Lực lượng lãnh đạo cách mạng

Thực tiễn lịch sử nước ta đã chứng minh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội luôn là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam... Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam và khẳng định mạnh mẽ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 4 theo hướng quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Trong hơn tám mươi năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, nhân dân ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại.

Nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng gian khổ, thử thách và hy sinh to lớn, Đảng ta ngày càng trưởng thành, uy tín và ảnh hưởng của Đảng ngày càng được nâng cao trong xã hội, trong niềm tự hào của cả dân tộc.

Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc và chính quyền về tay nhân dân, đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được khẳng định không chỉ qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, mà còn được khẳng định ở tính đúng đắn trong việc tiếp thu, vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện lịch sử của dân tộc.

Đảng sống trong lòng dân tộc, là niềm tin, lẽ sống của nhân dân Việt Nam, đại diện trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam.

Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được hiến định tại Điều 4 Hiến pháp năm 1992: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Thông qua việc ghi nhận và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp năm 1992, uy tín của Đảng được nâng cao không chỉ với nhân dân trong nước mà cả đối với bạn bè quốc tế, không chỉ với các đảng cộng sản anh em, mà cả với các chính đảng khác của các nước trên thế giới. Đó là sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận, xuyên tạc, bác bỏ.

Thế mà các thế lực thù địch, phản động vẫn cố tình xuyên tạc trắng trợn chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử”[?!], “không còn đủ khả năng để độc quyền lãnh đạo đất nước”[?!] để phủ nhận vị trí, vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ra sức tuyên truyền, kích động, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang; đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 1992, xây dựng bộ máy nhà nước theo học thuyết tư sản “tam quyền phân lập”...

Thực chất của đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là xuyên tạc, phủ nhận,   xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động và bọn cơ hội chính trị đã thể hiện rõ, chúng không vì lợi ích của dân tộc Việt Nam, không đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam, mà nhằm mục đích phá hoại sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Vì vậy, tại Điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chúng tôi đề nghị giữ nguyên quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Việc ghi nhận này là sự thể chế hóa quan điểm của Đảng về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, là sự kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực tiễn lịch sử nước ta đã chứng minh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội luôn là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; đồng thời cũng chứng minh Hiến pháp và pháp luật là công cụ sắc bén thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội.

Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam và khẳng định mạnh mẽ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 4 theo hướng quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam thực hiện dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tương lai, vận mệnh đất nước, dân tộc Việt Nam phải có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; dân tộc Việt Nam tự quyết định vận mệnh của mình mà không cần sự can thiệp của bất cứ thế lực nào.

Chỉ có như vậy, mới cho phép chúng ta không hổ thẹn với lớp lớp thế hệ cha anh đã anh dũng hy sinh bao xương máu, công sức cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước, giúp chúng ta có đủ niềm tin, nghị lực và trí tuệ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội

N.M.X.

[QK7 Online] - “Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo, thì nông dân mới được giải phóng. Cũng chỉ có thắt chặt liên minh với nông dân thì giai cấp công nhân mới lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi”. Trích trong Báo cáo tình hình và nhiệm vụ tại Hội nghị lần thứ III của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, tháng 4 năm 1952 do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định giai cấp công nhân là giai cấp tiến bộ nhất, cách mạng nhất, là hạt nhân của khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức; bởi họ là giai cấp kiên quyết, triệt để, có tổ chức, có kỷ luật, đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Do đó, khi phân tích đặc điểm của các giai cấp trong xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định chỉ có giai cấp công nhân mới gánh vác được sứ mệnh lãnh đạo toàn dân đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc để xây dựng một xã hội mới. Để hoàn thành được sứ mệnh vẻ vang đó, giai cấp công nhân phải có chính Đảng cách mạng với chủ nghĩa Mác-Lênin làm nòng cốt. Giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là đồng minh chắc chắn nhất của giai cấp công nhân và là đội quân chủ lực của cách mạng. Tuy vậy, họ không thể là lực lượng lãnh đạo cách mạng vì họ không gắn liền với một phương thức sản xuất mới và không có hệ tư tưởng độc lập, họ cũng không có khả năng tự xây dựng một chế độ xã hội mới. Đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng giai cấp và các tầng lớp trong xã hội Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, phát triển những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và thành công trong việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam - một nước thuộc địa, nửa phong kiến với việc bổ sung phong trào yêu nước cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân. Người đã nhận rõ sức mạnh to lớn từ phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, mà lực lượng đông đảo, nòng cốt là giai cấp nông dân. Trong tình hình mới, Đảng ta khẳng định rõ: Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân từ nhân dân mà ra, mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Tuy thành phần xuất thân, thành phần giai cấp của cán bộ, chiến sĩ trong quân đội đa dạng, song cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp trong toàn quân đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác giáo dục, xây dựng bản chất giai cấp công nhân, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị, thực hiện toàn quân một ý chí; xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt quân dân, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững mạnh.

Báo Quân khu 7

"Tất cả những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động mà sống, là công nhân. Bất kỳ họ lao động trong công nghệ hay là trong nông nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì, cũng đều thuộc về giai cấp công nhân.

Chủ chốt của giai cấp ấy, là những công nhân ở các xí nghiệp như: Nhà máy, hầm mỏ, xe lửa, v.v.. Những công nhân thủ công nghệ, những người làm thuê ở các cửa hàng, những cố nông, v.v.., cũng thuộc về giai cấp công nhân. Nhưng chỉ công nhân công nghệ là hoàn toàn đại biểu cho cái đặc tính của giai cấp công nhân.

Bác Hồ với cán bộ, công nhân Xưởng Cơ khí, Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, tháng 1 - 1964. Ảnh: Tư liệu

Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: Kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiền tiến nhất trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là Chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các tầng lớp khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo.

Có người nói: Giai cấp công nhân Việt Nam số người còn ít, không lãnh đạo được cách mạng.

Nói vậy không đúng. Lãnh đạo được hay là không, là do đặc tính cách mạng, chứ không phải do số người nhiều ít của giai cấp. Giai cấp công nhân có Chủ nghĩa Mác-Lênin. Trên nền tảng đấu tranh, họ xây dựng nên Đảng theo Chủ nghĩa Mác-Lênin là Đảng Lao động Việt Nam. Đảng đề ra chủ trương, đường lối, khẩu hiệu cách mạng, lôi cuốn giai cấp nông dân và tiểu tư sản vào đấu tranh, bồi dưỡng họ thành những phần tử tiên tiến. Lại có những phần tử trí thức tham gia cách mạng và vô sản hóa. Thành thử đội ngũ chính trị của giai cấp công nhân ngày càng phát triển. Mai sau, công nghệ của ta ngày càng phát triển, thì số công nhân ngày càng tăng thêm.

Tuy hiện nay ở nước ta giai cấp công nhân còn nhỏ, song ở thế giới thì giai cấp công nhân rất to lớn. Cho nên quyền lãnh đạo cách mạng chỉ do giai cấp công nhân nắm".

HỒ CHÍ MINH

Video liên quan

Chủ Đề