Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 10C: Ôn tập 3

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 10B: Ôn tập 2

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 10C: Ôn tập 1

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 9C: Nói lên mong muốn của mình

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 9B: Hãy biết ước mơ

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 9A: Những điều em ước mơ

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 8B: Ước mơ giản dị

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 8A: Bạn sẽ làm gì nếu có phép lạ?

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 7C: Bạn ước mơ điều gì?

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 7B: Thế giới ước mơ

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 7A: Ước mơ của anh chiến sĩ

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 6C: Trung thực - Tự trọng

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 6B: Không nên nói dối

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 5C: Ở hiền gặp lành

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 5B: Đừng vội tin những lời ngọt ngào

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 5A: Làm người trùng thực, dũng cảm

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 4C: Người con hiếu thảo

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 4B: Con người Việt Nam

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 4A: Làm người chính trực

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 3C: Nhân hậu - đoàn kết

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 3B: Cho và nhận

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 3A: Thông cảm và sẻ chia

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 2C: Đáng yêu hay đáng ghét

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt vời

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 2A: Bênh vực kẻ yếu

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 1C: Làm người nhân ái

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 1B: Thương người, người thương

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 1A: Thương người như thể thương thân

I. Dấu hai chấm

Tác dụng của dấu hai chấm:

- Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

VD:

Loan hoảng hốt nói với Hoa:

- Chúng mình muộn giờ thi rồi.

- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

VD:

Trên bàn bày la liệt đủ thứ: Sách, vở, hộp thuốc, giấy tờ, bát, đĩa,…

II. Dấu ngoặc kép

Tác dụng của dấu ngoặc kép:

- Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật

VD:

Hòa nghĩ: “Mình không thể làm mẹ buồn thêm nữa”.

- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.

VD:

Cả lớp ồ lên thích thú, thì ra là Ngọc “danh ca” đã quyết định đứng lên hát một bài.

- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

VD:

Ngọc nói với mẹ: “Con hứa sẽ cố gắng chăm học mẹ ạ”.

III. Dấu gạch ngang

Tác dụng của dấu gạch ngang:

- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

VD:

- Anh đi đâu đấy?

- Anh vừa đi họp về.

- Đánh dấu phần chú thích.

VD:

Lan – hoa khôi của trường là một cô gái vừa đẹp người lại đẹp cả nết.

- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

VD:

Công việc cần làm trong ngày:

- Nấu cơm

- Dọn dẹp nhà cửa

- Đón em

- Hoàn thành bài tập

Gạch dưới bộ phận cần điền dấu ngoặc kép trong các câu sau:

Gạch dưới bộ phận cần điền dấu ngoặc kép trong các câu sau:

Con hãy nối các câu ở bên phải với tác dụng tương ứng ở bên trái:

Điền dấu gạch ngang vào câu sau sao cho hợp lí?

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Dấu hai chấm là một trong những phần kiến thức quan trọng thuộc về dấu câu của phần Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. Hi vọng rằng với bài giảng này, Vietjack sẽ cung cấp cho các em học sinh lớp 4 những kiến thức bổ ích!

Dấu hai chấm được viết là " : ". Dấu hai chấm có rất nhiều tác dụng, các em hãy cùng tham khảo sau đây:

- Tác dụng:

 + Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

- Ví dụ về dấu hai chấm:

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành." Nguyện vọng đó chi phối mọi ý nghĩ và hành động trong suốt cuộc đời của Người.

Trong câu trên, dấu hai chấm cho biết phần sau là lời nói của Bác Hồ [ở đây dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép].

 Tôi thở dài

- Còn đứa bị điểm không, nó tả như thế nào?

- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho có. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: "Sao trò không chịu làm bài"?

- Bài tập minh họa

Bài 1: Trong mỗi trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì?

a. Một chú công an vỗ vai em :

-  Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm !                                

b. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.

Trả lời:

a. Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp nhân vật.

b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Bài 2: Trong mẩu chuyện vui dưới đây, người bán hàng hiểu lầm ý của khách như thế nào ? Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào ?

Chỉ vì quên một dấu câu

Có ông khách nọ đến cửa hàng đặt vòng hoa viếng bạn. ông dặn ngưòi bán hàng ghi lên băng tang : "Kính viếng bác X." Nhưng về đến nhà, nghĩ lại, thấy lời phúng còn đơn giản quá, ông bèn sai con chuyển cho người bán hàng một tin nhắn, lời lẽ như sau : "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Lúc vòng hoa được đem tới đám tang, ông khách mới giật mình. Trên vòng hoa cài một dải băng đen với dòng chữ thật là nắn nót: "Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Trả lời:

Người bán hàng hiểu lầm nên ghi trên băng tang thừa nội dung "nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần đặt dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước: "Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng."

Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Tài liệu ôn tập và bồi dưỡng môn Tiếng Việt khối Tiểu học đầy đủ kiến thức trọng tâm môn Tiếng Việt lớp 3, 4, 5 và bài tập có hướng dẫn chi tiết.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề