá trị văn hóa đặc sắc

-Nêu những ý nghĩa của truyền thuyết bánh Chưng bánh Giày

  • + Ý nghĩa về tình cảm nhân dân, vợ chồng: bánh Chưng bánh Giày không chỉ chứa đựng tấm lòng, tâm huyết và công sức của một người mà chúng còn đại diện cho sự thuận lòng của nhân dân.
  • + Ý nghĩa về việc tuyển chọn người tài: vua Hùng đã gìn giữ và phát huy nét đẹp của nền văn minh Văn Lang, rằng chọn người tài không phải là cha truyền con nối.
  • + Ý nghĩa của chiếc bánh trong đời sống và văn hóa: bánh Chưng là loại bánh cổ truyền của dân tộc vào mỗi dịp Tết, đó là vật phẩm không thể thiếu.

Ý nghĩa của bánh Chưng bánh Giày: Tuy chỉ là loại bánh nhưng chúng đã thoát khỏi bóng của một chiếc bánh, thấm nhuần vào tình yêu quê hương đất nước.

Bài liên quan đến truyền thuyết Bánh chưng bánh giày:

>>Suy nghĩ của em về hình tượng bánh Chưng bánh Giày trong Truyền thuyết Bánh Chưng bánh Giày

>>Em hãy chỉ ra nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Chưng bánh Giày ngày Tết qua Truyền thuyết Bánh Chưng bánh Giày”

>>Phát biểu cảm nghĩ của em về truyền thuyết Bánh chưng bánh giày”

Truyền thuyết bánh Chưng bánh Giày từ thời Vua Hùng đã để lại cho dân tộc ta cho tới ngày nay rất nhiều giá trị lịch sử và giá trị văn hóa đặc sắc. Hai loại bánh đó được coi là món ăn đặc biệt, sản vật truyền thống trong phong tục tập quán của mọi người dân Việt.

Lang Liêu để tìm của ngon vật lạ dâng cho vua đã dựa vào kinh nghiệm của cha ông, lời khuyên của vợ mình để rồi làm ra được bánh Chưng và bánh Giày, được coi là “của ngon vật lạ do chính tay mình làm ra”. Như vậy, bánh Chưng bánh Giày không chỉ chứa đựng tấm lòng, tâm huyết và công sức của một người mà chúng còn đại diện cho sự thuận lòng của nhân dân, sự đồng lòng giữa vợ và chồng. Chứng tỏ rằng Lang Liêu là một chàng trai không chỉ có tài năng, trí thông minh mà còn rất đức độ.

Truyền thuyết cũng nêu bật lên giá trị của việc tuyển chọn người tài, vua Hùng đã gìn giữ và phát huy nét đẹp của nền văn minh Văn Lang, rằng chọn người tài không phải là cha truyền con nối, người vua phải biết lắng nghe dân dân, chọn lựa người tài đứng đầu được nhân dân, đó là biểu hiện của việc lấy dân làm gốc, một truyền thống xuyên suốt lịch sử dân tộc ta. Không chỉ có hương vị đặc biệt, của lạ đáng quý mà bánh Chưng bánh Giày còn mang nhiều ý nghĩa khác nữa. Sản vật đó như là sự bày tỏ lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ. Trong từng chiếc bánh là tinh túy của đất trời quê hương, ruộng đồng, những hạt ngọc trời, và là tinh hoa của người có tài.

Trên thế giới, mỗi đất nước, dân tộc đều có những món ăn đặc sắc ahy còn gọi là món ăn đặc trưng, truyền thống của các ngày lễ, Tết. Ví dụ như những ngày Tết ở Nhận Bản, bữa cơm của họ thường có mì ống và bánh quy bởi họ cho rằng mì ống tượng trưng cho tuổi thọ còn bánh quy tượng trung cho sự giàu có. Còn ở Việt Nam, chắc hẳn ai cũng biết chính bánh Chưng là loại bánh cổ truyền của dân tộc vào mỗi dịp Tết, đó là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên cũng như là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Bánh Chưng vừa là hình ảnh tượng trưng cho đất nước [tổ tiên ta đã từng cho rằng mặt đất hình vuông], màu xanh của lá rong như màu xanh của núi rừng, ngoài ra chiếc bánh còn thể hiện cho sự đầy đủ, no ấm và người ta thường mang biếu cho nhau những cặp bánh Chưng là bởi mong muốn cầu chúc cho nhau một năm mới thật ấm no và hạnh phúc.

Cho đến nay, bánh Chưng bánh Giày đã trở thành món ăn truyền thống quen thuộc của chúng ta, chúng ta cần gìn giữ và phát huy những ý nghĩa tốt đẹp của hai loại bánh này, để thấy được rằng, tuy chỉ là loại bánh nhưng chúng đã thoát khỏi bóng của một chiếc bánh, chúng đã trở thành đại diện của văn minh Văn Lang, đại diện cho một thời kì lịch sử, văn hóa của dân tộc ta. Cùng với con người, từng chiếc bánh ngày càng thấm nhuần vào tình yêu quê hương đất nước.

Theo wikisecret.com

Bánh chưng bánh giầy vốn là món ăn truyền thông mỗi mùa tết đến xuân về, hay những dịp đặc biệt trong năm mà dân ta vẫn thường làm để cúng lên tổ tiên. Vậy bạn đã biết ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng bánh giầy là gì chưa? Hãy để Cunghocvui giải đáp ở trong bài viết này nhé >> Em có suy nghĩ gì về việc chọn người nối ngôi của vua Hùng [truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy]

Trên đây là bài viết lý giải về ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng bánh giầy mà Cunghocvui muốn gửi đến bạn học, chúc các bạn học tập tốt

Chủ Đề