Nhận xét tính cách của nhân vật Cào Cào

1. Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua.

Đáp án chi tiết:

Truyện đáng nhớ mà em từng trải qua: 

  Đó là một lần vì bị điểm kém nhưng sợ bố mẹ biết em đã nói dối và giấu bài kiểm tra đi. Khi mẹ tìm thấy bài kiểm tra em đã vứt đi đó, mẹ rất buồn và nhẹ nhàng nhắc nhở về tính trung thực trong cuộc sống. Điều đó đã khiến em ân hận và em tự hứa sẽ không bao giờ nói dối, luôn trung thực và không để mẹ phải buồn.

2. Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc lướt qua văn bản, em đoán xem “bài học đường đời đầu tiên” được nhân vật kể lại sau đây là bài học gì?

Đáp án chi tiết:

Theo em bài học đường đời đầu tiên sẽ được nhân vật kể sẽ là những vấp ngã đầu tiên khi bước ra cuộc sống, là bài học khiến nhân vật nhận ra được sự sai lầm của bản thân và khiến từ đó thay đổi chính mình.

1. Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?

Đáp án chi tiết:

Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi” là lời của chính nhân vật Dế Mèn. 

=> Điều này giúp em hiểu rằng Dế Mèn là một nhân vật có tính cách tự tin về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình.

2. Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, em biết thêm điều gì ở đặc điểm nhân vật?

Đáp án chi tiết:

Nhân vật có đặc điểm: Kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

3. Những từ ngữ “hung hăng”, “hống hách”, “ngu dại”, “ân hận” cho thấy nhân vật “tôi” có thái độ và đánh giá như thế nào về trải nghiệm sắp kể ra dưới đây?

Đáp án chi tiết:

Những từ ngữ trên cho thấy nhân vật có thái độ ân hận, hối lỗi và tự đánh giá đó là sự ngu ngốc, dại dột về những sự việc mình đã trải qua.

4. Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật “tôi”?

Đáp án chi tiết:

Việc Dế Choắt muốn đào cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt tự được ý thức được sức khoẻ của bản thân và nghĩ rằng Dế Mèn là người hàng xóm tốt bụng, có thể chia sẻ và giúp đỡ được mình khi hoạn nạn.

5. Cụm từ “đứa ích kỉ” thể hiện sự nhận thức của ai? Tự nhận thức về điều gì?

Đáp án chi tiết:

“Đứa ích kỉ” là sự tự nhận thực của Dế Mèn. 

Chú tự nhận thức được sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích và thoả mãn được thú vui của bản thân mà không nghĩ đến hậu quả việc mình đã gây ra.

1. Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là trước hay sau cái chết của Dế Choắt? Dựa vào chi tiết nào mà em cho là như vậy?

Đáp án chi tiết:

Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là sau cái chết của Dế Choắt  thể hiện qua chi tiết “Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

2. Dựa vào gợi ý trong bảng dưới đây, em hãy tìm một vài câu thể hiện lời kể của Dế mèn [lời kể xưng “tôi”] và lời đối thoại của Dế Mèn với nhân vật khác

Đáp án chi tiết:

Lời kể của Dế mèn Lời đối thoại của Dế Mèn

– Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

– Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng thôi. Còn Dế Choắt than thở thế nào, tôi không để tai. Hồi ấy, tôi có tính tự đắc, cứ miệng mình nói tai mình nghe chứ không biết ai nghe, thậm chí cũng chẳng để ý có ai nghe mình không.

– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

– Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ, chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

– Chú mình có muốn cùng tớ đùa vui không?

[Lời của Dế Mèn với Dế Choắt]

3. Tìm những chi tiết thể hiện ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và tâm trạng của nhân vật Dế Mèn. Trên cơ sở đó, nhận xét về tính cách của Dế Mèn.

Đáp án chi tiết:

Những chi tiết thể hiện ngoại hình, hành động, ngôn ngữ và tâm trạng của nhân vật Dế Mèn:

  • Thể hiện ngoại hình DM: Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt, cánh dài, răng đen nhánh, râu dài uốn cong, hùng dũng
  • Thể hiện hành động của Dế Mèn:tôi co cẳng lên, đạm phanh phách vào các ngọn cỏ; Tôi đi đứng oai vệ; Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ; thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.
  • Thể hiện ngôn ngữ của Dế Mèn:gọi Dế Choắt là “chú mày” với giọng điệu khinh khỉnh..
  • Thể hiện tâm trạng của Dế Mèn:tôi lấy làm hãnh hiện với bà con về cặp râu ấy lắm, Tôi tợn lắm, tôi cho là tôi giỏi; thoát nạn rồi mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

=> Qua những chi tiết trên cho ta thấy Dế Mèn là một chàng thanh niên trẻ trung, yêu đời, tự tin nhưng vì tự ý thức được vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình, Dế Mèn đã kieu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

4. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau sự việc xảy ra với Dế Choắt là gì? Theo em, việc tác giả để cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất có tác dụng thế nào trong việc thể hiện bài học ấy?

Đáp án chi tiết:

Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra sau cái chết của Dế Choắt: Thói ngông cuồng của mình, trêu đùa, khinh thường người khác, thoả mãn niềm vui cho mình đã gây ra hậu quả khôn lường, phải ân hận suốt đời.

Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình khi trải qua.

5. Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt khiến Dế Mèn thay đổi cách nhìn về bản thân và về người khác không? Vì sao?

Đáp án chi tiết:

Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt với Dế Mèn.

Bởi vì qua đó chú đã nhận thức được những sai lầm của bản thân đó là tính kiêu căng, tự phụ. Với mọi người, Dế Mèn đã nhận thức được sự ích kỉ, coi thường người khác.

6. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại?

Đáp án chi tiết:

  • Đặc điểm truyện đồng thoại:
    • Nhân vật là các loài vật đã được nhân hoá: trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có các nhân vật là Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, chị Cào Cào.
  • Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của loài vật:
    • Ngoại hình của Dế Mèn được miêu tả bằng những chi tiết đặc trưng cho loài dế: râu, đôi càng, đôi cánh, đầu, cái răng đen.
    • Hành động của Dế Mèn như đạp phanh phách lên ngọn cỏ, đào hang… 

=> Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm của con người được thể hiện ở tính cách của Dế Mèn như tự tin, trẻ trung, yêu đời nhưng cũng vô cùng xốc nổi, kiêu căng, coi thường người khác.

7. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, em hiểu thêm điều gì về lỗi lầm của những người ở tuổi mới lớn và về thái độ cần có trước những lỗi lầm có thể mắc phải trong cuộc sống?

Đáp án chi tiết:

Qua truyện của Dế Mèn khiến em hiểu vì Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền lành nên đã lầm tưởng sự ngông cuồng là tài ba của mình, có thái độ kiêu căng, tự phụ, xốc nổi. Đây cũng là những lỗi lầm dễ mắc phải ở những người tuổi mới lớn. 

Thái độ cần có trước những lỗi lầm: chúng ta phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải, phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu xót của mình.

Các câu hỏi tương tự

Đọc kĩ lại đoạn văn từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”, sau đó:

a] Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn.

Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn đầu của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

b]Nhận xét về mỗi nhân vật trong các nhân vật trong các tác phẩm truyện đã đọc và điền vào bảng :

Nhân vật Nhận xét
Dế Mèn
Dương Hương Thư
Thầy Ha-men
Kiều Phương

I. Nhận xét

1. Ghi tên các nhân vật trong những truyện em mới học vào nhóm thích hợp.

a] Nhân vật là người.

b] Nhân vật là vật [con vật, đồ vật, cây cối,...].

Gợi ý:

Con nhớ lại trong hai câu chuyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và Sự tích hồ Ba Bể.

Trả lời:

Truyện

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Sự tích hồ Ba Bể

Nhân vật là người

- Hai mẹ con bà góa

- Bà lão ăn xin

- Những người dự lễ hội

Nhân vật là vật [con vật, đồ vật, cây cối,…]

- Dế Mèn

- Nhà Trò

- Bọ Nhện

2. Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật:

a] Dế Mèn [trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu].

b] Mẹ con bà nông dân [trong truyện Sự tích hồ Ba Bể].

Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy ?

Gợi ý:

Con đọc lại truyện, chú ý các hành động và lời nói của các nhân vật rồi trả lời.

Trả lời:

Nêu nhận xét về tính cách của các nhân vật

a] Trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:

Dế Mèn: Khảng khái, thương người, dũng cảm. Căn cứ: Lời nói và hành động khi giúp đỡ Nhà Trò...

b] Trong Sự tích hồ Ba Bể:

Mẹ con bà góa: Tốt bụng. Căn cứ vào hành động nhân vật: mẹ con bà góa cho bà lão ăn xin ăn nghỉ trong nhà, hỏi cách giúp người bị nạn, chèo thuyền cứu giúp người bị nạn lụt.

II. Luyện tập

1. Nhân vật trong câu chuyên sau đây là những ai ? Em có đồng ý với nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không ? Vì sao bà có nhận nhận xét như vậy ?

Ba anh em

Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.

Ăn com xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủi xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.

Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói :

- Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau.

Ni-ki-ta thắc mắc :

- Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như những giọt nước cơ mà ?

Bà mỉm cười :

- Bà nói về tính nết các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả nhũng con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ?

Theo GIÉT-XTÉP

GÙ : [tiếng chim] kêu trầm và nhẹ.

Gợi ý:

a. Em đọc kĩ xem có những nhân vật nào xuất hiện.

b. Em xem lại hành động của từng nhân vật sau khi ăn cơm xong rồi rút ra nhận xét:

- Ni-ki-ta: chạy vội ra ngõ, hoà vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa.

- Gô-sa: Nhân lúc bà không chú ý, nhanh tay phủi những mảnh vụn bánh mì trên bàn rơi xuống đất.

- Chi-ôm-ca: Giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh mì vụn đem cho chim bồ câu.

c. Em suy nghĩ rồi trả lời.

Trả lời:

Nhân vật trong truyện là ba anh em Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca.

Bà nhận xét về tính cách của từng đứa cháu:

- Ni-ki-ta ích ki, chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình.

- Gô-sa láu cá.

- Chi-ôm-ca nhân hậu, chăm chỉ.

Bà nhận xét rất chính xác vì đã quan sát cử chỉ, hành động của từng cháu:

- Ni-ki-ta ăn xong là chạy tót đi chơi.

- Gô-sa lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất.

- Chi-ôm-ca giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim bồ câu.

2. Cho tình huống sau : Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc.

Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau đây:

a] Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác.

b] Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác.

Gợi ý:

 Học sinh hình dung sự việc đã cho và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng:

- Bạn nhỏ phạm lỗi biết quan tâm đến người khác sẽ chạy lại, đỡ em bé dậy, phủi sạch bụi và vết dơ trên quần áo rồi xin lỗi và dỗ dành em bé...

- Bạn nhỏ phạm lỗi không biết quan tâm đến người khác sẽ bỏ mặc em bé khóc, tiếp tục chạy nhảy, nô đùa... như không có chuyện gì xảy ra. Câu chuyện theo hướng đầu nhằm nêu gương tốt còn câu chuyện theo hướng sau nhằm phê phán để người khác không nên làm như thế.

Trả lời:

a] Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác:

Hôm qua, trong giờ ra chơi, Tiến cùng các bạn chơi trò chơi đuổi bắt. Đang chạy, Tiến lỡ đụng một em bé lớp một té ngã xuống sân. Em bé bật khóc nức nở. Tiến cũng loạng choạng nhưng rồi Tiến chạy ngay đến bên em bé và nhẹ nhàng đỡ em bé ngồi dậy, phủi đất cát trên người em. Tiến nói: “Em đừng khóc nữa, anh xin lỗi em nha!”. Em bé từ từ nín khóc. Tiến vội đưa bé vào bóng mát và chuyện trò với bé.

b] Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác:

Hôm qua, lúc đầu giờ, Toàn cùng các bạn chơi trò “bịt mắt bắt dê”. Đang chạy, Toàn lỡ đụng ngã một em bé lớp một đứng gần đấy té lăn ra sân. Chắc đau nên em khóc òa lên. Thế mà Toàn còn đứng nhìn và quát tháo em bé! 

Thấy vậy, em lại gần đỡ em bé dậy và dỗ em bé nín khóc. Em đưa em bé đó vào phòng y tế để các cô rửa vết xước ở chân cho em ấy.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề