Đóng vai nhân vật bé thu kể về lần gặp gỡ với ông sáu

     Cùng tham khảo bài văn mẫu đóng vai Thu kể lại cuộc chia tay trong tác phẩm chiếc lược ngà được CungHocVui tổng hợp và biên soạn dưới đây. Qua đây bạn sẽ hiểu hơn phần nào về nhân vật Thu, diễn biến tâm lý và tình cảm sâu sắc cô bé giành cho cha mình.


Đóng vai Thu kể lại cuộc chia tay trong tác phẩm chiếc lược ngà

Mở bài đóng vai Thu kể lại cuộc chia tay

     Chiếc Lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng là tác phẩm sâu sắc và cảm động về “cuộc nhận cha” đầy cảm xúc của bé Thu. Tác giả đã khắc họa tinh tế và khéo léo những diễn biến trong tâm lý của một cô bé chỉ mới tám tuổi. Nhưng nếu tự đặt mình vào vai bé Thu thì có lẽ người đọc mới cảm nhận hết “cái khó và cái sự tội nghiệp” của một cô bé luôn mong được gặp cha nhưng khi cha về, cô bé lại không nhận ra.

Xem thêm:

Phân tích nhân vật bé Thu 

Cảm nhận về đoạn trích chiếc lược ngà

Phân tích nhân vật ông Sáu

Thân bài đóng vai Thu kể lại cuộc chia tay

     Tôi là Thu, năm nay tôi đã lên tám tuổi, nhưng có một điều đám bạn cùng trang lứa với tôi ai cũng có ba mẹ đầy đủ. Còn tôi từ khi lọt lòng mẹ lại chưa hề một lần biết mặt cha. Mặc dù mẹ và bà ngoại đã dành cho tôi rất nhiều tình thương, nhưng tôi vẫn rất mong ngày cha trở về.

     Hôm ấy, khi tôi đang chơi đùa cùng đám bạn ở bến sông, cũng là lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng gọi của một người đàn ông xa lạ “Thu! Ba đây con”. Lúc ấy trong lòng tôi dâng lên một cảm giác gì đó rất lạ lùng nhưng cũng rất hoảng sợ. Tôi chưa từng gặp ba, cũng không hề biết mặt ba. Thế nên tôi cứ nghĩ người đàn ông có vết sẹo đáng sợ trên mặt đang mạo danh cha mình.

     Ba chỉ về thăm gia đình được ba ngày, nhưng trong những ngày đầu, tôi đã đối xử rất tệ với ba. Vốn dĩ trong máu của tôi đã có tính cách kiên cường, ngang ngạnh của những người dân Nam Bộ. Thế nên, mặc dù không có cách nào chắt nước cơm, tôi nhăn nhó ra mặt đến nỗi sắp khóc, nhưng vẫn không hé răng nửa lời nhờ vả ông ấy giúp đỡ.

     Tôi luôn tỏ vẻ khó chịu mỗi khi ba đến bên vỗ về, ngay cả khi mẹ bảo tôi rằng:” Thu! Gọi ba vô ăn cơm đi con”, tôi cũng khó chịu ra mặt. Tôi vùng vằng và miễn cưỡng gọi ba một cách trống không “vô ăn cơm”. Đến giờ nghĩ lại, tôi vẫn thấy hối hận vì những gì đã đối xử với ba lúc trước.

     Trong bữa cơm, ba luôn dành cho tôi nhưng tôi những gì yêu thương nhất nhưng tôi lại thẳng thừng từ chối nó. Ba gắp vào chén của tôi một cái trứng, nhưng tôi lại hờ hững “hất văng nó ra một bên”. Bị ba đánh, tôi không khóc nhưng trong lòng càng ghét ba thêm. 

Xem thêm:

Phân tích tình cha con trong chiếc lược ngà

Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện chiếc lược ngà

Tôi tỏ ra cứng rắn và ngang bướng hết sức trước mặt ba, đến khi chạy sang nhà ngoại tôi mới khóc sướt mướt ở đó. Cho dù mẹ dỗ dành thế nào tôi vẫn không chịu về nhà gặp ba. Tối ấy, chính những lời nói của ngoại đã giúp tôi thông tỏ những khúc mắc và giải tỏa hiềm khích với ba mấy ngày nay.

     Ngoại giải thích cho tôi nghe vết sẹo của ba là vì bảo vệ Tổ Quốc mà có. Đó là vết sẹo mà đáng lý ra tôi phải cảm thấy tự hào và yêu thương ba nhiều hơn chứ không phải hoảng sợ và tránh né ba. Đêm ấy, khi hiểu ra mọi chuyện, tôi cứ nằm trằn trọc mãi, trong suy nghĩ của tôi lúc này vừa ân hận vì thái độ của mình đối với ba. Thế nhưng tôi vẫn có phần chưa thể chấp nhận được vì đã lâu tôi không hề được gặp và biết mặt ba.

     Cứ thế tôi nằm trằn trọc cả đêm không sao ngủ được, tôi cứ thế nằm trằn trọc, xoay qua xoay lại cho đến sáng. Sáng hôm ấy cũng là ngày mà ba phải lên đường trở về quân ngũ, nếu như tôi không về kịp thì có lẽ một thời gian lâu nữa mới được gặp lại ba. Tôi quyết định nhờ ngoại dẫn về để nhận ba.


Vào vai bé Thu kể lại cuộc chia tay với ba trong tác phẩm chiếc lược ngà

     Hôm đó là ngày mà tôi nhớ mãi, tôi về vừa kịp lúc ba sắp lên đường. Lúc này tôi không kiềm nén được nữa mà vội chạy đến, tôi đã dùng cả thân người bé nhỏ của mình để “quặp chặt lấy cổ ba” mà gọi lên một tiếng “ba”, tôi không muốn để ba đi. 

     Lúc ấy mọi tình thương của tôi dành cho ba dường như đã không còn là mơ ước nữa. Tôi được gặp ba mình bằng xương bằng thịt, tôi hôn ba, hôn cả vết sẹo dài trên gương mặt của ba. Đối với tôi lúc, vết sẹo của ba không còn ghê sợ nữa. Tôi cảm thấy thương ba nhiều hơn, hơn sự vất vả và can đảm của ba.

     Tôi thương ba phải chịu cảnh xa gia đình, hy sinh lên đường bảo vệ Tổ quốc nên mới có vết sẹo này, chắc ba đã đau nhiều lắm. Tôi thấy được niềm hạnh phúc vô bờ hiển hiện trong ánh mắt ba. Nhưng một nỗi lo sợ xen lẫn niềm vui của tôi, tôi rất sợ ba lại đi, tối không muốn xa ba nữa, tôi chỉ mới nhận ra ba ngày hôm nay thôi.

     Tôi đã khóc rất nhiều, biết ba cũng buồn lắm nhưng cố nén cảm xúc để tôi và mẹ yên lòng. Trong lòng tôi dâng lên một sự hối hận và những tiếc nuối khó tả. Tôi muốn nói với ba nhiều chuyện lắm, tôi muốn xin lỗi ba, muốn bù đắp cho ba những ngày qua.

Xem thêm:

Tóm tắt chiếc lược ngà

Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn chiếc lược ngà

     Tôi hối tiếc vì sao ba chỉ được về phép có ba ngày, nhưng hai ngày kia tôi lại khiến ba buồn, còn tôi lại hờ hững chối bỏ đi những yêu thương của ba. Chỉ còn giây phút ngắn ngủi này để tôi nhận ba, thể hiện sự mong nhớ và những tình yêu mà tôi luôn nghĩ sẽ dành cho ba khi ông ấy trở về, nhưng giây phút này thì không đủ.

     Ba hôn tôi và hứa khi Đất nước được giải phóng, ba trở về sẽ mang cho tôi một món quà bất ngờ. Tôi nửa buồn nửa vui, nhưng cũng đành phải để ba đi. Tôi ghét lũ giặc ngoại xâm đã chia cắt Tổ quốc, đồng thời cũng chia cắt luôn gia đình của tôi. Bọn giặc ngoại xâm đã để lại trên dương mặt gầy gò của ba tôi một vết sẹo dài như thế này.

     Sau khi ba đi, tôi luôn chờ ngày được gặp lại. Thế nhưng tôi ngờ, khoảnh khắc ngắn ngủi ấy cũng chính là lần cuối cùng tôi được gặp ba. Ba tôi sẽ không bao giờ quay về nữa, chiến tranh đã cướp mất ba tôi. Món quà mà ba hứa tự tay mang về tặng tôi giờ lại được bạn của ba trao đến tay tôi như một kỷ vật, đó là một chiếc lược ngà.

Kết bài đóng vai Thu kể lại cuộc chia tay

     Phải đặt mình vào vị trí của nhân vật bé Thu thì mới có thể cảm nhận được hết cảm xúc của cô bé trong giờ phút chia tay ba của mình. Cô bé tuy ương bướng, ngang ngạnh nhưng cũng rất đáng thương. Trong ngày chia tay ba, mọi cảm xúc của bé Thu đều biến đổi hoàn toàn so với sự ương bướng trước đây, khiến người đọc không khỏi xót xa và cảm động trước tình thương dành cho ba của cô bé. Đồng thời khiến độc giả cảm thấy phẫn nộ trước bi kịch của một gia đình xảy ra chỉ vì sự chia cắt tàn nhẫn của những cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Xem thêm:

Cảm nhận nhân vật ông Sáu

Dàn ý cảm nhận nhân vật ông Sáu

     Hy vọng rằng, qua bài văn mẫu đóng vai Thu kể lại cuộc chia tay, CungHocVui đã mang đến cho bạn đọc có nhiều tư liệu bổ ích và có được những giờ phút học tập hiệu quả môn Ngữ Văn 9.

*] Bé Thu kể lại chuyện chiếc lược ngà :

Với tôi một đứa trẻ sinh ra trong thời chiến việc cảm nhận tình cảm gia đình khi đầy đủ các thành viên là điều không dễ dàng, tôi chỉ hình dung ra ba của mình qua những tấm hình chụp lúc xưa.

      Má tôi kể khi tôi tròn 1 tuổi ba phải ra chiến trận, vì còn quá nhỏ nên không thể nhớ rõ ba. Suốt những năm tháng còn nhỏ tôi được sự chở che, nuôi dưỡng của má. Ngắm bức hình ba má rồi nghe những câu chuyện kể càng khiến tôi tự hào về ba của mình, một người chiến sĩ anh hùng.

      Năm lên 8 ba tôi được đơn vị cho phép về thăm gia đình, khi nghe tin vui lòng tôi nôn nao, ngày nào cũng trông ngóng trông ba. Từ xa tôi thấy người đàn ông mặc áo lính đang đi về hướng tôi nhưng trên mặt ông ta lại có vết sẹo dài. Ông ta ôm chầm tôi mà nói “ba đây con”, quá bất ngờ tôi vội chạy về phía má nhưng má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó và đối xử rất thân thiết. Người đàn ông đó ở trong nhà và luôn đối xử rất tốt với tôi nhưng ông ta đâu phải ba tôi, ba tôi không có vết sẹo dài trên mặt.

      Có 1 hôm, tôi hất văng cái trứng cá vào mặt ông ta, lại đánh tôi một cái rồi quát: “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”. Bị đánh đau và uất ức tôi chạy khỏi bàn cơm, tôi chạy vội qua ngoại rồi kể lại chuyện ông ta đánh tôi, bà cười và kể lại cho tôi nghe về thời gian khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh đã làm chia ly hạnh phúc nhiều gia đình, trong đó có nhà tôi. Tại chúng mà khuôn mặt của ba tôi có vết sẹo như vậy. Giờ đây tôi hiểu vì sao ba lại không giống như trong hình, trong lòng dâng lên sự hối hận vì đã đối xử không phải với ông.

      Hôm sau tôi theo ngoại về nhà, nhưng nhìn ba chuẩn bị xong đồ đạc chuẩn bị rời đi, tôi như bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ, cảm giác như bị ba giận, nhưng không, ông nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng cất lên: “Thôi, ba đi nghe con!” Trong khoảnh khắc ấy, tôi thốt lên 1 tiếng: “Ba!” Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình, cảm giác như thời gian ngừng lại, ai nấy dễ ngỡ ngàng, tôi chạy đến ôm ấp ba tôi không muốn rời, nhưng vì nhiệm vụ ba lại phải lên đường ra chiến trường.

      Trước khi đi, ba hứa sau khi về sẽ làm cho tôi chiếc lược, tôi quệt nước mắt đồng ý và chào tạm biệt. Chiến tranh sinh ly tử biệt đâu ai biết rằng đó cũng là lần cuối tôi gặp ba. Trong một lần chiến đấu, ba bị bắn trọng thương và hi sinh. Bác Ba đồng đội của ba đã trao cho tôi kỉ vật chiếc lược ngà trên có khắc dòng chữ: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những dòng chữ yêu thương mà ba đã khắc lại gửi đến người con gái yêu quý, lòng tôi đau đớn và bật khóc thành tiếng…

[Chúc bạn học tốt. Mong bạn hãy vote mk 5 sao + cảm ơn và cho mk câu trả lời hay nhất bạn nha]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề