Bánh đúc chay bán ở đâu

Các quán bánh đúc nóng ngon ở Hà Nội không thể bỏ lỡ trong mùa đông

Những quán bánh đúc ngon ở Hà Nội siêu hấp dẫn như: bánh đúc nóng Lê Ngọc Hân, Phạm Ngọc Thạch, Gốc Đề, Trung Tự, Minh Khai, Xã Đà, Nguyễn Bỉnh KhiêmTham khảo cách làm bánh đúc nóng hà nội thơm ngon.

  • Top 10 quán nướng ngon ở Hà Nội cho những ngày se lạnh
  • Quán bún mọc ngon ở Hà Nội ăn 1 lần là ghiền

Top 6 quán bánh đúc nóng ngon nức tiếng ở Hà Nội

Bánh đúc nóng Trung Tự

Nằm sâu ở ngõ hẽm khu tập thể C2, Trung Tự, Hà Nội, quán bánh đúc của bà Tuyết Minh là một điểm sáng trong khu ẩm thực Trung Tự. Bánh đúc của bà Minh làm rất đặc biệt, ăn ngày nóng hay lạnh cũng ít bị ngán. Lý do là nước dùng ở đây rất vừa ăn, không nặng nề vị mì chính hay đường mà dậy lên vị ngọt từ xương, thịt. Miếng bột bánh dẻo mịn và rất dai, thơm mùi gạo, khi ăn cùng với nhân thịt băm xào mộc nhĩ, rau mùi, hành khô, bỗng gợi lên hương vị rất riêng biệt.
Bát bánh đúc đầy đặn, giá chỉ 15.000 đồng.
Nằm khuất trong sân chơi khu tập thể nhưng 20 năm qua, quán ăn này vẫn luôn nhộn nhịp khách ra vào. Mở cửa từ lúc 14h mà chỉ đến tầm 18h chiều thì quán đã gần như cháy hàng và đến 19h chủ quán đã thu dọn hàng, chuẩn bị ra về.
Bánh đúc nóng Lê Ngọc Hân
Quán bánh đúc nóng ở Hà Nội lâu năm nhất phải kể đến một quán nằm khuất trong một con ngõ ở đầu phố Lê Ngọc Hân [quận Hai Bà Trưng]. Đường vào quán nhỏ bé, khách vừa tới đã phải gửi lại xe ở đầu ngõ.

Một bát bánh đúc nóng đủ vị thông thường phải có bánh đúc sánh mềm làm từ bột gạo, nhân bánh làm từ thịt xào mộc nhĩ giòn giòn, chan nước xương hầm ngọt dịu, thêm vài cọng rau thơm.
Khác với nhiều nơi, điểm đặc biệt nhất của quán là bát bánh đúc luôn có thêm 3, 4 miếng đậu phụ rán bày lên trên cùng. Đậu chỉ được rán qua trong chảo ngập dầu, vừa đủ phồng vàng là được vớt, khi ăn vẫn giữ được cảm giác mềm mịn bên trong, giòn tan bên ngoài, ngấm nước dùng thơm thơm rất hợp vị.
Nước dùng trong vắt và nhân thịt đậm đà chính là điểm cộng của món bánh đúc nóng tại quán.
Một điểm nữa tạo nên thương hiệu cho quán là thứ nước dùng ngọt dịu vị xương hầm, màu vàng nhẹ nhưng vẫn giữ được độ trong đẹp mắt và thanh mát vừa phải chứ không nổi đầy váng mỡ. Bánh đúc ở đây cũng đặc, khi dùng thìa xúc lên bột bánh dẻo quánh, kéo thành dây chứ không đứt đoạn, loãng như nhiều nơi khác.
Bánh đúc của quán từ bao năm vẫn nguyên mức giá 15.000 đồng/bát dù vật giá leo thang. Giá này rất phải chăng so với các món ăn vặt tương tự của Hà thành. Đây cũng là điều níu chân các thực khách ưu ái gắn bó với món ăn cổ truyền này.
Quán khá đông nên ở đây cũng không có chuyện đếm bát tính tiền hay hóa đơn lại cho từng bàn. Khách ăn xong ra cửa tự giác đọc cho bà chủ số đồ đã gọi để cộng tiền. Khi được hỏi có sợ khách ăn bớt món không, bà chủ cười xòa: Tôi cứ tính thế đấy, ai ăn bao nhiêu thì bảo. Hơn nữa cũng nhiều khách quen nên chắc chẳng ai làm thế.
Bánh đúc nóng Minh Khai
Địa chỉ: Ngõ 296 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Trước đây mình cũng có thời gian trọ ở trong ngõ này nên cũng thường hay ăn đấy ạ! Bánh đúc nóng ở đây là của một bác tuổi trung niên rồi, chỉ là một gánh hàng nhỏ thôi, thường bán vào buổi chiều tầm từ 16h đến 18h hàng ngày nhé! Các bạn phân biệt với ngõ Gốc Đề nha, vì 2 ngõ này cùng nằm trên đường Minh Khai, cùng một bên và cách nhau một đoạn thôi. Bánh đúc ở gánh này bán cũng rất rẻ, thịt băm mộc nhĩ ở đây cho thêm hành tươi chứ không cho hành khô, rau mùi như những quán khác và cũng không có đậu nhưng nước chan đậm đà, vừa phải, bánh dẻo không bị bở.
Giá: 6k/bát. [có lần mình mua 8k về 2 chị em ăn mệt nghỉ luôn.]
Bánh đúc nóng Xã Đàn
Địa chỉ: Số 55 Ngõ Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội.

Bánh đúc ở đây còn có 2 loại nhé: bánh đúc nóng và bánh đúc nộm. Cả 2 món này đều ngon luôn ạ!
Một bát bánh đúc nóng ở đây rất đầy đặn, có đầy đủ cả thịt băm, mộc nhĩ, đậu, rau thơm. Ăn một suất no luôn tới tối cũng được. Quán này cũng có từ khá lâu rồi và cực kỳ đông khách, các bạn không ra sớm thì chỉ còn nước quay đầu xe đi về. Quán mở từ đầu giờ chiều đến khoảng 16h-17h nhé!
Giá: 12k-15k/bát.
Bánh đúc nóng Nguyễn Bỉnh Khiêm
Địa chỉ: Số 35B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Quán này ngoài bánh đúc nóng còn nổi tiếng với các món chè nữa vì vậy nếu ăn chán bánh đúc các bạn có thể quay sang ăn chè để thay đổi khẩu vị cũng được. Quán khá nhỏ và hẹp nhưng vẫn thu hút rất đông khách đến ăn. Bánh đúc được nấu sền sệt, đầy đủ thịt băm các kiểu, nước chan có độ mặn ngọt vừa phải nhưng giá thì hơi đắt, gọi là đắt nhất so với các quán bánh đúc giá bình dân ở trên. Thời gian mở cửa thì đúng 15h30 nhé các bạn, đến sớm là phải đợi đó.
Giá: 25k/bát.
Bánh đúc nóng Gốc Đề
Địa chỉ: Đây chỉ là gánh hàng nho nhỏ bán trong chợ ở ngay ngõ 106 Gốc Đề, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Tuy chỉ là một gánh hàng nhỏ nhưng rất thu hút khác nhé, đặc biệt là các bạn sinh viên đến ăn. Giá bánh đúc nóng ở đây thì siêu rẻ, bánh lại nhiều, đặc, sánh, thịt băm mộc nhĩ được làm cẩn thận nên khá thơm.
Bánh đúc nóng ở đây được bán từ 16h các buổi chiều và thường thì 17h hơn đã hết veo rồi.
Giá chỉ 7k/bát [quá rẻ đúng không ạ!]
Cách làm bánh đúc nóng hà nội đơn giản đúng chuẩn
Cách làm bánh đúc được xem là đặc sản miền bắc. Dù là bánh đúc chay hay mặn thì đều ngon cả. Vị ngọt của nước dừa kết hợp với vị bùi bùi của đậu phộng [lạc] tạo nên nét rất riêng cho món ăn này. Hôm nay nhân lúc rảnh rỗi mình xin giới thiệu đến các bạn cách làm bánh đúc mặn ngon tuyệt cú mèo. Món này làm rất đơn giản, không mất nhiều thời gian, ăn cũng không bị ngán. Nguyên liệu cho cách làm bánh đúc lạc gồm có:
Nguyên liệu cần có cho món ăn này
+ 200g bột gạo
+ 200g thịt heo xay
+ 50g vôi tôi
+ 20g nấm mèo
+ 40ml nước mắm
+ Gia vị: 6g muối, 60g đường, 5ml dầu ăn, 5ml dấm, 15g bột nêm, 1 củ hành tím, 3g tiêu, 2 tép tỏi
Cách bước làm bánh đúc nóng thịt bằm
Bước 1: Bạn cho vôi tôi vào hòa trong nửa lít nước lạnh. Đợi chừng 30 phút cho nước vôi lắng xuống thì gạn lấy khoảng 100ml nước vôi trong trên mặt. Nấm mèo ngâm trong nước lạnh 3 phút cho mềm, cắt bỏ gốc, rửa sạch băm nhỏ. Cho thịt xay vào tô, đập dập 2 tép hành tỏi cùng nấm băm nhỏ vào trộn đều. Thêm 3g muối + 10g đường + 15g bột nêm + 3g tiêu ướp trong 30 phút. Nếu là cách làm bánh đúc chay thì cho nấm rơm hay nấm kim chi đều được.
Bước 2: Đổ 200gr bột gạo + 500ml nước + 100ml nước vôi trong + 3g muối vào khuấy đều. Muốn có màu đẹp mắt bạn có thể làm bánh đúc lá dứa bằng cách xay lá dứa vắt lấy nước khuấy đều. Bánh đúc sẽ có màu xanh nhạt. Để nồi hỗn hợp lên bếp, vặn lừa vừa phải, khuấy cho thật đều đến ki sánh đặc lại thì tắt bếp, giống như cácbạn nấu bột sắn vậy. Muốn bánh đúc có vị béo ngậy thì chúng ta có thể tham khảo cách làm bánh đúc nước dừa. Thay vì đổ 500ml nước lạnh thì bạn đổ 300ml nước lạnh và 200ml nước dừa như vậy hương vị sẽ tăng lên gấp đôi.
Cách làm bánh đúc lạc hay làm bánh đúc nước dừa thì khi bột gần sánh lại chúng ta cho lạc đã rang hoặc dừa bào mỏng vào đảo cho đều rồi tắt bếp. Khi ăn sẽ có vị giòn và ngon hơn nhiều.
Bước 3: Trong khi đợi cho bánh nguội thì bạn để chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi cho hỗn hợp thịt đã ướp vào xào chín. Tiếp theo cách làm nước mắm chấm bánh đúc theo công thức sau: 200ml nước lọc + 40ml nước mắm + 50g đường + 5ml dấm vào nồi nhỏ, sau đó cho lên bếp nấu với lửa vừa, và khuấy đều đến khi đường tan rồi tắt bếp.
Bước 4: Cho bánh đúc ra chén, có thể dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ thêm thịt và rau ngò lên và dùng với nước mắm. Ngoài ra có thể dùng với mắm tôm theo đúng vị miền bắc nhưng chú ý mắm tôm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhé.
Tu khoa:

  • cách làm bánh đúc nóng hà nội
  • bánh đúc nóng phạm ngọc thạch
  • bánh đúc nóng cầu giấy
  • bánh đúc lê ngọc hân bán từ mấy giờ
  • bánh đúc lạc mua ở đâu
  • bánh đúc nóng minh khai
  • bánh đúc nóng phố cổ
  • bánh đúc nóng sài gòn
Đánh giá post
  • TAGS
  • bánh đúc nóng hà nội
  • những quán bánh đúc nóng hà nội
  • quán bánh đúc nóng
  • quán bánh đúc nóng hà nội
  • quán bánh đúc nóng ngon ở hà nội
  • quán ngon
Facebook
Telegram
Viber

Video liên quan

Chủ Đề